Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Lý thuyết Ngữ văn 9: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

a/ Tác phẩm

Văn bản này được trích trong tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu - ooc, ngày 30/9/1990.

b/ Thể loại: Văn bản nhật dụng. Nghị luận chính trị - xã hội.

c/ Bố cục

Có thể chia làm 3 phần:

- Phần 1: Sự thách thức. Những thảm họa bất hạnh đối với trẻ em trên thế giới.

- Phần 2: Cơ hội. Những thuận lợi để cải thiện tình hình, đảm bảo quyền lợi của trẻ em.

- Phần 3: Nhiệm vụ. Những đề xuất đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và phát triển.

2/ Đọc hiểu văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

a/ Những hiểm họa cho trẻ em trên thế giới

- Bị trở thành chiến tranh và bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc,...

- Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp, chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài.

- Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật.

- Mục đích và nhiệm vụ của Hội nghị là:

+ Cam kết và ra lời kêu gọi với toàn nhân loại: "Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn".

+ Khẳng định trẻ em có quyền được sống, được bảo vệ và phát triển trong hòa bình, hạnh phúc.

⇒ Mở đầu nêu vấn đề ngắn gọn, rõ ràng, có tính chất khẳng định. Sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Thực trạng hiểm họa được nêu ngắn gọn nhưng khá đầy đủ, cụ thể các nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nhất là quyền được sống của trẻ em.

b/ Cơ hội

- Liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh toàn diện và tổng hợp của cộng đồng.

- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế đã có khả năng đạt được những kết quả cụ thể trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, môi trường, ngăn không để cho tử vong, tàn tật lan rộng,...

- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lí, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.

- Cải thiện các bầu chính trị thế giới: giải trừ quân bị, một số tài nguyên to lớn được chuyển sang phục vụ mục đích phi quân sự, trong đó có tăng cường phúc lợi trẻ em.

- Cần hơn nữa sự quan tâm của Đảng và nhà nước.

⇒ Tất cả đó là những cơ hội mang tính khả quan đảm bảo cho Công ước thực hiện.

c/ Nhiệm vụ

- Quan tâm đến đời sống vật chất dinh dưỡng cho trẻ em ngăn ngừa được các nguyên nhân dẫn đến tử vong.

- Vai trò của người phụ nữ cần được tăng cường, trai gái bình đẳng.

- Củng cố gia đình, xây dựng nhà trường xã hội khuyến khích trẻ em tham gia sinh hoạt văn hóa.

⇒ Lời văn dứt khoát, mạch lạc và rõ ràng, văn bản nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

3/ Bài tập minh họa bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Đề bài: Bằng lí lẽ. dẫn chứng em hãy chứng minh phân tích và đánh giá làm sáng tỏ vấn đề Đấu tranh cho một thế giới hòa bình có phải là một bài văn nghị luận sống động không?

1/ Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.

- Tóm lược nội dung chính và bài học cho mỗi chúng ta.

2/ Thân bài

- Trẻ em có quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe...

+ Nhưng trong thực tế, theo thế giới Tuyên bố về sự sống còn của trẻ em..., hằng ngày có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp...

+ Hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh...

+ Ở nhiều nước đang phát triển và nước kém phát triển trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế.

+ Mỗi ngày có tới 40.000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng, bệnh tật, kể cả hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV, AIDS) hoặc do thiếu nước sạch, thiếu vệ sinh và do tác động của vấn đề ma tuý.

+ Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.

+ Đảng và Nhà nước ta đã cố gắng rất nhiều trong việc xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo quyền được sống cho trẻ em.

+ Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn và miền núi khó khăn vẫn còn rất nhiều trẻ em thiếu ăn, suy dinh dưỡng, không được chăm sóc về mặt y tế.

- Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại.

+ Nhưng trong thực tế, hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa khôn lường.

+ Chiến tranh vẫn nổ ra liên miên trên khắp thế giới đã biến trẻ em thành nạn nhân của chiến tranh.

+ Bên cạnh đó, hàng triệu trẻ em là nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ Apácthai, nạn khủng bố, bắt giữ con tin... làm hàng trăm trẻ em bị giết, hàng trăm trẻ em sống sót trong nỗi kinh hoàng khôn tả.

+ Cũng do chiến tranh và tình hình chính trị phức tạp, nhiều trẻ em trở thành người tị nạn, phải từ bỏ gia đình sống tha hương để trốn tránh nỗi hiểm nguy. Có nhiều trẻ em tàn tật đã trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, hoặc bị đối xử tàn nhẫn, bị bóc lột.

+ Ở Việt Nam, đây đó, chúng ta vẫn có thể chứng kiến cảnh trẻ em bị đánh đập, xâm hại, bị lôi kéo vào con đường nghiện hút, bị bắt buộc làm việc nặng quá sức, bơ vơ không ai chăm sóc do cha mẹ li hôn.

- Trẻ em có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao.

- Nhưng trong thực tế hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua giáo dục cơ sở.

3/ Kết bài

- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay là một thách thức lớn đối với cộng đồng quốc tế, là mối quan tâm sâu sắc của lương tâm loài người.

- Các quyền của trẻ em cần phải được tôn trọng và thực hiện một cách đầy đủ, có trách nhiệm.

- Mỗi học sinh chúng ta hãy bằng khả năng và hành động thực tiễn của mình, phát huy tinh thần tương thân tương ái, yêu thương giúp đỡ, nhường cơm xẻ áo cho những bạn nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn cũng là một hình thức hữu hiệu góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em.

---------------------------------------

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Với nội dung bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo được thể hiện qua bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 9

    Xem thêm