Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 1 Tin học 9 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa học kì 1 Tin học 9 Chân trời sáng tạo là mẫu đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 9 cho thầy cô và các em tham khảo. Đề thi có đầy đủ đáp án, ma trận, bảng đặc tả đề thi, được để dưới dạng PDF và file Word. Đây là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh. 

1. Đề kiểm tra Tin học 9 giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Phần mềm nào sau đây mô phỏng thiết kế kĩ thuật?

A. 3D Slicer.

B. LTSpice.

C. Solar System.

D. SolidWorks.

Câu 2. Phương án nào sau đây là tác động tiêu cực của công nghệ số đối với môi trường?

A. Giảm sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, bạn bè và xã hội.

B. Con người trở nên thụ động, lười suy nghĩ, lười tư duy và ít sáng tạo hơn.

C. Gây ô nhiễm môi trường do rác thải công nghệ số không được xử lí đúng cách.

D. Sức khoẻ giảm sút: đau xương khớp, nguy cơ béo phì,...

Câu 3. Hành động nào sau đây là vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số?

A. Sử dụng những phần mềm có bản quyền.

B. Phát tán phần mềm độc hại, virus máy tính.

C. Chia sẻ cảm nhận về một tác phẩm văn học hay lên trang cá nhân.

D. Gọi video trò chuyện với người thân ở xa.

Câu 4. Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội được ban hành trong văn bản nào?

A. Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021.

B. Nghị định số15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020.

C. Luật An ninh mạng.

D. Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013.

Câu 5. Anatomy là phần mềm gì?

A. Phần mềm mô phỏng chuyển động của cơ bắp, khung xương.

B. Phần mềm mô phỏng các thí nghiệm vật lí ảo.

C. Phần mềm mô phỏng các hệ giải phẫu cơ thể người.

D. Phần mềm mô phỏng mạch điện tử.

Câu 6. Tiêu chí nào sau đây không được dùng để đánh giá chất lượng thông tin?

A. Tính sử dụng được.

B. Tính chính xác.

C. Tính phổ biến.

D. Tính thời sự.

Câu 7. Em cần tìm kiếm thông tin về bài thi IELTS ở đâu?

A. Website của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

B. Website của Sở Giáo dục và Đào tạo.

C. Website của nhà trường.

D. Website của các đơn vị tổ chức thi (Hội đồng Anh, IDP).

Câu 8. Phần mềm nào dưới đây giúp tính toán tác động của thuốc trên cơ thể người?

A. SlimTraffic.

B. Simcpy.

C. OpenSim.

D. Simcyp.

Câu 9. Phương án nào sau đây không phải là tác động tích cực của công nghệ thông tin đối với giáo dục?

A. Dễ dàng truy cập các tài liệu học tập trên Internet.

B. Dễ dàng tra cứu lịch học, lịch thi, kết quả học tập,… qua phần mềm quản lí học tập.

C. Dễ dàng tham gia các khoá học trực tuyến.

D. Dễ dàng đặt vé máy bay.

Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chất lượng thông tin không ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết vấn đề.

B. Chất lượng thông tin được đánh giá thông qua các tiêu chí: tính mới, tính chính xác, tính đầy đủ và tính sử dụng được.

C. Chất lượng thông tin còn được đánh giá ở tính kịp thời và tính hấp dẫn.

D. Các phần mềm dịch thuật trên Internet đáp ứng tiêu chí tính mới của chất lượng thông tin.

Câu 11. Hành vi nào nào sau đây là có văn hoá, đạo đức trên mạng xã hội?

A. Đi học đúng giờ.

B. Tự ý đăng tải thông tin cá nhân của người khác lên mạng.

C. Sử dụng họ, tên thật.

D. Giữ trật tự trong lớp học.

Câu 12. Phần mềm Virtual Physics Lab mô phỏng hoạt động gì?

A. Thí nghiệm ảo vật lí.

B. Thí nghiệm ảo hoá học.

C. Thí nghiệm ảo sinh học.

D. Thí nghiệm ảo toán học.

Câu 13. Phương án nào sau đây là ứng dụng của máy tính trong lĩnh vực giao thông?

A. Dự báo thời tiết.

B. Xem phim trực tuyến.

C. Điều khiển hệ thống đèn tín hiệu giao thông.

D. Giải mã gen.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở khắp nơi và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. Hệ thống thu phí tự động trên đường cao tốc là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong sản xuất công nghiệp.

C. Máy siêu âm là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong lĩnh vực y học.

D. Ô tô lái tự động là một ví dụ về thiết bị có gắn bộ xử lí trong lĩnh vực giao thông.

Câu 15. Phương án nào sau đây là ứng dụng của công nghệ thông tin trong lĩnh vực nông nghiệp?

A. Tưới tiêu tự động.

B. Khám chữa bệnh từ xa.

C. Giao dịch tài chính bằng ứng dụng ngân hàng số.

D. Trò chuyện trực tuyến.

Câu 16. Tính chính xác của thông tin cho biết điều gì?

