Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức - Đề 2

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Kết nối tri thức - Đề 2 có đầy đủ đáp án, ma trận, bảng đặc tả đề thi. Đây là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi môn Văn. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. 

1. Ma trận đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 9 KNTT

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I

MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9

TT

Kĩ năng

Nội dung/đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Thơ song thất lục bát

1,5

1,5

1

0

4

2

Viết

- Bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

- Đoạn văn nghị luận xã hội về một vấn đề thời sự

1

1

6

Tổng

1,5

1,5

2

1

10

2. Đề thi giữa kì 1 Văn 9 KNTT

PHÒNG GD & ĐT….

TRƯỜNG THCS ….

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2024-2025

Môn: Ngữ văn - Lớp 9

Phần I: Đọc hiểu (4 điểm)

Đọc bài thơ Bay cao của tác giả Huy Dung và trả lời các câu hỏi:

"Tư tưởng đọng - không bề tiến triển
Sẽ cằn khô - giáo viện kinh điều
Tuổi xanh chẳng chịu cô liêu
Rộng dang cánh trẻ nhắm chiều bay cao"

Câu 1 (1 điểm). Xác định thể thơ của bài thơ trên. Vì sao em biết?

Câu 2 (1 điểm). Dựa vào hai dòng thơ đầu:

a. Xác định cách gieo vần ở hai dòng thơ.

b. Từ "đọng" ở dòng thơ thứ nhất có nghĩa là gì?

Câu 3 (1 điểm). Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: "Rộng dang cánh trẻ nhắm chiều bay cao".

Câu 4 (1 điểm). Bài thơ muốn truyền tải thông điệp gì về sự đổi mới tư duy và khát vọng của tuổi trẻ?

II. Phần viết (6 điểm).

Câu 1 (4 điểm). Viết bài văn ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Bay cao của tác giả Huy Dung.

Câu 2 (4 điểm). Viết đoạn văn nghị luận xã hội( khoảng 200- 250 chữ) trình bày ý kiến của em về vấn đề: Ảnh hưởng của việc sử dụng các ứng dụng giao hàng nhanh đến thói quen tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng.

3. Đáp án đề thi giữa kì 1 Văn 9 KNTT

PHÒNG GD & ĐT….

TRƯỜNG THCS ….

HƯỚNG DẪN CHẤM

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2024- 2025

Môn: Ngữ văn - Lớp 9

Phần/câu

Nội dung

Điểm

I. Phần Đọc hiểu

4,0

Câu 1

- Thể thơ: song thất lục bát.

- Vì bài thơ có sự kết hợp giữa một cặp thơ 7 chữ với 1 cặp lục- bát.

0,5

0,5

Câu 2

a. Cách gieo vần lưng: tiếng thứ năm ở dòng thứ nhất “bề” vần với tiếng cuối cùng ở dòng thứ hai “điều”.

b. Từ "đọng" có nghĩa là dừng lại, không thay đổi hay tiến bộ.

0,5

0,5

Câu 3

- Biện pháp tu từ ẩn dụ.

- Tác dụng:

+ Làm cho câu thơ thêm sinh động, gợi hình, gợi cảm.

+ Nhấn mạnh sự tự do và khát vọng của tuổi trẻ.

+ Thể hiện sự khích lệ của tác giả đối với thế hệ trẻ: hãy tự do, dám ước mơ và không ngừng vươn lên để đạt được những thành công trong cuộc sống.

0,25

0,25

0,25

0,25

Câu 4

HS nêu được ít nhất hai thông điệp được gợi ra từ bài thơ:

- Đổi mới tư duy là rất quan trọng để tránh sự trì trệ, bảo thủ và những giáo điều lỗi thời.

- Thế hệ trẻ không nên bị ràng buộc bởi những tư tưởng cũ mà nên mở rộng tầm nhìn, tự do sáng tạo, không ngừng vươn lên để phát triển và thành công trong cuộc sống.

(HS có cách diễn đạt tương đương, GV cho đủ điểm)

1,0

II. Phần viết

6,0

Câu 1

(4 điểm)

I. Yêu cầu chung

- Đảm bảo hình thức bài văn.

