Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10

Cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10 được VnDoc sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Toán 1. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Việc giúp con làm quen với các con số, các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 khi bắt đầu bước vào lớp 1 để con cảm thấy thú vị với môn học mới này không hề đơn giản với nhiều bậc phụ huynh. Dạy con tính nhẩm nhanh không chỉ giúp bé sớm phát triển tư duy định hình về con số mà còn kích thích ham muốn học hỏi, tìm tòi của trẻ.

I. Cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10

1. Giúp con hiểu các con số và bản chất của phép tính cộng – trừ

Trước khi dạy phép tính, trẻ cần phân biệt được độ lớn của các con số, so sánh lớn – bé giữa 2 số với nhau và hiểu được phép cộng là thêm vào, còn phép trừ là lấy ra bớt. Hãy tạo cho trẻ cảm giác rõ ràng về các con số và hiểu ý nghĩa của những con số trước khi làm các phép tính cộng, trừ….

Vấn đề này tuy rất đơn giản nhưng có thể sẽ gây khó khăn cho không ít trẻ. Con cần nhớ nằm lòng thứ tự các con số trong phạm vi 10. Sau đó, mẹ có thể gợi ý cho bé phân biệt lớn bé bằng cách: xem số nào nằm trước trong dãy là số bé hơn số kia và ngược lại.

Ba mẹ hãy đưa thêm nhiều ví dụ gần gũi để con hiểu ý nghĩa của phép cộng/trừ là thêm vào hay bớt ra như: “con có 1 quả táo, mẹ cho con thêm 2 quả táo nữa thì con có bao nhiêu quả táo” hoặc “con có 5 cái bánh, con cho bạn A 2 cái bánh thì con còn bao nhiêu cái”. Áp dụng phép tính cộng, trừ bằng những ví dụ thực tế sẽ giúp bé nhanh hiểu và nhẩm nhanh hơn.

Ngoài ra, ba mẹ hãy để bé phát triển tư duy về các con số bằng việc hỏi trẻ các câu hỏi như cần bao nhiêu số để tạo ra số 6. Lúc đầu bé chưa quen thì mẹ có thể gợi ý bằng các cặp số như 0 – 6, 1 – 5… Tương tự như vậy, mẹ sẽ hỏi bé về cách tạo thành các con số khác để bé hiểu được thực tế, tạo tiền đề cho những phép tính về sau.

2. Dạy trẻ đếm cách 2 đơn vị trong phạm vi 10

Khi áp dụng cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm, bạn hãy cho trẻ tập đếm 2, 4, 6, 8, 10 hoặc 1, 3, 5, 7, 9. Những tập hợp số tăng dần này giúp trẻ hiểu về việc cộng thêm thì sẽ bỏ qua số tiếp theo còn trừ đi sẽ cho số trước đó. Đây là cách đếm rất dễ nhớ, dễ thực hiện đối với trẻ.

Đến một lúc nào đó con bạn hiểu được quy luật tạo ra con số, phụ huynh có thể nâng dần phạm vi lên như dạy bé đếm 5, 10, 15… Thông thường, trẻ 6 tuổi có khả năng đếm được đến 100.

3. Sử dụng công cụ hoặc làm toán theo phương pháp kể chuyện

Cha mẹ có thể sử dụng các ngón tay hay các vật liệu khác như bút, que tính… để dạy trẻ làm các phép tính cộng, trừ. Khi bé đã quen và nhớ cách tính, hãy dạy trẻ thêm cách tưởng tượng với những bài toán mang tính trừu tượng hơn như: có 5 con chim đậu trên cành, 1 con bay đi, bạn hãy hỏi xem trẻ tưởng tượng còn mấy con?

Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm với những ví dụ gần gũi và dễ hiểu như thế này sẽ giúp con nhanh chóng tiếp thu được vấn đề và không bị nhàm chán. Phụ huynh cũng có thể đưa những hình ảnh mà con yêu thích để tạo thêm sự hứng thú.

