Đề thi giữa kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức - Đề 4
Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Ngữ văn Kết nối tri thức - Đề 4 có đầy đủ đáp án, ma trận, bảng đặc tả đề thi. Đây là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng làm bài thi môn Văn. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 9 Kết nối tri thức
1. Đề thi giữa học kì 1 Văn 9 KNTT
PHẦN I. ĐỌC HIỂU.
Đọc đoạn trích sau:
Một năm một nhạt mùi son phấn,
Trượng phu còn thơ thẩn miền khơi.
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương? [78]
Chàng ruổi ngựa, dặm trường mây phủ,
Thiếp dạo hài, lối cũ rêu in.
Gió Xuân ngày một vắng tin,
Khá thương lỡ hết mấy phen lương thì [79]
Sợi nhớ khi cành đào đóa mận,
Trước gió xuân vàng tía sánh nhau;
Nọ thì ả Chức, chàng Ngưu
Đến trăng thu lại bắc cầu sang sông.
Thiếp một thân phòng không luống giữ,
Thời tiết lành nhầm nhỡ đòi nau;
Thoi đưa ngày tháng ruổi mau,
Người đời thấm thoắt qua màu xuân xanh.
(Trích Chinh phụ ngâm khúc, Đặng Trần Côn, "Chinh phụ ngâm khúc" và hai bản dịch Nôm, NXB Văn học, 2011, tr. 68)
Chú thích: [78] Sâm, Thương: Tên hai chòm sao trong Nhị thập bát tú. Chòm Sâm thuộc phương Tây, chòm Thương thuộc phương Đông. Hai chòm này ở vào hai vị trí đối nhau trên vòm trời, thường được nhắc tới trong văn thơ cổ, chỉ sự vĩnh viễn cách xa. [79] Lương thì: thời tươi đẹp
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Xác định nhân vật trữ tình trong đoạn trích.
Câu 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đối trong hai câu thơ sau:
Xưa sao hình ảnh chẳng rời?
Giờ sao nỡ để cách vời Sâm, Thương?
Câu 4. Tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn trích trên.
Câu 5. Qua tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích, em hiểu gì thêm về giá trị của cuộc sống
PHẦN II. VIẾT
Câu 1: (2 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích trên.
Câu 2: (4 điểm)
Em hãy viết một bài văn bàn luận về những việc cần làm để Trái Đất này trở nên tốt đẹp hơn.
2. Đáp án đề kiểm tra Văn 9 giữa học kì 1
PHẦN I. ĐỌC HIỂU | |
Câu | Nội dung |
1 | Thể thơ: Song thất lục bát Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là: Biểu cảm |
2 | Người chinh phụ |
3 | - Biện pháp nghệ thuật: phép đối: Xưa - giờ; chẳng rời - cách vời |
4 | Nỗi cô đơn, sầu muộn, nhớ thương chồng da diết, mong ước tái hợp. Tâm trạng ấy xuất phát từ khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của người chinh phụ khi có chồng đi chinh chiến không biết ngày trở về. Từ tâm trạng ấy, người đọc còn cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm: Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ với cảnh ngộ, khát khao của nhân vật.. |
5 | Học sinh có thể trình bày những bức thông điệp theo ý kiến cá nhân nhưng phải phù hợp. Ví dụ học sinh có thể chọn: - T rân quý những tình cảm của con người, trong đó có tình cảm vợ chồng gắn bó tha thiết, bởi đó là điểm tựa để chúng ta vượt qua những khó khăn và có được cuộc sống hạnh phúc. |
PHẦN II. VIẾT | |
Câu 1 | |
Mở đoạn | - Giới thiệu về tâm trạng cô đơn, nhớ thương của người chinh phụ chờ đợi người chinh phu đi chinh chiến mà không biết ngày về. |
Thân đoạn | - Người chinh phụ ở nhà đợi chồng, cứ mỗi năm trôi qua, những lớp trang điểm, phấn son ấy cũng ít đi vì sự nhớ nhung, lo lắng; hay tuổi xuân, nhan sắc của người phụ nữ ấy đã trôi dần theo năm tháng. Còn người chinh phu vẫn còn chinh chiến ở tận phương trời nào, chưa hẹn ngày trở về. - Nỗi nhớ nhung, day dứt, lo lắng của người chinh phụ được thể hiện qua sự đối lập khi những ngày tháng vui vẻ, đầm ấm khi xưa, giờ đây chỉ để lại sự xót xa, cô quạnh. Lối cũ ngày xưa rêu đã phủ, cho thấy sự cô đơn, hiu quạnh trong cuộc sống và sự vò võ chờ ngày người chồng trở về. - Tâm trạng cô đơn, sầu muộn, nhớ thương chồng, mong ước tái hợp, tâm trạng đó không phải ngày một, ngày hai, mà da diết, triền miên. Tâm trạng ấy xuất phát từ khát khao hạnh phúc lứa đôi mãnh liệt của người chinh phụ. Từ tâm trạng ấy, người đọc còn cảm nhận được tư tưởng nhân đạo của tác phẩm: Tấm lòng đồng cảm của nhà thơ với cảnh ngộ, khát khao của nhân vật.. |
