Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân phối chương trình Âm nhạc 9 Kết nối tri thức

Phân phối chương trình Âm nhạc 9 Kết nối tri thức

VnDoc giới thiệu tới thầy cô Phân phối chương trình môn Âm nhạc 9 Kết nối tri thức. Tài liệu bao gồm phân phối chương trình môn Âm nhạc 9 cả năm bộ sách Kết nối tri thức. Sau đây mời thầy cô tham khảo để lên giáo án phù hợp với chương trình giảng dạy trong nhà trường.

PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MÔN ÂM NHẠC 9 (KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG)

Tổng: 35 tiết/35 tuần/năm

(Chủ đề 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7: mỗi chủ đề gồm 4 tiết; Chủ đề 8: gồm 3 tiết;

Ôn tập, kiểm tra đánh giá định kì: gồm 4 tiết: tiết 9, 18, 27, 35)

CHỦ ĐỀ 1: NỐI VÒNG TAY LỚN (4 tiết)

BÀI/ TIẾT

NỘI DUNG

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Bài 1/Tiết 1

‒ Hát: Bài hát Nối vòng tay lớn

‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Nối vòng tay lớn; biết biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.

Bài 1/Tiết 2

‒ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1

‒ Ôn bài hát: Nối vòng tay lớn

‒ Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng, tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1 và ghép lời.

‒ HS thuộc lời ca, biết hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu và nêu được cảm nhận sau khi học xong bài hát Nối vòng tay lớn.

Bài 2/Tiết 3

‒ Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về quãng, cách xác định và gọi tên quãng

‒ Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Huy Du và bài hát Đường chúng ta đi

‒ Nêu được khái niệm về quãng, biết cách xác định và gọi tên quãng theo độ lớn số lượng, so sánh được độ lớn số lượng của các quãng.

‒ Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Huy Du; cảm nhận được tính chất âm nhạc, nội dung của bài hát Đường chúng ta đi.

Tiết 4: Vận dụng – Sáng tạo

‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc:

+ Hoạt động nhóm: Luyện tập trình bày bài hát theo hình thức hát tập thể trong các buổi sinh hoạt.

+ Luyện tập Bài đọc nhạc số 1 và ghép lời.

+ HS nghe, cảm nhận và phát hiện được quãng hoà thanh, quãng giai điệu.

‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong Chủ đề 1.

CHỦ ĐỀ 2: KHÁT VỌNG TUỔI TRẺ (4 tiết)

Bài 3/Tiết 5

‒ Hát: Bài hát Bảy sắc cầu vồng

‒ Nghe nhạc: Bài hát Thời thanh niên sôi nổi

‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Bảy sắc cầu vồng; biết hát với hình thức 2 bè.

‒ Cảm nhận và biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Thời thanh niên sôi nổi.

Bài 4/Tiết 6

‒ Thường thức âm nhạc: Kèn oboe và kèn cor

‒ Ôn bài hát: Bảy sắc cầu vồng

‒ Nêu được một số đặc điểm của kèn oboe và kèn cor. Cảm nhận, phân biệt được âm sắc của hai nhạc cụ.

‒ HS thuộc lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu; nêu cảm nhận sau khi học xong bài hát Bảy sắc cầu vồng.

Bài 4/Tiết 7

‒ Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím

‒ Thể hiện được bài hoà tấu Chiếc cầu Luân Đôn (London bridge) trên recorder hoặc bài Vui đến trường (Happy School) trên kèn phím.

Tiết 8: Vận dụng – Sáng tạo

‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc:

+ Hoạt động nhóm: Các nhóm HS trình bày được bài hát Bảy sắc cầu vồng ở hình thức liên kết, phối hợp nhóm.

+ HS luyện tập và thể hiện được song tấu/hoà tấu 2 bè trích đoạn bài Bảy sắc cầu vồng.

+ HS chia sẻ đường link/video biểu diễn của kèn oboe và kèn cor với cả lớp.

‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong 2 chủ đề.

Tiết 9

ÔN TẬP – KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

GV tổ chức cho cá nhân/nhóm lựa chọn các nội dung, hoạt động của Chủ đề 1 và Chủ đề 2 phù hợp với năng lực để tham gia ôn tập và kiểm tra giữa kì.

