Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

[Cập nhật] Cấu trúc đề thi các môn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 các tỉnh trên Toàn quốc

Cấu trúc đề thi các môn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 các tỉnh trên Toàn quốc được VnDoc cập nhật thường xuyên. Cấu trúc đề thi về cơ bản sẽ vẫn là 3 môn chính Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ.

Cấu trúc đề thi của tỉnh Thanh Hóa năm 2020 - 2021

Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đã thông báo chính thức về số môn thi và cấu trúc đề thi các môn trong kỳ thi vào 10 năm học 2020 – 2021. Học sinh lớp 9 tại địa bàn tỉnh cần nắm được cấu trúc đề thi để có lộ trình ôn luyện sâu sát, hiệu quả nhất!

Theo đó, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020, thí sinh sẽ dự thi 4 môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và môn còn lại sẽ tổ chức bốc thăm trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí. Dự kiến công bố môn thi thứ 4 vào khoảng tháng 05/2020.

Sở cũng đã công bố cấu trúc đề thi các môn, trong đó cấu trúc đề thi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh áp dụng như năm học 2019 – 2020.

Cấu trúc đề thi các môn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 các tỉnh trên Toàn quốc

Cấu trúc đề thi môn Toán

I. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

II. Cấu trúc đề thi: tổng 10,0 điểm.

  • Biểu thức đại số: 2,0 điểm.
  • Hàm số, đồ thị và hệ phương trình: 2,0 điểm.
  • Phương trình bậc hai hoặc phương trình quy về bậc hai: 2,0 điểm.
  • Hình học: 3,0 điểm.
  • Phần dành cho học sinh khá, giỏi: 1,0 điểm.

III. Nội dung thi

TTCác phần kiến thứcNội dung thi
1Biểu thức đại số– Rút gọn biểu thức.
– Toán về giá trị của biểu thức hoặc biến số.
2Hàm số, đồ thị và hệ phương trình– Đường thẳng y=ax+b hoặc parabol y=ax2.
– Hệ phương trình.
– Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
3Phương trình bậc hai hoặc phương trình quy về bậc hai– Phương trình bậc 2.
– Hệ thức Vi ét và ứng dụng.
– Phương trình quy về bậc hai.
4Hình học– Tứ giác nội tiếp.
– Hệ thức trong tam giác.
– Đoạn thẳng bằng nhau, góc bằng nhau.
– Ba điểm thẳng hàng.
– Độ dài đoạn thẳng.
– Số đo góc.
– Diện tích, thể tích.
– Quan hệ giữa đường thẳng.
– Cực trị hình học.
5Phần dành cho học sinh khá, giỏi– Bất đẳng thức.
– Cực trị.

Cấu trúc đề thi môn Ngữ văn

I. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

II. Cấu trúc đề thi: tổng 10,0 điểm.

  • Đọc hiểu: 3,0 điểm.
  • Nghị luận xã hội: 2,0 điểm.
  • Nghị luận văn học: 5,0 điểm.

III. Nội dung thi

TTPhầnNội dung thi
1Đọc hiểu– Ngữ liệu mở ngoài chương trình và sách giáo khoa.
– Thực hiện trả lời yêu cầu 4 câu hỏi dựa trên chuẩn kiến thức và kĩ năng hiện hành, mức độ từ dễ đến khó. Phần trả lời ngắn yêu cầu viết từ 7-10 câu.
2Tạo lập văn bảnCâu 1: Nghị luận xã hội
Căn cứ ngữ liệu mở của phần Đọc hiểu, yêu cầu viết 1 đoạn văn 200 chữ (khoảng từ 20-25 dòng tờ giấy thi).
Câu 2: Nghị luận văn học
Vận dụng khả năng đọc – hiểu và kiến thức văn học để viết bài nghị luận văn học (Văn học Việt Nam, văn học địa phương). Trọng tâm chương trình lớp 9.

IV. Mức độ kiểm tra đánh giá

  • Nhận biết, thông hiểu: 50%.
  • Vận dụng, vận dụng cao: 50%.

Cấu trúc đề thi môn Tiếng Anh

I. Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề.