4. Đố nhanh đơn giản

Đố nhanh là một trong những cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10 vừa vui vừa hiệu quả lại rất dễ áp dụng trong các tình huống hay hoàn cảnh khác nhau. Ba mẹ hãy kết hợp các trò chơi đơn giản hay những câu đố nhanh về cộng trừ cho trẻ như: 2 + 3 bằng bao nhiêu, 6 – 4 bằng bao nhiêu…

Nên chọn lựa độ khó cho phép tính vừa sức của trẻ, vì trong thời gian nhanh không thể yêu cầu quá cao khiến trẻ phải tư duy nhiều. Những câu hỏi dễ, chủ yếu dựa vào trí nhớ giúp cho trẻ thấy thư giãn, thoải mái vì mình có thể vượt qua một cách dễ dàng. Chơi những trò chơi như vậy sẽ giúp bé củng cố trí nhớ, rèn phản xạ chứ không nên gây áp lực cho trẻ.

5. Sử dụng phần mềm, chương trình toán học trên internet

Việc áp dụng phép tính với các que tính, con vật đôi khi sẽ làm cho bé cảm thấy nhàm chán, thay vào đó ba mẹ có thể tham khảo cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10 bằng các phần mềm, chương trình toán học. Hình ảnh minh họa sinh động, thu hút sẽ giúp bé hứng thú hơn với việc học với các con số.

Tuy nhiên, khi cho con học bằng thiết bị điện tử, phụ huynh nên giới hạn thời gian học từ 30 – 60 phút để bé không ảnh hưởng đến thị lực cũng như “nghiện” xem điện thoại, máy tính…

II. Phương pháp dạy con tính nhẩm với lộ trình 5 bước

Bước 1: Bố mẹ cần giúp con phát triển cảm giác về những con số. Hãy tạo cho trẻ một cảm giác thật mạnh mẽ về chúng và hiểu ý nghĩa của những con số trước khi tìm hiểu đến các phép tính với khái niệm cộng, trừ… Bạn có thể rèn luyện và tạo cảm xúc cho trẻ với các con số bằng nhiều cách khác nhau: ví dụ như bạn có thể yêu câu trẻ như: có bao nhiêu cách khác nhau để tạo ra số 6. Các em có thể trả lời rằng gồm các cặp số: 0 và 6, 5 và 1, 4 và 2… Chính điều này sẽ giúp trẻ phát sinh sự hiểu biết thực tế, từ đó dần dần tới các ví dụ trừu tượng khác được.

Bước 2: Dạy trẻ đếm cách hai đơn vị. Như cho trẻ đếm 2, 4, 6, 8, 10… Những tập hợp số tăng dần giúp trẻ hiểu về việc cộng thêm thì sẽ bỏ qua số tiếp theo còn trừ đi sẽ cho số trước đó. Dần dần bạn tăng cấp độ lên và có thể cho bé đếm cách 5 số như 5, 10, 15…

Bước 3: Sử dụng ngón tay hay các vật liệu khác như bút, que tính… để dạy trẻ làm phép cộng trừ. Sau đó cũng hãy dạy trẻ thêm cách tưởng tượng với những bài toán mang tính trừu tượng hơn như: có 5 con ngựa trong chuồng, một con chạy ra mất, bạn hãy hỏi xem trẻ tưởng tượng còn mấy con?

Bước 4: Kết hợp những thủ thuật thú vị để giúp trẻ chú ý đến cộng và trừ. Bạn có thể kết hợp các trò chơi đơn giản hay những câu đố nhanh về cộng trừ đơn giản cho trẻ như: 3+3 bằng mấy? 5 + 0 bằng mấy?…

Bước 5: Cho trẻ thực hành công, trừ thông thường bằng thẻ, que tính… trẻ rất nhanh chán thì bạn có thể tìm kiếm thêm các phần mềm hay chương trình học bổ trợ trên mạng giúp trẻ hứng thú hơn khi tham gia các bài học. Nếu có điều kiện, hãy cho trẻ thực hành thường xuyên để trẻ hứng thú hơn với việc học số.

