Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Con cò

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Con cò được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài thơ Con cò

a/ Tác giả

- Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan.

- Quê ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, nhưng lớn lên ở Bình Định.

- Cuộc đời

+ Trước Cách mạng tháng Tám, 1945, Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập “Điêu tàn” (1937).

+ Với hơn 50 năm sáng tác, có nhiều tìm tòi ở những tập thơ gây được tiếng vang trong công chúng, Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.

+ Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

b/ Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962.

- In trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão” (1967) của Chế Lan Viên.

c/ Bố cục

Bài thơ được chia làm 3 phần

- Phần 1: Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu.

- Phần 2: Đoạn 2: Hình ảnh con cò và lời ru của mẹ trên mỗi chặng đường đời của con người.

- Phần 3: Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm, triết lí về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.

2/ Đọc - hiểu văn bản Con cò

a/ Hình ảnh con cò qua những lời ru của mẹ thời thơ ấu

- Trong lời hát ru của mẹ hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả giới thiệu cách tự nhiên, hợp lý qua lời ru. Lời ru ấy dần thấm vào tâm hồn con như bắt đầu từ vô thức, bản năng.

Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ

Con cò Đồng Đăng…

Con cò ăn đêm,

Con cò xa tổ,

Cò gặp cành mềm,

Cò sợ xáo măng…

- Hình ảnh con cò trong ca dao đã gợi lại ít nhiều sự phong phú về ý nghĩa hình ảnh con cò đó là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ, trong cuộc sống vất vả, nhọc nhằn.

- Cánh cò vừa gợi lên cuộc sống yên ả thanh bình "bay lả bay la" lại vừa gợi cuộc sống nhọc nhằn, bất trắc trong cuộc mưa sinh "Con cò mà đi ăn đêm, Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao".

- Có hai biểu tượng trong câu hát ru: "Ngủ yên..." đó là con cò yếu đuối và đứa con bé bỏng, lời mẹ ru con cò hòa lẫn lời ru con. Lòng mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé, đáng thương, đáng được che chở.

⇒ Lời ru vỗ về và giữ yên giấc ngủ trẻ thơ, hình ảnh con cò qua lời ru đã đến với tâm hồn tuổi thơ. Đứa trẻ qua âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru đón nhận bằng trực giác, vô thức tình yêu và sự che chở của mẹ. Đoạn thơ khép lại bằng hình ảnh thanh bình của cuộc sống: "Ngủ yên, ngủ yên,...)

b/ Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ trên chặng đường đời mỗi con người

- Hình ảnh con cò từ trong lời ru của mẹ đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi, thân thiết và sẽ theo con người trong suốt cuộc đời, trên mỗi chặng đường.

- Biểu tượng cánh cò bầu bạn

"Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi

Cánh cò trắng bay theo gót đôi chân"

→ Đó là những hình ảnh đẹp được xây dựng bằng trí tưởng tượng, gợi cuộc sống ấm áp, tươi sáng của tuổi thơ, được che chở, nâng niu, dìu dắt của mẹ từ khi được nằm trong nôi cho đến tuổi tới trường. Cánh cò trở thành người bạn đồng hành trên suốt đường đời cho đến lúc trưởng thành.

- Lúc trường thành

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ,

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn...

- Cánh cò và tuổi thơ, cánh cò và tình mẹ, cánh cò và cuộc đời, con người có sự hòa quyện, khó phân biệt, gắn với cuộc đời con người trên mỗi bước đường lớn khôn, trưởng thành.

→ Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng của lòng mẹ, dìu dắt, nâng đỡ con suốt cuộc đời.

c/ Suy ngẫm và triết lý về lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người

- Đoạn thơ cho thấy hình ảnh con cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng người mẹ, lúc nào cũng ở bên con đến suốt đời.

"Dù ở gần con...Cò mãi yêu con".