A. Mức độ thuận tiện, dễ hiểu của thông tin.

B. Mức độ mô tả đầy đủ các thuộc tính của sự vật, hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng.

C. Sự vật, hiện tượng được mô tả giống nó đến mức nào.

D. Thông tin còn phản ánh được sự vật, hiện tượng hiện thời nữa hay không.

Câu 17. Nội dung của Luật Công nghệ thông tin số 10/VBHN-VPQH ngày 12/12/2017 là gì?

A. Quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng,...

B. Quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.

C. Cụ thể hoá một số hành vi có văn hoá, đạo đức trên mạng xã hội.

D. Cụ thể hoá một số hành vi vi phạm pháp luật về đưa thông tin trên mạng xã hội.

Câu 18. Trang web PhET được phát triển bởi đại học nào?

A. Colorado Boulder (Mỹ).

B. Codoralo Boulder (Mỹ).

C. Corolado Boulder (Mỹ).

D. Codolaro Boulder (Mỹ).

Câu 19. Website PhET không cung cấp các ứng dụng mô phỏng về lĩnh vực nào?

A. Toán học.

B. Nghệ thuật.

C. Khoa học Trái Đất.

D. Hoá học.

Câu 20. Khi tìm kiếm thông tin về Cuộc thi Khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS năm học 2024 – 2025, bạn Nam đã không để ý đến thời gian đăng kí dự thi nên đã bỏ lỡ cơ hội tham gia. Theo em, sơ suất này vi phạm tiêu chí nào về chất lượng thông tin?

A. Tính sử dụng được.

B. Tính chính xác.

C. Tính đầy đủ.

D. Tính mới.

Câu 21. Thiết bị nào sau đây không gắn bộ xử lí thông tin?

A. Bảng từ trắng.

B. Máy tính cầm tay.

C. Tủ lạnh.

D. Máy chụp cắt lớp.

Câu 22. Hành vi nào sau đây là trái đạo đức, thiếu văn hoá trong môi trường số?

A. Chia sẻ thông tin có nguồn chính thống, tin cậy.

B. Tạo dựng sự việc không có thật rồi đưa lên Internet nhằm xúc phạm danh dự, bôi nhọ người khác.

C. Xem trộm mật khẩu tài khoản mạng xã hội của người khác.

D. Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ bị cấm.

Câu 23. Phương án nào sau đây không phải là tác động tiêu cực của công nghệ số đến đời sống con người?

A. Thông tin cá nhân bị rò rỉ và sử dụng bất hợp pháp.

B. Người dân ở các vùng khó khăn ngày càng tụt hậu.

C. Thiết bị số có xu hướng nhanh chóng trở nên lỗi thời.

D. Quảng cáo hàng hoá cấm.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Bạo lực mạng là một tác động tiêu cực của công nghệ thông tin đối với xã hội, giáo dục.

B. Chụp ảnh dùng phim có chi phí thấp hơn chụp ảnh kĩ thuật số.

C. Công nghệ thông tin giúp con người có thể làm việc mọi nơi mọi lúc.

D. Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất công nghiệp đã thúc đẩy quá trình tự động hoá ở mọi công đoạn sản xuất.

PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy nêu những tiêu cực về đạo đức, văn hoá, pháp luật trong môi trường số.

Câu 2 (2,0 điểm). Em hãy nêu cách sử dụng trang web PhET để quan sát mô phỏng hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect).

2. Đáp án đề thi Tin học 9 giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

1 - D

2 - C

3 - B

4 - A

5 - C

6 - C

7 - D

8 - D

9 - D

10 - B

11 - C

12 - A

13 - C

14 - B

15 - A

16 - C

17 - B

18 - A

19 - B

20 - C

21 - A

22 - C

23 - D

24 - B

B. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

- Những tiêu cực về đạo đức, văn hoá, pháp luật trong môi trường số:

+ Trong môi trường số, con người dễ phát sinh những hành vi thiếu văn hoá, trái đạo đức, vi phạm pháp luật như: cung cấp, chia sẻ thông tin sai lệch, giả mạo; truy cập thông tin không phù hợp; thực hiện những hành vi gian dối, bôi nhọ, xúc phạm, bắt nạt, lừa đảo trên mạng; phát tán phần mềm độc hại, tấn công mạng; lạm dụng thiết bị thu âm, ghi hình kĩ thuật số và tuỳ tiện trong việc chia sẻ, sao chép, chỉnh sửa, lan truyền thông tin trên Internet làm cho quyền riêng tư, bản quyền tác phẩm dễ bị xâm phạm.

+ Ngoài ra, tính ẩn danh khi tương tác qua mạng, việc ẩn mình sau một tài khoản hoặc nhân vật trực tuyến làm cho người dùng có xu hướng mạnh bạo hơn, dễ dãi hơn trong việc phát ngôn, thực hiện những hành vi thiếu văn hoá, vi phạm đạo đức, pháp luật.

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

(2,0 điểm)

- Truy cập trang web PhET.

- Nháy chuột vào biểu tượng Khoa học Trái Đất (Earth Science).

- Chọn ứng dụng mô phỏng Greenhouse Effect.

- Chọn cửa sổ mô phỏng.

- Chọn Sound.

0,4 điểm

0,4 điểm

0,4 điểm

0,4 điểm

0,4 điểm

Mời các bạn tải về để xem Ma trận và bản đặc tả đề thi

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 9

    Xem thêm