III. Dạy con tính nhẩm trong phạm vi 10 bằng Phương pháp Finger Math

1. Phương pháp Finger Math là gì?

Finger Math là phương pháp học toán tư duy qua việc tính nhẩm bằng hai bàn tay. Trong phương pháp học toán truyền thống, bé chỉ có thể đếm đến 10 tương ứng với 10 ngón tay. Tuy nhiên, với phương pháp Finger Math, bé có thể đếm đến 30, 50, hay 99 một cách dễ dàng. Nhờ đó bé có thể cộng trừ trong phạm vi các số hai chữ số nhanh chóng.

Phương pháp Finger Math đã được áp dụng cho trẻ mẫu giáo và tiểu học khá thành công tại Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Canada, Hàn Quốc…

2. Ưu điểm của phương pháp Finger Math

Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm bằng phương pháp Finger Math là phương pháp tiến bộ, khoa học mang lại nhiều lợi ích cho bé. Khi tính toán bằng phương pháp Finger Math bé sẽ phải sử dụng các ngón tay nên sẽ phát triển khả năng phối hợp nhịp nhàng giữa cơ thể và tư duy. Từ đó hai bán cầu não trái và phải sẽ hoạt động cân bằng.

Phương pháp tính nhẩm này giúp bé tính toán nhanh chóng và chuẩn xác. Bé có thể vừa học vừa chơi và hứng thú với việc học toán hơn bao giờ hết.

3. Quy tắc của phương pháp Finger Math

Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm theo phương pháp Finger Math, bố mẹ cần giúp bé ghi nhớ các quy tắc sau đây:

– Các ngón tay bên phải dùng để chỉ các số hàng đơn vị.

– Các ngón tay bên trái dùng để chỉ các số hàng chục.

– Số 0 tương ứng với việc nắm tay lại.

Quy ước các số trong Finger Math. 

– Quy ước bàn tay phải tương ứng với các số hàng đơn vị: Số 1 giơ ngón trỏ; số 2 giơ (ngón trỏ và ngón giữa); số 3 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn); số 4 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn, ngón út); số 5 giơ ngón cái; số 6 giơ (ngón cái và ngón trỏ); số 7 giơ (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa); số 8 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); số 9 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út).

– Quy ước của bàn tay trái tương ứng cho các số hàng chục: số 10 giơ ngón trỏ; số 20 giơ (ngón trỏ và ngón giữa); số 30 giơ (ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); số 40 giơ (ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út); số 50 giơ ngón cái; số 60 giơ (ngón cái và ngón trỏ); số 70 giơ (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa); số 80 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn); số 90 giơ (ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn, ngón út).

– Số có 2 chữ số được ghép từ số hàng chục và số hàng đơn vị tương ứng với việc ghép giữa các ngón tay trái và các ngón tay phải. Ví dụ số 11 thì bé sẽ giơ (ngón trỏ tay trái và ngón trỏ tay phải); số 17 bé sẽ giơ (ngón trỏ tay trái và ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa) của tay phải.

– Khi duỗi ngón tay ra sẽ là phép cộng, khi co ngón tay lại sẽ là phép trừ

– Quy tắc phép cộng: khi ngón cái duỗi ra thì 4 ngón còn lại sẽ phải co lại.

– Quy tắc phép trừ: khi ngón cái co lại thì 4 ngón còn lại sẽ phải duỗi ra

4. Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm bằng phương pháp Finger Math

Finger Math là cách tính nhẩm rất đơn giản và dễ học. Mỗi ngày bố mẹ chỉ cần dành 1 tiếng để cùng bé học làm toán với hai bàn tay theo hướng dẫn dưới đây thì sau hai tuần bé sẽ thành thạo phép cộng trừ số có hai chữ số.

– Đầu tiên bố mẹ dạy cho bé nhớ các số từ 1 đến 9. Các số này đều nằm ở bàn tay phải nên bé sẽ học rất dễ dàng.

– Khi bé đã đếm thành thạo từ 1 đến 9, bố mẹ tiếp tục dạy cho bé đếm trong phạm vi 100.

– Sau đó mẹ bắt đầu dạy cho bé làm quen với các phép cộng trừ đơn giản đến phức tạp.

---------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách dạy con tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Giải VBT Toán lớp 1, Giải bài tập Toán lớp 1, Toán Lớp 1 Nâng Cao, Toán Song Ngữ Lớp 1, Lý thuyết Toán lớp 1.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Toán lớp 1 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm