Trình bày suy nghĩ của em về lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay

Văn mẫu lớp 9: Trình bày suy nghĩ của em về lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

I. Dàn ý Nghị luận xã hội về lối sống vô ơn bạc nghĩa

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Giải thích

Vô ơn: quên đi những ơn nghĩa, những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình, đã giúp đỡ mình.

Bạc nghĩa: phụ tình cảm, niềm hi vọng, tin tưởng mà người khác dành cho mình.

→ Vô ơn bạc nghĩa chỉ những người có lối sống vô cảm, phụ bạc người đã yêu thương, trân trọng và giúp đỡ mình, thậm chí còn gây tổn thương, tổn hại đến họ.

b. Phân tích

Người vô ơn bạc nghĩa là những người coi thường, không biết trân trọng những giá trị tốt đẹp mà người khác giúp đỡ mình. Họ cho rằng đó là những điều họ phải được nhận, thờ ơ, dửng dưng đến cảm xúc của người khác.

Vô ơn bội nghĩa sẽ khiến cho con người trở nên ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm, nhỏ nhen, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, vì lợi ích của mình mà sẵn sàng làm tổn thương những người xung quanh.

Nếu một xã hội con người ai cũng sống với sự ích kỉ, nhỏ nhen, vô ơn bội nghĩa thì xã hội ấy sẽ sớm suy thoái đạo đức, con người dẫm đạp lên nhau để sống, để tranh giành quyền lợi về mình.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người vô ơn bạc nghĩa, được người khác giúp đỡ nhưng lại phụ bạc và lãnh hậu quả để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có những người sống tình cảm, sống với lòng biết ơn chân thành; biết phấn đấu vươn lên để giúp đỡ, đền ơn đáp nghĩa người khác. Cũng có những người biết sống cống hiến, biết yêu thương con người,… Những người này thật đán trân trọng, ngợi ca.

e. Liên hệ bản thân

Người học sinh chúng ta hiện đang trong quá trình rèn luyện và hoàn thiện bản thân, cần biết phân biệt phải trái, đúng sai, sống biết ơn người khác, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực để giúp cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay.

II. Văn mẫu Nghị luận về lối sống vô ơn bạc nghĩa

Nghị luận về lối sống vô ơn bạc nghĩa - Mẫu 1

“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, “Uống nước nhớ nguồn” là những phương châm sống đáng quý. Tuy nhiên, phải chăng điều này đang trở nên xa xỉ trong xã hội ngày nay? Không ít người dù được sống trong hòa bình, yêu thương nhưng lại lựa chọn lối sống vô ơn bạc nghĩa. Vô ơn bạc nghĩa có nghĩa là vô cảm, phản bội lại những người đã giúp đỡ mình, thậm chí còn gây tổn thương đến người khác. Người xưa thường nói “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”. Vô ơn bao giờ cũng đi liền với dối trá, gian xảo. Người bội tín bao giờ cũng là kẻ không biết suy nghĩ, không khôn ngoan. Dù tài năng đến đâu, họ cũng không được trọng dụng. Bên cạnh đó, lối sống vô ơn còn khiến con người trở nên xa cách nhau. Những người đã tốt sẽ trở nên buồn bã, thất vọng vì tấm lòng đã bị lợi dụng. Về lâu dài, con người không thể tin tưởng nhau và xã hội sẽ sụp đổ bởi sự ngờ vực. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có những người sống tình cảm, biết phấn đấu vươn lên để đền ơn đáp nghĩa người. Hãy nhớ rằng “Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Trung thực, dũng cảm và thương yêu mới là cách gắn kết con người. Vì một thế giới tốt đẹp hơn, hãy chung tay loại bỏ lối sống vô ơn bạc nghĩa.

