Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Giáo dục công dân Chân trời sáng tạo có đầy đủ đáp án, ma trận, bảng đặc tả đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 9 là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh.

1. Đề thi giữa kì 1 GDCD 9 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Lí tưởng sống là gì?

A. cái đích của cuộc sống mà mỗi người khát khao muốn đạt được.

B. khát vọng làm giàu bằng chính tài năng, sức lực của bản thân.

C. được đi khám phá những vùng đất mới.

D. khai hoang, làm giàu trên những vùng đất khô cằn, sỏi đá.

Câu 2 (0,25 điểm). Biểu hiện của khoan dung là gì?

A. Hay chê bai người khác.

B. Trả thù bạn khi bạn chọc quê mình trước lớp.

C. Đổ lỗi cho anh để tránh bị mẹ đánh.

D. Góp ý giúp bạn sửa sai.

Câu 3 (0,25 điểm). Biểu hiện sống có lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là gì?

A. vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

B. sống vì tiền tài danh vọng

C. không có hoài bão ước mơ, mờ nhạt lí tưởng

D. sống thờ ơ với mọi người, sống quên quá khứ

Câu 4 (0,25 điểm). Đâu không phải là hoạt động cộng đồng?

A. Thiện nguyện, nhân đạo.

B. Bảo vệ môi trường, cảnh quan.

C. Phòng, chống tệ nạn xã hội.

D. Tham gia đường dây vận chuyển chất cấm.

Câu 5 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của lí tưởng sống của thanh niên?

A. Đua đòi theo các trào lưu trên mạng xã hội.

B. Thờ ơ trong học tập, không ham học hỏi.

C. Lên kế hoạch phấn đấu, rèn luyện bản thân.

D. Không biết vận dụng những điều đã làm đi vào thực tiễn.

Câu 6 (0,25 điểm). Biểu hiện sống thiếu lí tưởng của thanh niên trong thời đại hiện nay là gì?

A. năng động sáng tạo trong công việc.

B. vượt khó trong học tập.

C. đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

D. sống ỷ lại, thực dụng.

Câu 7 (0,25 điểm). Theo em, hoạt động cộng đồng là gì?

A. Là những hoạt động vui chơi, giải trí đông người.

B. Là những hoạt động được tổ chức bởi cá nhân, tập thể và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng.

C. Là những hoạt động học tập, thi cử của các nhóm trong lớp.

D. Là những tổ chức phi quốc gia, đường lối tội phạm xuyên biên giới.

Câu 8 (0,25 điểm). Người khoan dung là người như thế nào?

A. Luôn tôn trọng và thông cảm cho người khác

B. Không chịu tha thứ cho lỗi lầm của người khác

C. Sai nhưng không chịu sửa

D. Không lắng nghe người khác vì tính bảo thủ của mình

Câu 9 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây là đúng khi nói về câu nói: “ Cống hiến thì nhìn về phía trước, hưởng thụ thì nhìn về phía sau”?

A. Cống hiến là việc làm đầu tiên.

B. Phải biết hướng về cội nguồn, xác định mục đích lí tưởng để sống và cống hiến.

C. Biết sống hưởng thụ khi còn trẻ.

D. Biết nhìn về tương lai.

Câu 10 (0,25 điểm). Ý nào sau đây là đúng khi nói về ý nghĩa của người sống có lí tưởng?

A. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ giàu có về tâm hồn.

B. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn có nhiều bạn.

C. Người có lí tưởng sống cao đẹp sẽ trở lên giàu có, được nhiều người biết đến.

D. Người có lí tưởng sống cao đẹp luôn được mọi người tôn trọng.

Câu 11 (0,25 điểm). Người có lòng khoan dung sẽ nhận được điều gì?

A. Mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.

B. Mọi người tôn trọng, kính nể.

C. Mọi người chê trách.

D. Mọi người xa lánh.

Câu 12 (0,25 điểm). Theo em, hành vi nào sau đây không phải là biểu hiện của khoan dung?

A. Phê phán quyết liệt sai lầm của bạn bè trong lớp.

B. Biết tha thứ cho bản thân và sửa chữa lỗi sai.

C. Chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác.

D. Biết phê phán sự ích kỉ, hẹp hòi của người khác.

Câu 13 (0,25 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của việc sống có lí tưởng?

A. Góp phần thúc đẩy hoàn thành mục tiêu cá nhân.

B. Gò bó, ép buộc bản thân theo kế hoạch đã có sẵn.

C. Giúp xã hội ngày càng phát triển.

D. Xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Câu 14 (0,25 điểm). Khoan dung làm cho cuộc sống và quan hệ giữa mọi người có ý nghĩa như thế nào?

A. Hòa nhập với mọi người xung quanh.

B. Hợp tác với mọi người xung quanh.

C. Mọi người yêu quý.

D. Lành mạnh, thân ái, dễ chịu.

Câu 15 (0,25 điểm). Đâu là ý kiến sai nói về trách nhiệm của học sinh trong tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Tích cực vận động người thân tham gia.

B. Tham gia hoạt động thiện nguyện theo yêu cầu của thầy cô.

C. Phê phán những biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

D. Chủ động tham gia các hoạt động tình nguyện của nhà trường.

Câu 16 (0,25 điểm). Việc tham gia các hoạt động cộng đồng không bao gồm ý nghĩa nào sau đây?

A. Đem lại cho mọi người niềm vui sự an ủi về tinh thần, giảm bớt khó khăn về vật chất.

B. Đem lại cho bản thân tiền tài và vật chất.

C. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng xã hội.

D. Thiết lập được quan hệ lành mạnh giữa người với người.

Câu 17 (0,25 điểm). Câu tục ngữ “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về điều gì?

A. Lòng biết ơn.

B. Lòng trung thành.

C. Tinh thần đoàn kết.

D. Lòng khoan dung.

Câu 18 (0,25 điểm). Biểu hiện nào dưới đây đúng khi bàn về việc tham gia các hoạt động cộng đồng?

A. Tham gia tốn thời gian học tập.

B. Tham gia vì thấy lợi ích cho mọi người và bản thân.

C. Thực hiện cho đủ tiêu chí xét Học sinh 5 tốt cấp quận.

D. Có được nhiều bạn bè vui chơi.

Câu 19 (0,25 điểm). Trung thu năm nay, T muốn tham gia tập văn nghệ cùng các bạn trong thôn. Tuy nhiên, mẹ T đã mắng T và không cho tham gia vì cho rằng tham gia tốn thời gian, ảnh hưởng học hành. Theo em, nếu em là T, em sẽ làm gì?

A. Quyết định không tham gia nữa vì sợ mẹ mắng.

B. Nói với mẹ là không tham gia, nhưng vẫn trốn để đi tập.

C. Thuyết phục mẹ rằng việc tham gia hoạt động cộng đồng rất ý nghĩa và hứa với mẹ sẽ không làm ảnh hưởng việc học.

D. Giận dỗi mẹ và bỏ bê việc học.

Câu 20 (0,25 điểm). Có ý kiến cho rằng: Học sinh trung học cơ sở đang tuổi ăn, tuổi chơi thì nên biết tranh thủ ăn, chơi, hưởng thụ. Còn việc học hành, làm việc, cống hiến là việc làm suốt đời. Em sẽ lựa chọn phương án nào dưới đây?

A. Em đồng ý vì học không chơi là sống hoài, sống phí.

B. Em không đồng ý vì học sinh cần thể hiện lí tưởng sống từ khi còn nhỏ, phấn đấu học tập, rèn luyện các phẩm chất cần thiết ở mọi lúc, mọi nơi.

C. Em đồng ý vì tuổi xuân sẽ chẳng bao giờ thắm lại nếu chỉ học mà không chơi sẽ làm cho tuổi trẻ trôi qua một cách vô ích.

D. Em không đồng ý vì học không chơi đánh rơi tuổi trẻ, chơi không học bán rẻ tương lai.

Câu 21 (0,25 điểm). Do nhà ông T đang xây nhà nên vụn vữa có rơi sang nhà ông B. Ông B thấy vậy liền chửi bới gia đình ông T và đe đánh ông T. Vậy ông B là người như thế nào?