Kết đoạn | Khẳng định lại tâm trạng của người chinh phụ cũng là nỗi lòng của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi các cuộc chiến tranh xẩy ra. |
Câu 2 | |
Mở bài | Giới thiệu vấn đề nghị luận: Bảo vệ Trái đất chính là vấn đề cấp thiết hiện nay. |
Thân bài | - Vai trò của trái đất đối với cuộc sống con người + Như một bà mẹ vĩ đại và bao dung, Trái Đất ôm trọn trong lòng bầu trời, đại dương, đất, nước, không khí, muôn giống loài, con người… Vậy nên, dù là ai, ở Quốc gia nào, với bất kỳ ý thức hệ nào, thì tất cả những gì chúng ta đang có, và những hiện tượng vật chất đang hiện hữu xung quanh ta, chúng đã và đang vươn lên trong các dạng năng lượng hoàn hảo, trong sự liên kết và tương tác với chúng ta. + Bởi vậy nên, đời sống của Trái Đất cũng chính là đời sống của ta, tương lai của Trái Đất cũng chính là tương lai của ta. Kể cả khi đã đạt được khát vọng chinh phục mặt trăng và các hành tinh khác thì cho đến giờ phút này, mọi phát hiện, nghiên cứu vẫn đều dẫn đến kết luận rằng, không gì có thể thay thế mẹ Trái Đất; không đâu mang lại sự sống tươi đẹp và rực rỡ; ấm áp và thú vị; bao dung và ôn hòa như bà mẹ Trái Đất của chúng ta; như cái cách mà Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phải thốt lên: Duy chỉ có hành tinh xanh này là một cư trú tuyệt vời nhất. - Nếu thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay: Con người đang cố tạo cho mình một cuộc sống hiện đại. Con người đang tận hưởng một cách lạm dụng những đặc ân mà bà mẹ Trái Đất ban tặng. Con người đang vô tâm trước sức chịu đựng của Trái Đất. Con người đang gây ra vô số thảm họa và đổ cho kẻ tội đồ mang tên biến đổi khí hậu mà không thừa nhận rằng, chính con người là tác nhân tạo nên quái vật này. Đến một ngày, tất cả những thảm họa chúng ta vô tình gây ra đều có thể liên kết lại và đẩy Trái Đất, trong đó có chúng ta vào một cuộc tuyệt chủng không cứu vãn. + Trái đất ngày càng nóng lên + Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn + Nồng độ chì đã và đang tăng lên + Ô nhiễm từ các loại xe cộ... * Những việc cần làm để trái đất trở nên tốt đẹp hơn: + Cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường + Có lối sống bền vững + Tiết kiệm nguồn điện, nguồn nước + Ít sử dụng hóa chất + Ngăn chặn chặt phá và khai thác rừng,... + Bảo vệ các loài động vật quý hiếm... + Cần có sự quản lý chặt chẽ của người nhà nước trong việc xử lý những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm. + Tái chế rác thải, tái sử dụng giấy + Giảm thiểu chất thải và tác động của môi trường - Bài học nhận thức và hành động + Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường. + Hiểu rằng bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của mình, của tất cả những người quanh mình, của toàn xã hội. + Vậy nên, bài học mà chúng ta phải học lại từ đầu, đó là chúng ta phải thương yêu lẫn nhau và liên kết lại để yêu Trái Đất của mình, nếu như chúng ta không muốn rơi vào tuyệt vọng. Và như thế, lời khẩn cầu “Trái Đất cần chúng ta”, giờ đây phải được hiểu thêm ở chiều ngược lại: “Chúng ta cần Trái Đất”! |
Kết bài | - Khẳng định lại vấn đề nghị luận, nêu cảm xúc của cá nhân hoặc bức thông điệp mà tác giả muốn gửi tới mọi người. |