Nghị luận về lối sống vô ơn bạc nghĩa - Mẫu 2

Một trong những thái độ sống bị phê phán nhiều hiện nay đó là tính cách: Ăn cháo đá bát – Qua cầu rút ván – Được cá quên nơm…Do tính tự cao trong mỗi con người, nhất là khi mình có một năng lực hay quyền lực nào đó thì sẽ cho là mình có thể làm mọi thứ, không cần sự giúp đỡ của ai hay thậm chí còn cho rằng đó là sự khôn ngoan biết lợi dụng kẻ khác của mình. Sự vô ơn bắt nguồn từ bé khi còn ở trong gia đình. Trong nhà thì con cái có thể suy nghĩ là việc mua sắm trang bị các tiện nghi vật chất của bố mẹ dành cho mình là một điều dĩ nhiên phải có, đâu cần có lời cảm ơn! Sau đó là những đòi hỏi của cá nhân với cộng đồng chung quanh mình. Đừng đòi hỏi đất nước đã làm gì cho mình, mà hãy tự hỏi mình đã đóng góp gì cho đất nước. Câu nói nổi tiếng của tổng thống Hoa Kì John F. Kennedy cho thấy con người phải sống với sự biết ơn mới có thể giúp cho xã hội phát triển. Những người vô ơn giống như kẻ sống trên hoang đảo. Đó là một người cô đơn, một người tự xây bức tường thành cao và kiên cố vây quanh mình, vô cảm trước bất cứ mối tương quan nào. Ngoài ra, họ cũng lạ lẫm với chính mình nữa, vì họ đã từ chối sự biết ơn đến người khác. Thể hiện lòng biết ơn là tạo cho ta cơ hội thiết lập được mối quan hệ lâu bền với những người xung quanh. Chính những mối quan hệ đó sẽ giúp cho cuộc đời của chúng ta tốt đẹp hơn.

Nghị luận về lối sống vô ơn bạc nghĩa - Mẫu 3

Con người chúng ta trong giai đoạn trưởng thành luôn được dạy rằng phải biết sống và rèn luyện bản thân để trở thành một công dân tốt, cống hiến cho xã hội những giá trị cao đẹp. Tuy nhiên, một trực trạng đáng buồn đó là hiện nay vẫn còn có nhiều người có lối sống vô ơn bạc nghĩa. Vô ơn là việc chúng ta quên đi những ơn nghĩa, những điều tốt đẹp mà người khác đã làm cho mình, đã giúp đỡ mình. Còn bạc nghĩa là phụ tình cảm, niềm hi vọng, tin tưởng mà người khác dành cho mình. Vô ơn bạc nghĩa dùng để chỉ những người có lối sống vô cảm, phụ bạc người đã yêu thương, trân trọng và giúp đỡ mình, thậm chí còn gây tổn thương, tổn hại đến họ. Người vô ơn bạc nghĩa là những người coi thường, không biết trân trọng những giá trị tốt đẹp mà người khác giúp đỡ mình. Họ cho rằng đó là những điều họ phải được nhận, thờ ơ, dửng dưng đến cảm xúc của người khác. Vô ơn bội nghĩa sẽ khiến cho con người trở nên ích kỉ, lạnh lùng, vô cảm, nhỏ nhen, chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, vì lợi ích của mình mà sẵn sàng làm tổn thương những người xung quanh. Nếu một xã hội con người ai cũng sống với sự ích kỉ, nhỏ nhen, vô ơn bội nghĩa thì xã hội ấy sẽ sớm suy thoái đạo đức, con người dẫm đạp lên nhau để sống, để tranh giành quyền lợi về mình. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có những người sống tình cảm, sống với lòng biết ơn chân thành; biết phấn đấu vươn lên để giúp đỡ, đền ơn đáp nghĩa người khác. Cũng có những người biết sống cống hiến, biết yêu thương con người,… Những người này thật đán trân trọng, ngợi ca. Người học sinh chúng ta hiện đang trong quá trình rèn luyện và hoàn thiện bản thân, cần biết phân biệt phải trái, đúng sai, sống biết ơn người khác, có những hành động đền ơn đáp nghĩa thiết thực để giúp cho xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Vô ơn bạc nghĩa là lối sống đáng bị chỉ trích và đào thải khỏi xã hội. Hãy cùng nhau chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, văn minh hơn, tình nghĩa hơn.

Nghị luận về lối sống vô ơn bạc nghĩa - Mẫu 4

Mặc dù từ xưa đến nay ông cha ta vẫn thường dạy phải sống theo đạo lí "uống nước nhớ nguồn". Nhưng hiện nay lại có rất nhiều người đã quên đi đạo lí đó và sông "Vô ơn bạc nghĩa". Vô ơn là căn bệnh vô cùng đáng sợ của thời đại mà chúng ta đang sống. Vô ơn, bạc nghĩa chính là một trong những dấu hiệu suy thoái đạo đức hay là ngược nghĩa với nhớ ơn hay biết ơn. Ngày nay, đối với nhiều người, nhiều khi miệng nói cám ơn, nhưng lòng lại … vô ơn. Trong trường hợp này, hai tiếng “cám ơn” chỉ còn là ngôn ngữ giao tiếp, mất đi ý nghĩa thật sự của hai tiếng "cảm ơn". Nhưng nghiêm trọng hơn là trước được người ta giúp đỡ, sau rồi quên luôn người giúp mình, thậm chí còn phản phúc. Vì vậy, người ta thường hay ví von là "ăn cháo đã bát". Người bội bạc, vô ơn không chỉ khiến cho người "làm ơn" buồn, thất vọng, cảm thấy bị lợi dụng, mà lòng vô ơn còn khiến cho người ta nhận thấy sự non trẻ, thiếu trưởng thành. Có lẽ, nhiều người trong chúng ta cho rằng ‘vô ơn’ chỉ là chuyện nhỏ, đâu có chi to tát. Không. Vô ơn không hề là ‘chuyện nhỏ’. Hậu quả của tình trạng này là vô cùng nghiêm trọng. Đa số anh chị em chúng ta không hề biết quý trọng công sức mà người khác đem lại. Sự vô tình đó hiện nay có rất nhiều, vì vậy, chúng ta phải biết quý trọng công sức mà người khác, thể hiện lòng biết ơn của mình cũng như góp phần làm xã hội văn minh hơn.

Nghị luận về lối sống vô ơn bạc nghĩa - Mẫu 5

Vô ơn là căn bệnh vô cùng đáng sợ của thời đại mà chúng ta đang sống. Vô ơn, bạc nghĩa chính là một trong những dấu hiệu suy thoái đạo đức hay là ngược nghĩa với nhớ ơn hay biết ơn.Ngày nay, đối với nhiều người, nhiều khi miệng nói cám ơn, nhưng lòng lại… vô ơn. Trong trường hợp này, hai tiếng “cám ơn” chỉ còn là ngôn ngữ giao tiếp, mất đi ý nghĩa thật sự của hai tiếng"cảm ơn". Nhưng nghiêm trọng hơn là trước được người ta giúp đỡ, sau rồi quên luôn người giúp mình, thậm chí còn phản phúc. Vì vậy, người ta thường hay ví von là "ăn cháo đã bát". Người bội bạc, vô ơn không chỉ khiến cho người "làm ơn" buồn, thất vọng, cảm thấy bị lợi dụng, mà lòng vô ơn còn khiến cho người ta nhận thấy sự non trẻ, thiếu trưởng thành.Có lẽ, nhiều người trong chúng ta cho rằng ‘vô ơn’ chỉ là chuyện nhỏ, đâu có chi to tát. Không. ‘Vô ơn’ không hề là ‘chuyện nhỏ’. Hậu quả của tình trạng này là vô cùng nghiêm trọng. Đa số anh chị em chúng ta không hề biết quý trọng công sức mà người khác đem lại. Sự vô tình đó hiện nay có rất nhiều, vì vậy, chúng ta phải biết quý trọng công sức mà người khác,t hể hiện lòng biết ơn của mình cũng như góp phần làm xã hội văn minh hơn.

Nghị luận về lối sống vô ơn bạc nghĩa - Mẫu 6

Có lẽ, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta và cả Việt Nam thân yêu này không ai có thể xóa mờ 2 chữ 'biết ơn' trong lòng mỗi con người. Và ít ai có thể thực hiện được điều đó. Lối sống có lòng biết ơn con người luôn là thứ được đặt ra hàng đầu trong hạnh kiểm như đạo đức của bản thân mỗi chúng ta. Để hành trang cho mình tính cách ấy không phải là điều đơn giản, khó ai có thể làm được, nhưng bản thân biết làm chủ trước những tệ nạn xã hội và có lòng thương, lòng biết ơn giữa con người và con người thì dần sẽ đạt đến đỉnh cao của sự thành công. Ngược lại, lối sống vô ơn cũng ngày càng tăng trong đời sống xã hội hiện tại của chúng ta, đang có mặt trước mắt chúng ta đây. Những con người có lối sống vô ơn ấy thể hiện qua tính cách, qua hành động và làm cho mọi người khó ưa, khác hẳn với những người có lòng biết ơn. Nếu muốn lối sống biết ơn của xã hội chúng ta càng phát triển, lối sống vô ơn ngày càng giảm đi thì phụ thuộc vào chúng ta là những con người, những học sinh - mầm non của Tổ Quốc.

-------------------------------------------

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 9: Trình bày suy nghĩ của em về lối sống vô ơn bạc nghĩa trong xã hội ngày nay. Hy vọng đây là tài liệu hay cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài viết hay, hoàn chỉnh. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 9 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 9.

Bài tiếp theo: Trình bày ý kiến của em về một hành động thiết thực có thể góp phần đấu tranh cho một thế giới hòa bình

Đánh giá bài viết
24 33.372
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 9

    Xem thêm