Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 9 môn Lịch sử năm học 2024 - 2025

Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử năm học 2024 - 2025 bộ 3 sách mới Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức, Cánh diều có đầy đủ đáp án, ma trận và bản đặc tả đề thi. Bộ đề thi giữa kì 1 lớp 9 được để dưới dạng file Word và PDF cho thầy cô tham khảo, thuận tiện chỉnh sửa phù hợp với tiêu chí ra đề. Mời thầy cô và các bạn tải về tham khảo trọn bộ tài liệu.

Link tải chi tiết từng đề: 

1. Đề thi giữa học kì 1 Sử 9 Kết nối tri thức

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 9 – KẾT NỐI TRI THỨC

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập vào:

A. Tháng 12 – 1922.

B. Tháng 3 – 1921.

C. Tháng 12 – 1925.

D. Tháng 6 – 1941.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây không đúng về Chính sách mới của Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven?

A. Giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế - tài chính.

B. Góp phần làm cho nước Mỹ duy trì được chế độ dân chủ tư sản.

C. Cải tổ, phục hồi ngành công nghiệp nặng, tạo thêm nhiều việc làm mới.

D. Cứu nguy cho chủ nghĩa tư bản Mỹ, tình hình chính trị, xã hội dần dần ổn định.

Câu 3. Nhật Bản mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược nhằm thôn tính toàn bộ Trung Quốc vào thời gian nào?

A. Tháng 7 – 1921.

B. Tháng 5 – 1919.

C. Tháng 5 – 1920.

D. Tháng 7 – 1937.

Câu 4: Đóng vai trò trụ cột, quyết định trong chiến thắng chủ nghĩa phát xít là:

A. Mỹ.

B. Liên Xô.

C. Anh.

D. I-ta-li-a.

Câu 5: Tổ chức yêu nước cách mạng được thành lập vào tháng 12 – 1927 là:

A. Việt Nam Quốc dân đảng.

B. Tân Việt Cách mạng đảng.

C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

D. Hội Phục Việt.

Câu 6: Đâu không phải là một trong những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp?

A. Đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc, vấn đề thuộc địa của Lê-nin.

B. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức.

C. Gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam tới Hội nghị Véc-xai.

D. Là Chủ nhiệm (kiêm chủ bút) báo Người cùng khổ.

Câu 7: Phong trào cách mạng trong những năm 1930 – 1931 có ý nghĩa gì?

A. Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách cụ thể về dân sinh, dân chủ.

C. Khối liên minh công – nông được hình thành, để lại nhiều bài học quý báu cho cách mạng sau này.

D. Được xem là cuộc diễn tập cho Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Câu 8: Tháng 5 – 1941, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ tám được triệu tập tại Pác Bó (Cao Bằng) do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chủ trì đã chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng như thế nào?

A. Giải quyết vấn đề phản đế và điền địa.

B. Khắc phục nạn đói nghiêm trọng ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì.

C. Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền.

D. Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm). Vì sao Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hi-rô-shi-ma và Na-ga-sha-ki của Nhật Bản năm 1945?

Câu 2 (0,5 điểm). Căn cứ vào đâu để khẳng định phong trào công nhân nước ta phát triển lên một bước cao hơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Câu 3 (1,5 điểm).

a. Trong điều kiện lịch sử nào ba tổ chức cộng sản Đảng ra đời ở Việt Nam năm 1929?

b. Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên dẫn đến thành lập Đông Dương Cộng sản đảng như thế nào?

Đáp án đề thi giữa kì 1 Sử 9 Kết nối tri thức

PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm

Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

C

D

B

A

B

C

D

PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,0 điểm)

- Mỹ muốn nhanh chóng kết thúc chiến tranh, giảm thiểu tối đa sự thương vong của quân đội Mỹ và đồng minh nếu tấn công thông thường và Nhật Bản.

- Nhằm trả thù vụ Trân Châu cảng: “khi bạn chống lại một con thú dữ, bạn phải sử dụng cách thức của chính nó.”.

