Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Quân Trần Văn học lớp 11

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích sau: Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn trích sau:

Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình.

Ruột gan lại nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gỗ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả cố. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!

3
3 Câu trả lời
  • Hai lúa
    Hai lúa

    1. Mở bài

    – Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

    – Giới thiệu nội dung của đoạn trích nêu trong đề bài.

    2. Thân bài

    – Nêu vị trí của đoạn trích: nằm ở phần giữa của tác phẩm Chí phèo, diễn tả một phần tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo trong buổi sáng sau đêm gặp thị Nở, ăn nằm với thị, đau bụng và nôn mửa.

    – Tâm trạng của Chí:

    + Được diễn tả trực tiếp qua các từ ngữ chỉ cảm giác. Ngôn ngữ kết hợp lời kể của tác giả và độc thoại nội tâm của nhân vật; đan xen giữa những câu kể, tả là những câu hỏi và câu cảm thán.

    + Biểu hiện: Đoạn trích diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau của Chí Phèo sau khi tính rượu:

    • Đầu tiên là tâm trạng “bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài”. Đó là sự luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn một cái gì đó không rõ ràng.

    • Tiếp theo là cảm giác: “miệng đắng, lòng mơ hồ buồn. Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc”. Đó là những cảm giác thực của một người đang ở vào một trận ốm, mệt mỏi rã rời nhưng lại cô đơn.

    • Rồi “Nghĩ đến rượu, hắn hơi rùng mình. Ruột gan lại nôn nao lên một tí”. Chí hiểu chính rượu đã khiến hắn ra nông nỗi này, để rồi hắn “sợ rượu cũng như những người ốm thường sợ cơm”.

    • Sau đó, Chí nhận thấy: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!”. Đó là những âm thanh rất bình thường của cuộc sống nhưng giờ đây là mới mẻ đối với Chí. Những âm thanh ấy đã nhắc Chí nhớ lại những ước mơ bình dị mà giờ đây đã trở nên rất đỗi xa xôi – ước mơ về một cuộc sống lao động bình thường và được sống dưới một mái nhà yên ấm, giản dị. Cái quá khứ trong mơ ấy giờ đây đối lập gay gắt với hiện thực mà Chí đang sống.

    Những cảm giác này cho thấy Chí thực sự đã tỉnh táo về tâm lí cho dù người còn đang rất mệt. Khi triền miên trong những cơn say, Chí không hề cảm nhận thấy những cảm giác đó của mình cũng như những âm thanh vui vẻ của cuộc sống. Thường trực trong Chí luôn là cảm giác uất hận, muốn gây sự, muốn chém giết; âm thanh mà Chí nghe thấy chính là giọng nói của mình, là tiếng chửi mỗi khi Chí say và hoạ chãng là tiếng của những con chó cắn xao lên trong xóm mỗi khi nghe thấy những tiếng chửi ấy.

    3. Kết bài

    Miêu tả những cảm giác, tâm trạng tỉnh táo của Chí Phèo sau cơn say dài để từ đó nhận ra tình trạng bi đát của mình và khát khao trở lại làm người lương thiện, Nam Cao đã thể hiện sự sâu sắc và tinh tế trong cảm nhận và miêu tả tâm trạng con người.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 31/12/22
    • Nguyễnn Hiềnn
      Nguyễnn Hiềnn

      ủa ko có làm à

      0 Trả lời 31/12/22
      • Đen2017
        Đen2017

        Nhắc đến đề tài người nông dân trước CMT8 chúng ta không thể không nhắc đến tác giả Nam Cao. Nam Cao là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940 - 1945. Và Chí Phèo là tác phẩm xuất sắc nhất của ông viết về số phận người nông dân bị xã hội phong kiến đàn áp đến biến dạng đến lưu manh hóa. Nam Cao đã rất xuất sắc phân tích tâm trạng tâm lý nhân vật Chí Phèo đã đặc biệt nổ bật là tâm trạng Chí Phèo sau khi tỉnh rượu.

        Chí Phèo lúc còn trẻ cũng là một con người lương thiện cũng có nhưng ước mơ về một gia đình nhỏ hạnh phúc. Vì ghen tuông, Bá Kiến đã hãm hại và tống Chí vào tù. Và chính nhà tù thực dân đã biến Chí từ một người nông dân 20 tuổi lương thiện trở thành một người thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính. Đến khi ra tù Chí trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.


        Và cuộc định mệnh giữa Chí Phèo và Thị Nở đã làm con người Chí Phèo thay đổi. Sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, lần đầu tiên Chí Phèo thực sự “tỉnh”, chợt nhận ra ở trong cái lều ẩm thấp của Chí sẽ thấy “chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”. Bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất dài, cảm thấy miệng đắng và “lòng mơ hồ buồn”. Cảm nhận được những âm thanh của cuộc sống: tiếng chim hót, tiếng người cười nói.


        Cũng chính lúc đấy niềm vui, hi vọng, ước mơ quay trở về. Niềm hi vọng của thời trẻ quay trở lại: mong muốn một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải; nuôi lợn, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng. Khi thấy bát cháo hành của Thị Nở, Chí ngạc nhiên và thấy “mắt mình như ươn ướt” Chí Phèo đã vô cùng xúc động vì lần đầu tiên được bàn tay đàn bà chăm sóc. Sau khi gặp Thị Nở, Chí Phèo đã trải qua những cảm xúc chưa hề có trong đời, mang đến niềm vui, niềm hi vọng và mong ước trở về làm người lương thiện trỗi dậy.

        Nhưng mà sau niềm vui đó lại là nỗi thất vọng, đau đớn. Khi bà cô Thị Nở ngăn cấm, không cho Chí đến với thị. Bị Thị Nở từ chối, Chí thất vọng và đau đớn. Mong muốn trở về làm người lương thiện không còn nữa, Chí đau đớn, tuyệt vọng.

        Không chỉ dừng lại ở đó, những diễn biến tâm trạng vô cùng phức tạp tinh vi của Chí Phèo đã được nhà văn diễn tả chân thực, chính xác, tài tình đến cảm động.

        0 Trả lời 31/12/22

        Văn học

        Xem thêm