II. Cấu trúc đề thi: Tổng điểm toàn bài 50 chia 5 qui về thang điểm 10.

TT

Phần kiến thứcSố điểmSố câu hỏi

Loại câu hỏi

1Ngữ âm5,05Trắc nghiệm + Tự luận
2Từ vựng5,05
3Dạng của động từ5,05
4Ngữ pháp10,010
5Đọc hiểu15,015
6Kỹ năng viết10,0
Tổng50,0Trắc nghiệm + Tự luận

III. Nội dung thi

TTPhần

Nội dung thi

1Ngữ âm– Xác định đúng trọng âm của từ.
– Xác định đúng cách đọc các nguyên âm đơn, nguyên âm đôi, phụ âm.
2Từ vựng– Cấu tạo từ (Word formation).
– Kết hợp từ (Collocation).
3Dạng của động từ
4Ngữ pháp– Mạo từ
– Danh từ
– Đại từ
– Động từ
– Tính từ
– Trạng từ
– Giới từ
– Liên từ
– Câu đơn, câu phức, các mệnh đề trong câu phức
– Lối nói trực tiếp, gián tiếp, câu so sánh, câu điều kiện, thể chủ động, bị động…
5Đọc hiểu– Đọc hiểu 1: Đọc đoạn văn chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi.
– Đọc hiểu 2: Đọc đoạn văn, chọn từ, cụm từ điền vào ô trống.
– Đọc hiểu 3: Đọc đoạn văn, tìm từ điền vào ô trống.
6Kỹ năng viết– Viết lại câu 1: Viết lại câu bắt đầu bằng từ gợi ý.
– Viết lại câu 2: Viết lại câu có từ gợi ý và sử dụng 1 từ cho sẵn.

IV. Mức độ kiểm tra đánh giá

  • Nhận biết: 20%.
  • Thông hiểu 30%.
  • Vận dụng 30%.
  • Vận dụng cao: 20%.

Lưu ý: Đề thi không kiểm tra đánh giá những nội dung đã được giảm tải.

Cấu trúc đề thi môn Vật lí

I. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

II. Cấu trúc đề thi

TTPhần kiến thứcSố điểmSố câu hỏiLoại câu hỏi
1Điện học3,01-2Tự luận
2Điện từ học2,01Tự luận
3Quang học3,01-2Tự luận
4Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng2,01Tự luận
Tổng10,04- 6 câuTự luận

III. Nội dung thi

TTPhần kiến thứcNội dung thi
1Điện học– Định luật Ôm;
– Đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn mạch mắc song song, đoạn mạch mắc hỗn tạp tường minh;
– Điện trở của vật dẫn phụ thuộc vào gì? Biến trở;
– Điện năng, công và công suất của dòng điện; Định luật Jun- Lenxơ;
2Điện từ học– Từ trường, tác dụng từ của dòng điện;
– Từ phổ, đường sức từ; Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua;
– Sự nhiễm từ của sắt và thép, nam châm điện và nam châm vĩnh cửu;
– Lực điện từ; Động cơ điện 1 chiều;
– Hiện tượng cảm ứng điện từ; Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng;
– Dòng điện xoay chiều; Các tác dụng của dòng điện xoay chiều;
– Máy biến thế; Truyền tải điện năng đi xa.
3Quang học– Hiện tượng khúc xạ ánh sáng;
– Thấu kính mỏng;
– Máy ảnh; Kính lúp;
– Mắt, các tật của mắt và cách khắc phục;
– Ánh sáng trắng, ánh sáng màu; Màu sắc các vật dưới ánh sáng trắng và dưới ánh sáng màu.
4Sự bảo toàn và chuyển hóa năng lượng– Năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng;
– Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng;
– Sản xuất điện năng.

IV. Mức độ kiểm tra đánh giá

  • Nhận biết, thông hiểu: 60%.
  • Vận dụng: 25%.
  • Vận dụng cao: 15%.