CHỦ ĐỀ 3: KỈ NIỆM DƯỚI MÁI TRƯỜNG (4 tiết)

Bài 5/ Tiết 10

‒ Hát: Bài hát Tháng năm học trò

‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Tháng năm học trò; biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường.

Bài 5/ Tiết 11

‒ Thường thức âm nhạc: Một số thể loại nhạc đàn

‒ Ôn bài hát: Tháng năm học trò

‒ Nhận biết và nêu được đặc điểm của một số thể loại nhạc đàn.

‒ HS thuộc lời ca, biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu; nêu cảm nhận sau khi học xong bài hát Tháng năm học trò.

Bài 6/ Tiết 12

‒ Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về dịch giọng

‒ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 2

‒ Nêu được sơ lược về dịch giọng; biết vận dụng kiến thức đã học khi hát, đọc nhạc, chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc.

‒ Đọc đúng cao độ gam La thứ, tên nốt, cao độ, trường độ và thể hiện đúng tính chất Bài đọc nhạc số 2; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Tiết 13: Vận dụng – Sáng tạo

‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc:

+ Các nhóm HS trình bày được bài hát Tháng năm học trò theo các hình thức tự chọn.

+ Cá nhân/nhóm chia sẻ với cả lớp các đường link/video những bản nhạc đàn đã tìm đươc; khuyến khích HS chơi và thể hiện những bản nhạc đàn trước lớp;...

+ HS ghép được lời ca vào Bài đọc nhạc số 2 và hát phù hợp với tầm cữ giọng của mình.

+ HS chia sẻ với cả lớp những kỉ niệm về thầy cô và mái trường.

‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong Chủ đề 3.

CHỦ ĐỀ 4: GIAI ĐIỆU QUÊ HƯƠNG (4 tiết)

Bài 7/Tiết 14

‒ Hát: Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ)

‒ Nghe nhạc: Bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Trung Bộ)

‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ); biết biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.

‒ Nghe, cảm nhận được tính chất âm nhạc và biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài Lí ngựa ô (Dân ca Trung Bộ). Nhận ra sự khác nhau về tính chất âm nhạc của hai bài dân ca Lí ngựa ô (Trung Bộ, Nam Bộ).

Bài 8/Tiết 15

‒ Thường thức âm nhạc: Nhã nhạc Cung đình Huế

‒ Ôn bài hát: Lí ngựa ô (Dân ca Nam Bộ)

‒ Nhận biết và nêu được vài nét đặc trưng của Nhã nhạc Cung đình Huế; cảm nhận được giai điệu, tính chất âm nhạc Huế qua nghe hoà tấu dàn nhạc dân tộc thể hiện làn điệu Lưu thuỷ Kim tiền; giới thiệu được di sản này cho bạn bè và người thân.

‒ HS thuộc lời ca, biết hát kết hợp vận động hoặc gõ đệm theo tiết tấu; nêu cảm nhận sau khi học xong bài hát.

Bài 8/Tiết 16

‒ Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím

‒ Thể hiện được nốt Si giáng (Bb) trong bài Cùng múa vui trên recoder hoặc kèn phím.

Tiết 17: Vận dụng – Sáng tạo

‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc:

+ HS cá nhân/nhóm thảo luận tìm được câu thơ lục bát và đọc lên chia sẻ cùng các bạn. (Ngựa ô anh thắng kiệu vàng/ Anh tra khốp bạc đưa nàng về dinh.)

+ HS làm được bài thuyết trình đơn giản về Nhã nhạc Cung đình Huế qua các tư liệu sưu tầm được để chia sẻ với bạn.

+ Các nhóm HS thực hiện biểu diễn nhạc cụ bài Cùng múa vui (khuyến khích HS chơi được các loại nhạc cụ khác cùng tham gia hoà tấu).

‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong 4 chủ đề.

Tiết 18

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

Lựa chọn 1 đến 2 nội dung để luyện tập, tham gia đánh giá cuối học kì I

‒ Trình diễn bài hát bằng các hình thức đã học (hát đồng ca hợp xướng/hát 2 – 3 bè/hát múa tổng hợp/...).

‒ Đọc bài đọc nhạc kết hợp đánh nhịp, chỉ huy,...