A. Ông B là người khoan dung.

B. Ông B là người khiêm tốn.

C. Ông B là người hẹp hòi

D. Ông B là người kỹ tính.

Câu 22 (0,25 điểm). Nhiệm vụ trước mắt của thanh niên là?

A. Xây dựng nhà nước XHCN.

B. Xây dựng tiềm lực về con người cho nhà nước XHCN.

C. Xây dựng cơ sở vật chất cho nhà nước XHCN.

D. Thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

Câu 23 (0,25 điểm). Lan và Hoa chơi thân với nhau. Trong một lần tình cờ ở nhà vệ sinh, Lan nghe được Hoa đang nói xấu mình với một bạn khác cùng lớp. Nếu em là Lan, em sẽ làm gì trong trường hợp này?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Nói với cô giáo để cô xử lí.

C. Không chơi với Hoa nữa vì Hoa chơi xấu mình.

D. Hẹn gặp Hoa và nói về chuyện mình đã nghe được, mong Hoa sẽ không tái phạm để giữ gìn tình bạn lâu dài hơn.

Câu 24 (0,25 điểm). Một số bạn học sinh lớp 9 đã xác định rằng: Do lực học hạn chế, gia đình khó khăn, sau khi học xong lớp 9 các bạn sẽ học nghề, tìm kiếm việc làm nuôi bản thân, giúp đỡ gia đình. Theo em, em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến trên? Vì sao?

A. Em đồng ý, vì làm vậy có thấy các bạn biết lo cho gia đình.

B. Em đồng ý, vì các bạn thể hiện ý thức trách nhiệm với chính bản thân, gia đình và xã hội.

C. Em không đồng ý, vì các bạn không cố gắng để học tập.

D. Em không đồng ý, các bạn không có định hướng cho tương lai.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Hoạt động cộng đồng là gì? Theo em, tham gia hoạt động cộng đồng mang lại ý nghĩa gì cho mỗi cá nhân và xã hội?

b. Theo em, học sinh nên làm gì để tham gia hoạt động cộng đồng?

Câu 2 (1,0 điểm). T là một cậu bé đã từng phạm lỗi gây rối trật tự công cộng và được đưa đi trường giáo dưỡng. Cậu mới được trở về nhà sau 6 tháng học tập tại đó. Cậu tỏ vẻ hối lỗi và ít nghịch ngợm hơn trước, nhưng nhiều người lớn trong khu phố vẫn cấm con em họ chơi với T, vì họ cho rằng cậu là đứa trẻ hư hỏng.

1/ Em có tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên không? Vì sao?

2/ Nếu ở gần T thì em sẽ cư xử thế nào với T?

2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 GDCD 9 CTST

PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

D

A

D

C

D

B

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

D

A

A

B

D

B

B

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

B

C

B

C

A

D

B

  1. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

a.

- Hoạt động cộng đồng là những hoạt động được tổ chức trong nhà trường, xã hội bởi các cá nhân, tập thể, tổ chức và mang lại lợi ích chung cho cộng đồng như: Phong trào kế hoạch nhỏ; Nụ cười hồng; Đền ơn đáp nghĩa; Hiến máu nhân đạo; Bảo vệ môi trường; Mùa hè xanh; Kì nghỉ hồng;...

- Tham gia hoạt động cộng đồng có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, giúp mỗi cá nhân được rèn luyện về kĩ năng sống, sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm, đóng góp công sức, trí tuệ của mình vào công việc chung của xã hội. Từ đó, góp phần tạo dựng mối quan hệ đoàn kết, nhân ái, cùng chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh.

b.

Học sinh cần nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động chung của cộng đồng phù hợp với lứa tuổi do lớp, trường, địa phương tổ chức. Đồng thời, cần phê phán biểu hiện thờ ơ, thiếu trách nhiệm với các hoạt động cộng đồng.

1,0 điểm

1,0 điểm

1,0 điểm

Câu 2

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để xử lí tình huống:

1/ Em không tán thành thái độ của những người lớn trong khu phố trên. Đó là suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi, không biết bao dung độ lượng.

2/ Nếu ở gần T em sẽ động viên T và tạo cơ hội để T được tiếp xúc với mọi người, giúp T hòa nhập với cộng đồng được tốt hơn.

0,5 điểm

0,5 điểm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 9

    Xem thêm