Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo

Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử năm 2024

Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử Địa lí 9 Chân trời sáng tạo là mẫu đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 9 cho thầy cô và các em tham khảo. Đề thi có đầy đủ đáp án, ma trận, bảng đặc tả đề thi, được để dưới dạng PDF và file Word. Đây là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. 

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi?

A. Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc.

B. Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ.

C. Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về ý thức hệ.

D. Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến.

Câu 2. Chính sách kinh tế mới được Nga thực hiện trong điều kiện nào?

A. Hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kinh tế bị tàn phá.

D. Khủng hoảng chính trị.

Câu 3. Những hoạt động nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, lý luận giải phóng dân tộc về nước của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đến quá trình thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam?

A. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.

B. Chuẩn bị về tổ chức.

C. Xác lập một con đường cứu nước mới.

D. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị.

Câu 4: Vào năm 1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật?

A. Cuộc bạo động lúa gạo.

B. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.

C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.

D. Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc.

Câu 5: Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?

A. Hà Nội.

B. Nam Định.

C. Nghệ - Tĩnh.

D. Sài Gòn.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đại suy thoái kinh tế ở Châu Âu trong những năm 1929-1933 là

A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa.

B. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929.

C. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.

D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.

Câu 7: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.

B. Đòi quyền lợi về chính trị.

C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

D .Để giải phóng dân tộc.

Câu 8: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?

A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu.

B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.

D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào?

b. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước?

Câu 2 (1,5 điểm). Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao nhân dân Xô-viết bảo vệ được những thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN LỊCH SỬ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

A

D

B

C

B

A

D

PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh

- Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba.

+ Phát xít Đức đã tấn công Liên Xô, thế giới đã hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít.

- Trong nước, thực dân Pháp câu kết với phát xít Nhật để bóc lột nhân dân Đông Dương.

- Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc về nước để lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng).

+ Hội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt Minh.

1,0

b. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động to lớn đến cao trào kháng Nhật cứu nước:

- Việt Minh trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước.

- Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở địa phương cùng nhiều hoạt động như phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, biều tình mít tinh, …

- Tổ chức giác ngộ cho quần chúng đấu tranh, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng.

- Tạo cơ sở và tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

- Các bậc tiền bối đều cứu nước theo khuunh hướng dân chủ tư sản, tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập dân tộc.

+ Phan Bội Châu đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động.

+ Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.

- Nguyễn Ái Quốc:

+ Chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học-kĩ thuật và nền văn minh phát triển, xem họ làm thế nào để về giúp đồng bào mình.

+ Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga.

+ Người khẳng định cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản.

0,5

0,5

Câu 3

(0,5 điểm)

Nhân dân Xô-viết bảo vệ được những thành quả của Cách mạng tháng Mười vì:

- Quần chúng nhân dân tin tưởng, ủng hộ chính quyền cách mạng mới thành lập.

- Chính quyền Xô-viết thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến đã giúp nhân dân vượt qua thời kỳ khó khăn.

- Hồng quân Liên Xô dũng cảm chiến đấu, với những nhà lãnh đạo quân sự tài ba đã đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản. Nhà nước Xô-viết được bảo vệ và giữ vững.

0,5

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sản lượng thủy sản nước ta tăng khá mạnh do:

A. Tăng số lượng tàu thuyền và tăng công suất tàu.

B. Tăng người lao động có tay nghề.

C. Tăng cường đánh bắt xa bờ.

D. Tăng số làng nghề làm tàu, thuyền và dựng cụ bắt cá.

Câu 2. Dân cư nước ta phân bố không đồng đều, tập trung đông đúc ở các vùng nào?

A. Hải đảo

B. Miền núi

C. Trung du

D. Đồng bằng

Câu 3. Đâu là mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao ở nước ta?

A. Nông nghiệp xanh.

B. Nông nghiệp hữu cơ.

C. Nông nghiệp sinh thái

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đâu là trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn ở nước ta?

A. Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng.

B. Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.

D. Hà Nội, Hải Phòng, Vũng Tàu.

Câu 5: Đâu là không phải biện pháp giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta?

A. Phân bố lại dân cư và chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động giữa các vùng.

B. Thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa các ngành hoạt động kinh tế ở nông thôn.

C. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo lao động, đẩy mạnh hoạt động trải nghiệm.

D. Phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.

Câu 6: Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả xấu đối với:

A. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống.

B. Môi Trường, chất lượng cuộc sống.

C. Chất lượng cuộc sống và các vấn đề khác.

D. Sự phát triển kinh tế, chất lượng cuộc sống; tài nguyên môi trường.

Câu 7: Việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ phải dựa trên cơ sở chủ yếu nào?

A. Dân cư và nguồn lao động.

B. Thu hút đầu tư nước ngoài.

C. Trình độ công nghệ, lao động, cơ sở vật chất kĩ thuật tốt.

D. Chính sách phát triển ngành dịch vụ của nhà nước.

Câu 8: Nguồn lao động dồi dào, thị trường rộng lớn là cơ sở để phát triển mạnh ngành:

A. Công nghiệp khai thác dầu thô và khí tự nhiên.

B. Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm.

C. Công nghiệp sản xuất năng lượng điện.

D. Công nghiệp sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Cơ cấu dân số nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế xã hội?

b. Cần có biện pháp gì để khắc phục những khó khăn này?

Câu 2 (1,0 điểm). Vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta?

Câu 3 (0,5 điểm). Em hãy nêu những điều kiện cần thiết để phát triển ngành du lịch ở nước ta?

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 9 (PHẦN ĐỊA LÍ) – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

D

A

C

D

C

B

PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a. * Thuận lợi: Theo cơ cấu đan số nước ta số người trong độ tuổi lao động khá cao bảo đảm nguồn lao động dồi dào cho việc phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra, hằng năm dân số nước ta tăng thêm 1 triệu người tạo thêm nguồn lao động dự trữ.

* Khó khăn: Tuy số lao động dồi dào, nguồn dự trữ lao động lớn song trong điều kiện sản xuất còn thấp kém, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh chưa lâu nên mức phát triển kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu đời sống của một số dân quá đông. Ngoài ra còn gây nhiều bất ổn về xã hội và bảo vệ môi trường.

1,0

b. Các biện pháp khắc phục khó khăn:

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, mở ra nhiều khu công nghiệp, nhà máy, kêu gọi đầu tư các doanh nghiệp trong và ngoài nước để giải quyết dư thừa lao động, tạo nhiều việc làm cho người lao động .

- Nhà nước có chính sách hợp lí về xuất khẩu lao động sang các nước công nghiệp tiên tiến vừa giảm bớt sức ép về thất nghiệp vừa tạo điều kiện cho người lao động tiếp thu học hỏi kĩ thuật, nâng cao tay nghề.

0,5

Câu 2

(1,0 điểm)

- Nguồn tài nguyên tự nhiên về nông lâm ngư nghiệp nước ta rất phong phú.

- Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống trong các nghành chế biến thực phẩm.

- Các sản phẩm chế biến được nhiều người tiêu thụ, các nước trên thế giới ưa chuộng như tôm, cá, trái cây.

- Dân số đông tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong nước, ngoài ra còn có các thị trường nước ngoài vốn ưa chuộng các sản phẩm nông sản thuỷ sản nước ta.

1,0

Câu 3

(0,5 điểm)

- Phải có tài nguyên du lịch phong phú:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: Phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, nhiều động, thực vật quí hiếm.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn: Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, văn hoá dân gian ..

- Có các địa điểm du lịch nổi tiếng được xếp hạng di sản Thế Giới như: Vịnh Hạ long, Phong nha kẽ bàng, Cố đô Huế, Mĩ sơn - Hội An, Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên.

- Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu.

0,5

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 9

    Xem thêm