‒ Vận dụng hiểu biết về Lí thuyết âm nhạc của Chủ đề 1 và Chủ đề 3 để giải thích thời điểm cần phải dịch giọng trong âm nhạc.

‒ Chia sẻ những thông tin, hiểu biết về Nhã nhạc Cung đình Huế tới mọi người.

‒ Thực hành recorder hoặc kèn phím với các nội dung đã học.

‒ Chia sẻ cảm nhận của cá nhân sau khi học các Chủ đề 1, 2, 3, 4.

CHỦ ĐỀ 5: TRÁI ĐẤT XANH (4 tiết)

Bài 9/Tiết 19

‒ Hát: Bài hát Ngôi nhà của chúng ta

‒ Nghe nhạc: Tác phẩm Mùa xuân

‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Ngôi nhà của chúng ta; biết biểu diễn bài hát với các hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.

‒ Nghe, cảm nhận được vẻ đẹp, biết biểu lộ cảm xúc và tưởng tượng khi nghe tác phẩm Mùa xuân của nhạc sĩ A. Vivaldi.

Bài 10/Tiết 20

‒ Lí thuyết âm nhạc: Sơ lược về hợp âm

‒ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 3

‒ Hiểu được một số kí hiệu, khái niệm về hợp âm và cách xây dựng hợp âm.

‒ Đọc đúng cao độ gam Đô trưởng, tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 3; cảm nhận được sự hoà quyện của âm thanh khi đọc nhạc có bè.

Bài 10/Tiết 21

‒ Ôn bài hát: Ngôi nhà của chúng ta

‒ Ôn tập: Bài đọc nhạc số 3

‒ HS thuộc lời ca, biết hát kết hợp vận động cơ thể hoặc gõ đệm theo tiết tấu; nêu cảm nhận sau khi học xong bài hát Ngôi nhà của chúng ta.

‒ HS biết điều chỉnh cảm xúc, âm thanh khi đọc nhạc; đọc nhạc 2 bè Bài đọc nhạc số 3.

Tiết 22: Vận dụng – Sáng tạo

‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc:

+ Hoạt động nhóm: Luyện tập trình bày bài hát Ngôi nhà của chúng ta theo các hình thức tự chọn.

+ Đọc đúng tên nốt, cao độ; biết lắng nghe, điều chỉnh giọng, âm lượng tạo nên sự hoà quyện các âm thanh trong từng hợp âm.

+ Trình bày được Bài đọc nhạc số 3 với các hình thức khác nhau.

‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong Chủ đề 5.

CHỦ ĐỀ 6: TIẾNG HÁT HOÀ BÌNH (4 tiết)

Bài 11/Tiết 23

‒ Hát: Bài hát Nụ cười

‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Nụ cười; biết biểu diễn bài hát với các hình thức khác nhau.

Bài 12/Tiết 24

‒ Nghe nhạc: Bài hát Chúng em cần hoà bình

‒ Ôn bài hát: Nụ cười

‒ Nghe, cảm nhận được nội dung và tính chất âm nhạc của bài hát Chúng em cần hoà bình; biết biểu lộ cảm xúc khi nghe nhạc; biết vận động cơ thể hoặc gõ đệm phù hợp với nhịp điệu bài hát.

‒ HS hát thuộc lời ca kết hợp vỗ tay, vận động phụ hoạ theo nhịp điệu bài hát Nụ cười.

Bài 12/Tiết 25

‒ Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím

‒ Thường thức âm nhạc: Đàn đá và đàn đáy

‒ Thể hiện đúng cao độ nốt Pha thăng trong bài Donna Donna trên recorder hoặc trong bài Deck the Halls trên kèn phím.

‒ Nêu được một số đặc điểm của đàn đá và đàn đáy; cảm nhận và phân biệt được âm sắc của hai nhạc cụ; nhận biết được nhạc cụ khi nghe hoặc xem biểu diễn.

Tiết 26: Vận dụng – Sáng tạo

‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc:

+ Thực hiện đoạn 1 bài Nụ cười theo hình thức hát đuổi.

+ HS thực hiện được giai điệu bài Deck the Halls trên kèn phím ở các quãng 8 khác nhau hoặc bài Donna Donna trên recorder.

‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong 2 Chủ đề 5, 6.