Cấu trúc đề thi môn Hóa học

I. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

II. Cấu trúc đề thi: 5-6 câu; tổng 10,0 điểm.

TTCác phần kiến thứcSố điểmSố câuLoại câu hỏi
1Kiến thức cơ bản2,5 điểm1Tự luận
2Lý thuyết vô cơ2,0 điểm1Tự luận
Thực hành, thí nghiệm1,0 điểm1
3Lý thuyết hữu cơ1,5 điểm1Tự luận
4Bài tập vô cơ2,0 điểm1Tự luận
5Bài tập hữu cơ1,0 điểm1Tự luận
Tổng10,0 điểm6Tự luận

III. Nội dung thi

TTCác phần kiến thứcNội dung thi
1Kiến thức cơ bản– Chất, nguyên tử, nguyên tố hoá học.
– Đơn chất và hợp chất, phân tử.
– Công thức hoá học, hoá trị.
– Sự biến đổi của chất.
– Phản ứng hoá học.
– Phương trình hoá học.
– Định luật bảo toàn khối lượng, mol.
– Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất.
– Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
2Lý thuyết vô cơ– Các loại hợp chất vô cơ.
– Dãy hoạt động hóa học, tính chất hoá học của kim loại.
– Clo và các hợp chất của clo.
– Cacbon và hợp chất của cacbon,
– Nhôm và hợp chất của nhôm
– Sắt và hợp chất của sắt.
– Thực hành, thí nghiêm vô cơ
3

Lý thuyết hữu cơ

– Tên gọi, công thức cấu tạo hợp chất hữu cơ.
– Metan, etilen, axetilen, benzen, rượu etylic, axit axetic.
– Glucozơ, saccarơ, tinh bột và xenlulozơ, polime.
4Bài tập vô cơTổng hợp kiến thức hoá vô cơ môn hoá THCS
5Bài tập hữu cơTổng hợp kiến thức hoá hữu cơ môn hoá THCS

IV. Mức độ kiểm tra đánh giá

  • Nhận biết: khoảng 30%.
  • Thông hiểu: khoảng 30%.
  • Vận dụng: khoảng 30%.
  • Vận dụng cao: khoảng 10%.

Cấu trúc đề thi môn Sinh học

I. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

II. Cấu trúc đề thi

TTCác phầnSố điểmSố câu hỏiLoại câu hỏi
1Di truyền và biến dị (lớp 9)7,0 điểm3- 4 câuTự luận
2Sinh vật và môi trường (lớp 9)3,0 điểm2 câuTự luận
Tổng10,0 điểm5- 6 câuTự luận

III. Nội dung thi

TTPhần kiến thứcNội dung thi

1

Di truyền và biến dịChương I. Các thí nghiệm của Menđen
1.1. Menđen và di truyền học;
1.2. Lai một cặp tính trạng;
1.3. Lai hai cặp tính trạng.
Chương II. Nhiễm sắc thể
2.1. Nhiễm sắc thể;
2.2. Nguyên phân;
2.3. Giảm phân;
2.4. Phát sinh giao tử và thụ tinh;
2.5. Cơ chế xác định giới tính;
2.6. Di truyền liên kết.
Chương III. ADN và gen
3.1. ADN;
3.2. ADN và bản chất của gen;
3.3. Mối quan hệ giữa gen và ARN;
3.4. Prôtêin;
3.5. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng.
Chương IV. Biến dị
4.1. Đột biến gen;
4.2. Đột biến cấu trúc NST;
4.3. Đột biến số lượng NST;
4.4. Thường biến và mức phản ứng.
Chương V. Di truyền học người
5.1. Phương pháp nghiên cứu di truyền người;
5.2. Bệnh và tật di truyền ở người.
Chương VI. Ứng dụng di truyền học
6.1. Công nghệ tế bào và công nghệ gen;
6.2. Thoái hóa do tự thụ phấn và giao phối gần;
6.3. Ưu thế lai.
2Sinh vật và môi trườngChương I. Sinh vật và môi trường
1.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái;
1.2. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm lên đời sống sinh vật;
1.3. Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật;
Chương II. Hệ sinh thái
2.1. Quần thể;
2.2. Quần xã sinh vật;
2.3. Hệ sinh thái.
Chương III. Con người, dân số và môi trường
3.1. Tác động của con người đối với môi trường;
3.2. Ô nhiễm môi trường.
Chương IV. Bảo vệ môi trường
4.1. Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên;
4.2. Khôi phục môi trường và gìn giữ thiên nhiên hoang dã;
4.3. Bảo vệ các hệ sinh thái.
3Bài tập1. Các thí nghiệm của Menđen
1.1. Bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen (quy luật phân li);
1.2. Lai hai cặp tính trạng của Menđen (quy luật phân li độc lập).
2. Bài tập ADN và gen
(Không luyện tập và kiểm tra, đánh giá loại bài tập tính số liên kết hiđrô của gen, vì phần này đã giảm tải theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ trưởng Bộ GDĐT).
3. Bài tập liên kết gen
4. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

IV. Mức độ kiểm tra đánh giá

  • Nhận biết: 30%.
  • Thông hiểu: 30%.
  • Vận dụng: 25%.
  • Vận dụng cao: 15%.

Lưu ý: Không kiểm tra, đánh giá những nội dung đã giảm tải theo Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/09/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

Cấu trúc đề thi môn Lịch sử

I. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

II. Hình thức thi: Tự luận

III. Nội dung thi

Câu 1: (3.0 điểm)

Kiểm tra kỹ năng so sánh, lập bảng niên biểu các sự kiện tiêu biểu thuộc nội dung Lịch sử Việt Nam hiện đại.

Câu 2: (4.0 điểm)

Nội dung Lịch sử Việt Nam hiện đại (1945-1975).

Câu 3: (3.0 điểm)

Nội dung Lịch sử thế giới hiện đại (1917- 1945).

Cấu trúc đề thi môn Địa lí

I. Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

II. Cấu trúc đề thi: Tổng 10,0 điểm.

TTCác phầnSố điểmSố câu hỏiLoại câu hỏi
1Địa lí dân cư Việt Nam1,01Tự luận
2Địa lí ngành kinh tế1,51Tự luận
3Địa lí các vùng kinh tế1,51Tự luận
4Địa lí địa phương1,01Tự luận
5Kỹ năngAtlat địa lí Việt Nam2,01-2Tự luận
Biểu đồ, bảng số liệu.3,01-2Tự luận
Tổng10,006 – 8Tự luận

III. Nội dung thi: Chương trình địa lí lớp 9

TTChủ đềNội dung thi
1Địa lí dân cư Việt Nam– Một số đặc điểm về dân tộc, sự phân bố các dân tộc ở nước ta.
– Đặc điểm dân số, nguyên nhân và hậu quả của tình hình dân số đông và tăng nhanh
– Phân bố dân cư.
– Các loại hình quần cư nông thôn, thành thị
– Đô thị hóa.
– Lao động và việc làm.
– Hiện trạng chất lượng cuộc sống
2Địa lí ngành kinh tế– Sự phát triển nền kinh tế nước ta
– Ngành nông nghiệp
Ngành lâm nghiệp
– Ngành thủy sản
– Ngành công nghiệp
– Ngành dịch vụ
3Địa lí các vùng kinh tế– Trung du và miền núi Bắc Bộ
– Đồng bằng sông Hồng
– Bắc Trung Bộ
– Duyên hải Nam Trung Bộ
– Tây Nguyên
– Đông Nam Bộ
– Đồng bằng sông Cửu Long
– Phát triển kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo
4Địa lí địa phươngCác nội dung được tích hợp theo các chủ đề của Địa lí Việt Nam.
5Kĩ năngAtlat địa lí Việt Nam
Biểu đồ, bảng số liệu.

Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam xuất bản từ năm 2009 trở lại đây.

Như vậy, Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa đã công bố số môn thi và cấu trúc đề thi các môn trong kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm 2020. Tuy nhiên hiện tại học sinh vẫn chưa biết môn thi thứ 4 là môn nào.

Do vậy học sinh lớp 9 tại địa bàn tỉnh ngoài việc học chắc ba môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh thì vẫn cần nắm được kiến thức cơ bản của các môn còn lại (Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân). Tránh tình trạng học tủ – học lệch.

Cấu trúc đề thi các môn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 các tỉnh trên Toàn quốc được VnDoc chia sẻ trên đây nhằm giúp các bạn học sinh nắm được cấu trúc, để có phương hướng học tập, ôn tập được tốt hơn. Mời các bạn tham khảo

.............................................

Ngoài [Cập nhật] Cấu trúc đề thi các môn tuyển sinh vào lớp 10 năm 2020 các tỉnh trên Toàn quốc. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2019 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thông tin Tuyển sinh lớp 10

    Xem thêm