→ Lời ru chứa đựng cả lòng nhân ái, bao dung rộng lớn của cuộc đời với mỗi số phận. Những câu cuối trở lại với âm hưởng lời ru, lời thơ thấm đượm triết lý trữ tình, trong cánh cò kia chứa đựng cả nhưng nông sâu của cuộc đời.

* Tổng kết

Nội dung: Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát ru, bài thơ Con cò của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với đời sống của con người.

Nghệ thuật

- Về thể thơ: Sử dụng thể thơ tự do, thể hiện tình cảm, cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thường được bắt đầu từ những câu thơ ngắn, cấu trúc giống nhau gợi âm hưởng lời ru mang giọng suy ngẫm, triết lý.

- Về sáng tạo hình ảnh: Sáng tạo vận dụng hình ảnh con cò trong ca dao sử dụng nhiều liên tưởng, tưởng tượng.

3/ Bài tập minh họa bài Con cò

Đề bài: Phân tích hình ảnh Con cò của Chế Lan Viên.

1/ Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Chế Lan Viên và tác phẩm Con cò.

- Nội dung chính của bài thơ ca ngợi tình mẹ bao la và ý nghĩa to lớn của lời ru đối với cuộc sống con người.

2/ Thân bài

- Hình ảnh con cò đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của mẹ:

+ Hình ảnh con cò trong ca dao được sáng tác giải lấy làm hình tượng chủ đạo trong bài thơ với ý nghĩa biểu trưng cho tình mẹ.

+ Trong lời ru của mẹ có cánh cò, cánh vạc quen thuộc tự thuở xưa, theo con vào giấc ngủ say nồng.

+ Hình ảnh tưởng phản: con cò xưa nhọc nhằn lam lũ ''cò một mình cò phải kiếm ăn''. Con được mẹ nuôi dưỡng, yêu thương nên con sống đầy đủ, hạnh phúc ''sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân''. Phản ánh cuộc sống tốt đẹp mà con đang được hưởng.

- Cánh cò trong lời ru sẽ theo con suốt cả cuộc đời:

+ Cánh cò trở thành người bạn thân thiết của con từ thuở nằm nôi cho đến tuổi con tung tăng đi học: ''cò đứng ở quanh nôi, rồi cò vào trong tổ...Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi''.

+ Con đi học, cò theo con đến lớp: ''mai khôn lớn, con theo cò đi học, cánh trắng cò bay theo gót đôi chân''.

+ Con trưởng thành, cò vẫn là bầu bạn: ''lớn lên...Con làm gì? con làm thi sĩ! cánh trắng cò bay hoài không nghỉ, trước hiên nhà, và trong hơi mát câu văn''.

- Tình mẹ bao la và ý nghĩa lời ru của mẹ đối với mỗi con người:

+ Nhà thơ rút ra một quy luật về tình mẫu tử thiêng liêng: ''Dù ở gần con, dù ở xa con, lên rừng xuống bể, cò sẽ tìm con, cò mãi yêu con con dù lớn vẫn là con của mẹ, đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con".

+ Lời ru ngọt ngào thấm thía cùng dòng sữa ngọt lành của mẹ nuôi lớn thể xác và tâm hồn của mỗi đứa con.

+ Tình mẹ con là tình cảm thiêng liêng nhất của con người.

3/ Kết bài

- Bài thơ con cò thể hiện sự vận dụng ca dao một cách sáng tạo và độc đáo của Chế Lan Viên.

- Hình tượng con cò trong bài thơ hàm chứa những ý nghĩa mới mẻ, hàm súc và có khả năng gợi cảm rất cao.

- Bài thơ là lời ngợi ca tình mẹ yêu thương con. Những lời ru của mẹ có vai trò tạo dựng nhân cách, bồi đắp tâm hồn của mỗi chúng ta.

---------------------------------------

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Với nội dung bài Con cò các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo, tình thương của mẹ dành cho con được thể hiện qua bài thơ Con cò...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Con cò nhằm giúp các bạn tham khảo. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 9

    Xem thêm