Phong cách Hồ Chí Minh
Lý thuyết Ngữ văn 9: Phong cách Hồ Chí Minh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh tham khảo để học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Tài liệu giúp các em nắm được những thông tin chính về tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh, giúp các em dễ dàng hơn khi triển khai các đề văn liên quan tới tác phẩm này.
Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết
Bài: Phong cách Hồ Chí Minh
1/ Tìm hiểu chung bài Phong cách Hồ Chí Minh
a/ Tác giả
- Sinh năm 1927 mất năm 1999
- Quê quán: Xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
b/ Tác phẩm
- Được trích từ bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị" của Lê Anh Trà.
- In trong tập Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, Viện văn hóa và xuất bản Hà Nội.
c/ Thể loại: Văn bản nhật dụng sử dụng yếu tố nghị luận.
d/ Bố cục
Có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến rất hiện đại: Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
- Phần 2: Tiếp theo đến Hạ tắm ao: Những nét cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ.
- Phần 3: Còn lại: Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
2/ Đọc hiểu văn bản Phong cách Hồ Chí Minh
a/ Con đường hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh
- Đi nhiều nơi có điều kiện để tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, thành thạo nhiều thứ tiếng.
- Ham học hỏi, dày công học tập, rèn luyện không ngừng.
- Bác luôn tiếp thu các kiến thức và có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Giữ gìn và biết kết hợp văn hóa truyền thống với vẻ đẹp văn hóa nhân loại.
⇒ Những nhân tố đó đã tạo nên ở bác một phong cách văn hóa hiện đại và rất Việt Nam.
b/ Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh
- Nơi làm việc đơn sơ: Chỉ vài phòng làm việc và tiếp khách, họp bộ chính trị và ngủ, nhà sàn vài ba phòng, ao cá,..
- Trang phục giản dị: Ít ỏi chiếc va li con với vài ba bộ quần áo bà ba, dép lốp thô sơ,...
- Ăn uống đạm bạc: Cá kho, rau luộc, dưa cà,...
→ Lối sống của một vị Chủ tịch nước nhưng rất giản dị, thanh cao, không xa hoa lãng phí. Đây là lối sống có văn hóa, trở thành một quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
c/ Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh
- Học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác là hòa nhập với khu vực nhưng phải giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Phong cách của Người bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống, cách di dưỡng tinh thần.
- Đây chính là cách sống của người cộng sản lão thành.
3. Mở bài phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh
Mở bài phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh mẫu 1
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại, kính yêu của dân tộc. Ở Người luôn có nhiều đức tính, phẩm chất tốt đẹp để chúng ta học tập, noi theo. Cũng có rất nhiều tác giả viết về Bác, một trong số đó ta không thể không nhắc đến tác giả Lê Anh Trà cùng văn bản Phong cách Hồ Chí Minh nói về học thức uyên thâm cũng như đức tính giản dị, thanh cao của Bác.
Mở bài phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh mẫu 2
Trong cuộc sống có nhiều tấm gương người tốt, việc tốt xứng đáng để ta học tập, noi theo những phẩm chất tốt đẹp của họ. Một trong những tấm gương tiêu biểu nhất của con người Việt Nam mà ta không thể không nhắc đến chính là chủ tịch Hồ Chí Minh. Đã có nhất nhiều tác giả viết về con người Bác nhưng có lẽ ấn tượng sâu sắc bởi văn phong ngắn gọn, hàm súc, ý tứ cô đọng nhất chính là văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của tác giả Lê Anh Trà.
Mở bài phân tích văn bản Phong cách Hồ Chí Minh mẫu 3
Bên cạnh việc học hỏi những kiến thức trong sách vở, chúng ta cũng cần học thêm ở những con người xung quanh cũng như những tấm gương sáng từ bao đời nay. Họ là những người mang lại những giá trị to lớn cống hiến cho xã hội cũng như đã giúp cho bao người khác có cách nhìn tích cực hơn về cuộc đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một ví dụ tiêu biểu điển hình cho tấm gương mà ta có thể học tập. Những phẩm chất của Người được tác giả Lê Anh Trà miêu tả chi tiết nhưng rất đỗi ngắn gọn qua văn bản Phong cách Hồ Chí Minh.
4. Bài tập minh họa bài Phong cách Hồ Chí Minh
Đề 1: Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm phong cách Hồ Chí Minh
- Nêu khái quát nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
B. Thân bài
* Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh
- Cách người tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
- Cách người vận dụng tinh hoa văn hóa đó vào đời sống
* Sự giản dị thanh cao của Bác
- Được thể hiện qua nơi Bác ở và trang phục trong ăn uống, cách hành xử đối đãi của Bác với mọi người
- Nêu những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh áp dụng vào cuộc sống của em
C.Kết bài
Tổng kết lại nội dung bài viết.
Đề bài 2: Theo em, phong cách Hồ Chí Minh có phải là một văn bản thuyết minh không?
1/ Mở bài
- Phong cách Hồ Chí Minh vận dụng nhiều phương thức biểu đạt và trong đó phương thức thuyết minh là phương thức chính trong tác phẩm này.
- Nêu tóm tắt nội dung chính của bài.
2/ Thân bài
a/ Đối tượng thuyết minh là: Phong cách của Bác Hồ. Vẻ đẹp phong cachs của Bác được trình bày trên hai phương diện.
- Bác luôn tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại để tạo nên một nhân cách, một lối sống rất dân tộc Việt Nam, rất phương đông nhưng cũng rất hiện đại.
- Lối sống của Bác giản dị, thanh cao, tiêu biểu cho nét đẹp trong lối sống dân tộc Việt Nam.
b/ Phong cách của Bác được trình bày, giới thiệu một cách chính xác, khách quan qua những dẫn chứng sinh động, cụ thể và xác thực.
c/ Bài viết đã sử dụng phương pháp của văn bản thuyết minh như:
- Phương pháp phân tích các khía cạnh, các phương diện, các biểu hiện của vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh về văn hóa và lối sống.
- Phương pháp liệt kê những nơi Bác đã đi qua như Châu Phi, Châu Á, Châu Mĩ, Châu Âu,... những ngôn ngữ Bác nói rất thành thạo như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Nga,...
- Phương pháp so sánh lối sống giản dị của Bác với các bậc hiền triết như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm.
d/ Bài viết sử dụng các yếu tố nghệ thuật như:
- Kể chuyện, bình luận, nghệ thuật đối lập.
- Cách viết văn có cảm xúc.
- Những tri thức xác thực, khách quan về phong cách Hồ Chí Minh.
3/ Kết bài: Bài viết làm cho chúng ta tự hòa, kính yêu Bác, khơi dậy cho mỗi chúng ta ý nguyện học tập, tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương của Bác.
---------------------------------------
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Phong cách Hồ Chí Minh. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.