Tiết 27

KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

GV tổ chức cho cá nhân/nhóm lựa chọn các nội dung, hoạt động của Chủ đề 5 và 6 phù hợp với năng lực để tham gia ôn tập và kiểm tra giữa kì.

CHỦ ĐỀ 7: ÂM NHẠC NƯỚC NGOÀI (4 tiết)

Bài 13/Tiết 28

Hát: Bài hát Donna Donna

Hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài hát Donna Donna; cảm nhận được sắc thái và tình cảm của bài hát; biết biểu lộ cảm xúc phù hợp với tính chất âm nhạc.

Bài 13/Tiết 29

‒ Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Franz Peter Schubert và khúc nhạc Serenade

‒ Ôn bài hát: Donna Donna

‒ Nêu được đôi nét về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Franz Peter Schubert; cảm nhận được tính chất âm nhạc của khúc nhạc Serenade.

‒ HS hát thuộc lời kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Donna Donna; nêu cảm nhận sau khi học xong bài hát.

Bài 14/Tiết 30

‒ Lí thuyết âm nhạc: Một số hợp âm của giọng Đô trưởng và giọng La thứ

‒ Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 4

‒ Nhận biết được một số hợp âm của giọng Đô trưởng và giọng La thứ; biết vận dụng kiến thức đã học khi chơi nhạc cụ, tìm hiểu bản nhạc.

‒ Đọc đúng cao độ gam La thứ, tên nốt, cao độ, trường độ và thể hiện đúng tính chất Bài đọc nhạc số 4; biết đọc nhạc kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.

Tiết 31: Vận dụng – Sáng tạo

‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc:

+ HS biểu diễn được bài hát Donna Donna bằng các hình thức tự chọn.

+ HS gọi đúng tên 3 nốt của hợp âm ba trong các hợp âm (C, F, G; Am, Dm, Em); cùng hoà giọng đúng cao độ, điều chỉnh âm lượng tạo thành hợp âm.

+ HS sưu tầm và chia sẻ với cả lớp những tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Franz Peter Schubert.

‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong Chủ đề 7.

CHỦ ĐỀ 8: MỘT THỜI ĐỂ NHỚ (3 tiết)

Bài 15/Tiết 32

‒ Hát: Bài hát Một thời để nhớ

‒ Nghe nhạc: Bài hát Khi tóc thầy bạc trắng

‒ Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Một thời để nhớ; biết dàn dựng và biểu diễn bài hát ở trong và ngoài nhà trường.

‒ Nghe, cảm nhận, biết biểu lộ cảm xúc khi nghe bài hát Khi tóc thầy bạc trắng.

Bài 16/Tiết 33

‒ Nhạc cụ: Recorder hoặc kèn phím

‒ Thể hiện đúng cao độ, trường độ trích đoạn bài Tháng năm học trò trên recorder hoặc kèn phím.

Tiết 34: Vận dụng – Sáng tạo

‒ Tham gia các hoạt động âm nhạc:

+ HS thực hiện được phần hát bè trong bài hát Một thời để nhớ.

+ HS biết lựa chọn những bài hát về đề tài thầy cô, mái trường, tình bạn,... để xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ theo năng lực trong chương trình văn nghệ với chủ đề Chia tay mái trường. Dàn dựng và tổ chức các tiết mục trong chương trình.

‒ Nêu cảm nhận sau khi học xong 4 Chủ đề 5, 6, 7, 8.

Tiết 35

KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

Lựa chọn 1 đến 2 nội dung để luyện tập, tham gia đánh giá cuối năm học

– Trình diễn bài hát bằng các hình thức đã học.

– Đọc bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm, đánh nhịp, ứng tác lời,...

– Vận dụng những hiểu biết Lí thuyết âm nhạc vào thực tiễn (xác định quãng, dịch giọng,...).

– Chia sẻ những hiểu biết về nhạc sĩ, tác phẩm đến mọi người.

– Chia sẻ những hiểu biết và tìm nghe các bản nhạc được biểu diễn bằng nhạc cụ dân tộc, nhạc cụ nước ngoài.

– Thực hành recorder và kèn phím với các nội dung đã học.

– Chia sẻ cảm nhận của cá nhân sau khi học xong chương trình Âm nhạc lớp 9.

– Hãy nói về khả năng âm nhạc của bản thân và dự định của em trong tương lai về môn học này.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm