Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra giữa học kì 1 lớp 9 môn Lịch sử năm 2024
Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo là mẫu đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 9 cho thầy cô và các em tham khảo. Đề thi có đầy đủ đáp án, ma trận, bảng đặc tả đề thi, được để dưới dạng PDF và file Word. Đây là tài liệu hay dành cho các bạn học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, đồng thời cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề và ôn luyện cho học sinh.
1. Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Vì sao khi Liên Xô tham chiến tính chất chiến tranh thế giới thứ hai lại thay đổi?
A. Vì cuộc chiến tranh của Liên Xô là cuộc chiến tranh vệ quốc.
B. Vì Liên Xô là lực lượng hòa bình, dân chủ.
C. Vì Liên Xô và Đức có sự đối lập về ý thức hệ.
D. Vì Liên Xô không phải là lực lượng chủ động gây chiến.
Câu 2. Chính sách kinh tế mới được Nga thực hiện trong điều kiện nào?
A. Hòa bình.
B. Chiến tranh.
C. Kinh tế bị tàn phá.
D. Khủng hoảng chính trị.
Câu 3. Những hoạt động nghiên cứu, truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin, lý luận giải phóng dân tộc về nước của Nguyễn Ái Quốc có tác động như thế nào đến quá trình thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam?
A. Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước.
B. Chuẩn bị về tổ chức.
C. Xác lập một con đường cứu nước mới.
D. Chuẩn bị về tư tưởng chính trị.
Câu 4: Vào năm 1922, ở Nhật Bản đã diễn ra sự kiện gì nổi bật?
A. Cuộc bạo động lúa gạo.
B. Đảng Cộng sản Nhật Bản được thành lập.
C. Nhật Bản lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính.
D. Nhật Bản tiến hành xâm lược Trung Quốc.
Câu 5: Phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển lên đến đỉnh cao ở địa phương nào?
A. Hà Nội.
B. Nam Định.
C. Nghệ - Tĩnh.
D. Sài Gòn.
Câu 6: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc đại suy thoái kinh tế ở Châu Âu trong những năm 1929-1933 là
A. Giá cả đắt đỏ, người dân không mua được hàng hóa.
B. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929.
C. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923.
D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu.
Câu 7: Mục tiêu đấu tranh chủ yếu của phong trào công nhân trong những năm 1919 – 1924 là gì?
A. Đòi quyền lợi về kinh tế.
B. Đòi quyền lợi về chính trị.
C. Đòi quyền lợi kinh tế và chính trị.
D .Để giải phóng dân tộc.
Câu 8: Vì sao khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945) Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền?
A. Quân Nhật mới chỉ suy yếu.
B. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng.
C. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động.
D. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm).
a. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh nào?
b. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động như thế nào đến cao trào kháng Nhật cứu nước?
Câu 2 (1,5 điểm). Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?
Câu 3 (0,5 điểm). Vì sao nhân dân Xô-viết bảo vệ được những thành quả của cuộc cách mạng tháng Mười?
2. Đáp án đề thi giữa học kì 1 Sử 9 Chân trời sáng tạo
PHẦN TRẮC NGHIỆM: 2,0 điểm
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 |
A | A | D | B | C | B | A | D |
PHẦN TỰ LUẬN: 3,0 điểm
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) | a. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận Việt Minh trong hoàn cảnh - Thế giới: + Chiến tranh thế giới thứ hai đã bước sang năm thứ ba. + Phát xít Đức đã tấn công Liên Xô, thế giới đã hình thành hai trận tuyến, một bên là các lực lượng dân chủ do Liên Xô đứng đầu và một bên là khối phát xít. - Trong nước, thực dân Pháp câu kết với phát xít Nhật để bóc lột nhân dân Đông Dương. - Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc về nước để lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tại Pác Bó (Cao Bằng). + Hội nghị quyết định thành lập mặt trận Việt Minh. | 1,0 |
b. Mặt trận Việt Minh ra đời đã có tác động to lớn đến cao trào kháng Nhật cứu nước: - Việt Minh trực tiếp lãnh đạo cao trào kháng Nhật cứu nước. - Tổ chức các cuộc đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần ở địa phương cùng nhiều hoạt động như phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, biều tình mít tinh, … - Tổ chức giác ngộ cho quần chúng đấu tranh, xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng. - Tạo cơ sở và tiền đề cho Tổng khởi nghĩa trong cả nước. | 0,5 | |
Câu 2 (1,0 điểm) | - Các bậc tiền bối đều cứu nước theo khuunh hướng dân chủ tư sản, tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài để giành độc lập dân tộc. + Phan Bội Châu đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. + Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc. - Nguyễn Ái Quốc: + Chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học-kĩ thuật và nền văn minh phát triển, xem họ làm thế nào để về giúp đồng bào mình. + Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. + Người khẳng định cách mạng Việt Nam muốn giành thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. | 0,5
0,5 |
Câu 3 (0,5 điểm) | Nhân dân Xô-viết bảo vệ được những thành quả của Cách mạng tháng Mười vì: - Quần chúng nhân dân tin tưởng, ủng hộ chính quyền cách mạng mới thành lập. - Chính quyền Xô-viết thực hiện Chính sách Cộng sản thời chiến đã giúp nhân dân vượt qua thời kỳ khó khăn. - Hồng quân Liên Xô dũng cảm chiến đấu, với những nhà lãnh đạo quân sự tài ba đã đánh tan giặc ngoại xâm và nội phản. Nhà nước Xô-viết được bảo vệ và giữ vững. | 0,5
|
3. Ma trận Đề thi giữa học kì 1 Lịch sử 9 Chân trời sáng tạo
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | |||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 | ||||||||
Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945 | 1 | 1 | ||||||
Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 | 1 | |||||||
Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945 | 1 | |||||||
Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) | 1 | |||||||
CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945 | ||||||||
Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930 | 1 | |||||||
Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thánh lập Đảng Cộng sản Việt Nam | 1 | 1 | 1 | |||||
Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939 | 1 | |||||||
Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 | 1 ý | 1 | 1 ý | |||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 4 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 ý |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0,5 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% |