- Đảm bảo cấu trúc của bài văn, triển khai hợp lí, vận dụng tốt các thao tác trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

- Xác định đúng vấn đề cần trình bày: cảm xúc về bài thơ Bay cao

0,5

II. Yêu cầu cụ thể

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Huy Dung, bài thơ "Bay cao".

- Khái quát nội dung chính của bài thơ: Phê phán tư duy bảo thủ, đề cao khát vọng tuổi trẻ.

2. Thân bài:

* Trình bày cảm xúc về nội dung chính của bài thơ:

- Tư tưởng trì trệ và sự bảo thủ:

+ Câu thơ "Tư tưởng đọng - không bề tiến triển" phê phán những suy nghĩ lạc hậu, không chịu đổi mới.

+ Hình ảnh "Sẽ cằn khô - giáo viện kinh điều" ám chỉ sự suy tàn của những tư tưởng cứng nhắc, cổ hủ.

- Tinh thần và khát vọng tuổi trẻ:

+ Câu thơ "Tuổi xanh chẳng chịu cô liêu" thể hiện sự bứt phá, không cam chịu cô đơn, tĩnh lặng.

+ Hình ảnh "Rộng dang cánh trẻ nhắm chiều bay cao" biểu tượng cho sự tự do, khát vọng vươn lên và đổi mới của tuổi trẻ.

* Trình bày cảm xúc về nghệ thuật đặc sắc của bài thơ:

- Thể thơ: Sử dụng thể thơ song thất lục bát, nhịp nhàng và uyển chuyển.

- Biện pháp tu từ: Ẩn dụ và đối lập làm nổi bật sự tương phản giữa tư duy cũ và khát vọng mới.

- Ngôn ngữ: Đơn giản nhưng giàu sức biểu cảm, dễ hiểu và truyền tải sâu sắc thông điệp.

3. Kết bài

- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Nhấn mạnh ý nghĩa của thông điệp bài thơ đối với người trẻ trong cuộc sống hiện đại.

0,5

2,5

1,5

1,0

0,5

Câu 2

(2 điểm)

I. Yêu cầu chung.

- Đảm bảo hình thức đoạn văn nghị luận xã hội.

- Đảm bảo triển khai hợp lí, vận dụng tốt các thao tác lập luận, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.

II. Yêu cầu cụ thể

1. Mở đoạn.

- Giới thiệu vấn đề: Ảnh hưởng của việc sử dụng ứng dụng giao hàng nhanh đến đời sống hiện đại.

2. Thân đoạn.

- Giải thích khái niệmứng dụng giao hàng nhanh”.

+ Là phần mềm trên điện thoại cho phép người dùng đặt hàng và nhận hàng một cách nhanh chóng, thường là trong vòng vài giờ hoặc trong ngày.

- Ảnh hưởng của ứng dụng giao hàng nhanh đến thói quen tiêu dùng:

+ Ưu điểm: Tiện lợi và nhanh chóng, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian (đặc biệt với những người quá bận rộn)

+ Hạn chế:

. Tăng cường chi tiêu: Dễ dàng đặt hàng dẫn đến việc mua sắm không có kế hoạch, gia tăng chi tiêu không cần thiết.

. Nhiều khi chất lượng sản phẩm không đảm bảo: người mua không thể kiểm tra sản phẩm trực tiếp, dễ gặp hàng kém chất lượng à lãng phí.

. Mua sắm theo trend, theo review mà chưa cần biết chất lượng thực hư như thế nào.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng:

+ Tăng rác thải và ô nhiễm.

+ Nguy cơ lây lan dịch bệnh.

+ Thói quen sử dụng thường xuyên có thể dẫn đến lười vận động, ngại giao tiếp và ăn uống không lành mạnh.

3. Kết đoạn.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng các ứng dụng này một cách cân nhắc, hợp lý để bảo vệ sức khỏe và thói quen tiêu dùng lành mạnh.

0,25

0,25

0,75

0,5

0,25

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 9

    Xem thêm