- Mỹ muốn phô trương lực lượng quân sự, dằn mặt Liên Xô: việc tiêu diệt phát xít ở mặt trận phía Đông đã chứng minh sức mạnh của Liên Xô, làm cho phe Đồng minh lo lắng. Vì vậy sử dụng bom hạt nhân tấn công Nhật Bản, Mỹ cũng đồng thời muốn chứng tỏ cho Liên Xô thấy Mỹ có trong tay vũ khí có thể quyết định mọi cuộc chiến tranh.

1,0

Câu 2

(0,5 điểm)

- Những cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra với quy mô lớn từ Bắc chí Nam như:

+ Cuộc đấu tranh của công nhân viên chức các sở công thương của tư bản Pháp ở Bắc Kì vào năm 1922 đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương.

+ Năm 1924, nhiều cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, nhà máy rượu, nhà máy xay xát gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,… đã nổ ra.

+ Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở cảng Sài Gòn (8/1925).

- Mục đích đấu tranh: từ mục tiêu kinh tế (nghỉ ngày chủ nhật có trả lương) cho đến mục đích chính trị (ngăn cản tàu chiến Pháp mang quân sang đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Trung Quốc).

=> Ý thức giai cấp của phong trào công nhân đang phát triển nhanh chóng, chứng tỏ bước phát triển cao hơn của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

0,5

Câu 3

(1,5 điểm)

a. Điều kiện lịch sử:

- Từ cuối năm 1928 đầu năm 1929, phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ ở nước ta.

- Trước tình hình đó, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không còn khả năng lãnh đạo phong trào.

- Một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm đưa phong trào tiếp tục phát triển.

- Đáp ứng yêu cầu lịch sử đó, ở Việt Nam lần lượt xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929.

+ Đông Dương Cộng sản Đảng.

+ An Nam Cộng sản Đảng.

+ Đông Dương Cộng sản Liên đoàn.

b. Sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên…

- Đến năm 1929, chủ nghĩa Mác– Lênin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam, phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo.

- Cuối tháng 3 – 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên ở Bắc Kì họp tại nhà số 5D phố Hàm Long (Hà Nội), lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Chi bộ mở rộng cuộc vận động để thành lập một Đảng Cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

- Tháng 5 – 1929, Đại hội thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên họp tại Hương Cảng. Tại đại hội, đoàn đại biểu Bắc Kì đặt vấn đề thành lập ngay Đảng Cộng sản để thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên, song không được đại hội chấp nhận nên đã bỏ đại hội về nước.

- Ngày 17– 6 – 1929, đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội tại nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, quyết định thành lập Đông Dương Cộng sản đảng, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ của Đảng, ra báo Búa liềm làm cơ quan ngôn luận và cử ra Ban chấp hành Trung ương của Đảng.

0,5

1,0

2. Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi?

A. Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc.

B. Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ.

C. Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về ý thức hệ.

D. Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến.

Câu 2. Chính sách kinh tế mới được Nga thực hiện trong điều kiện nào?

A. Hòa bình.

B. Chiến tranh.

C. Kinh tế bị tàn phá.

D. Khủng hoảng chính trị.

Câu 3. Những hoạt động nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, lý luận giải phóng dân tộc về nước của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đến quá trình thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam?

A. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.

B. Chuẩn bị về tổ chức.

C. Xác lập một con đường cứu nước mới.

D. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị.

Câu 4: Vào năm 1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật?

A. Cuộc bạo động lúa gạo.

B. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.

C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.

D. Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc.

Câu 5: Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?

A. Hà Nội.

B. Nam Định.

C. Nghệ - Tĩnh.

D. Sài Gòn.

Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đại suy thoái kinh tế ở Châu Âu trong những năm 1929-1933 là

A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa.

B. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929.

C. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.

D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.

Câu 7: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?

A. Đòi quyền lợi về kinh tế.

B. Đòi quyền lợi về chính trị.

C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.

D .Để giải phóng dân tộc.

Câu 8: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?

A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu.

B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng.

C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.

D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào?

b. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước?

Câu 2 (1,5 điểm). Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?

Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao nhân dân Xô-viết bảo vệ được những thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười?

3. Đề thi giữa học kì 1 Sử 9 Cánh diều

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: LỊCH SỬ 9 – CÁNH DIỀU

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Sự phát triển phồn vinh của nền kinh tế Mĩ trong những năm 1924-1929 không xuất phát từ nguyên nhân nào sau đây?

A. Thu lợi từ chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Cải tiến kĩ thuật sản xuất.

C. Thu hút được lao động có trình độ cao.

D. Sự bóc lột từ hệ thống thuộc địa rộng lớn.

Câu 2. Tại sao chỉ trong một thời gian ngắn, ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam?

A. Những điều kiện thành lập một Đảng cộng sản đã chín muồi.

B. Chủ nghĩa Mác- Lênin được truyền bá sâu rộng rãi vào Việt Nam.

C. Do ảnh hưởng của phong trào Vô sản hóa.

D. Do phong trào yêu nước có bước phát triển mới.

Câu 3. Nguyên nhân trực tiếp buộc Nhật Bản phải chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện là

A. Sự thất bại của đội quân quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc.

B. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

C. Phong trào phản đối chiến tranh ở Nhật dâng cao.

D. Sự nổi dậy của các thuộc địa của Nhật.

Câu 4: Cuộc đấu tranh hưởng ứng ngày Quốc tế Lao động 1-5-1930 của công nhân Việt Nam có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động.

B. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của công nhân.

C. Lần đầu tiên, công nhân Việt Nam đấu tranh đòi quyền lợi cho nhân dân lao động trong nước và thể hiện tinh thần quốc tế vô sản.

D. Lần đầu tiên công nhân và nông dân liên minh với nhau trong một phong trào đấu tranh.

Câu 5: Đâu là thành tựu tiêu biểu về văn hóa - giáo dục của Liên Xô trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội (1925-1942)?

A. Xóa nạn mù chữ, phát triển giáo dục phổ thông và giáo dục bậc cao.

B. Xóa nạn mù chữ nhưng chưa xây dựng được hệ thống giáo dục thống nhất.

C. Xóa nạn mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học ở cả nông thôn và thành phố.

D. Xóa nạn mù chữ, xây dựng hệ thống chương trình học tập tiên tiến.

Câu 6: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á phát triển theo khuynh hướng nào?

A. Tiểu tư sản và tư sản.

B. Tư sản và vô sản.

C. Vô sản và tiểu tư sản.

D. Tư sản, tiểu tư sản và vô sản.

Câu 7: Sự kiện tiêu biểu trong phong trào yêu nước dân chủ công khai những năm 1924 – 1925 là sự kiện nào?

A. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái tại Sa Diện (Quảng Châu – Trung Quốc) (6/1924).

B. Xuất bản những tờ báo tiến bộ và lập ra những nhà xuất bản tiến bộ.

C. Tiếng bom của Phạm Hồng Thái và phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925).

D. Phong trào đấu tranh đòi thả tư do cho Phan Bội Châu (1925) và đấu tranh đòi để tang Phan Châu Trinh (1926).

Câu 8: Hình thức mặt trận nào được thành lập trong giai đoạn 1936-1939 có nhiệm vụ tập hợp, đoàn kết nhân dân đấu tranh?

A. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận nhân dân Đông Dương.

C. Mặt trận phản đế đồng minh Đông Dương.

D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm).

a. Nêu những cống hiến to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động cứu nước, cứu dân từ năm 1911 đến năm 1930?

b. Phân tích một cống hiến to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình hoạt động Cách mạng?

Câu 2 (1,5 điểm). Cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 đã ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng nước ta như thế nào?

Câu 3 (0,5 điểm). Việt Nam đã tận dụng cơ hội Nhật đầu hàng Đồng Minh để giành độc lập như thế nào?

Mời các bạn xem toàn bộ đáp án, ma trận và bản đặc tả để thi trong file tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 9

    Xem thêm