Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Kẹo Ngọt Văn học Lớp 7

Chỉ ra sự tương phản về nghĩa trong hai khổ thơ đầu bài thơ Mẹ của Đỗ Trung Lai

Câu 1 trang 48 SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều

Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự tương phản (trái ngược) về nghĩa. Hãy chỉ ra điều đó và cho biết cách bố trí như vậy có tác dụng gì?

3
3 Câu trả lời
  • Bé Cún
    Bé Cún

    Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Mẹ (Đỗ Trung Lai), các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập nhau về nghĩa:

    - “Còng” với “thẳng”

    - “Xanh rờn” với “bạc trắng”

    - “Cao” với “thấp”

    - “Giời” với “đất”

    → Các cặp từ đối góp phần làm nổi bật sự tương phản giữa hình ảnh người mẹ và hàng cau quen thuộc. Qua đó, càng thấy rõ hơn tuổi già và sự gầy mòn của người mẹ theo năm tháng

    0 Trả lời 17/08/22
    • Bé Heo
      Bé Heo

      - Trong hai khổ đầu của bài thơ Đỗ Trung Lai các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa:

      + Cặp thứ nhất: Lưng mẹ còng rồi

      Cau thì vẫn thẳng. Sự đối lập nhau trong cặp 1 là lưng mẹ còng >< cau vẫn thẳng.

      + Cặp thứ hai: Cau - ngọn xanh rờn

      Mẹ - đầu bạc trắng. Sự đối lập nhau trong cặp 2 là cau ngọn xanh>< đầu mẹ bạc trắng.

      + Cặp thứ ba: Cau ngày càng cao

      Mẹ ngày một thấp. Sự đối lập nhau trong cặp 3 là cao cao>< mẹ thấp.

      + Cặp thứ tư: Cau gần với giời

      Mẹ gần với đất. Sự đối lập nhau trong cặp 4 là cau gần trời >< mẹ gần đất.

      - Sự bố trí các cặp câu với các hình ảnh đối lập nhau như vậy có tác dụng khắc họa hình ảnh người mẹ ngày một già, ngày một héo mòn theo thời gian.

      0 Trả lời 17/08/22
      • Bắp
        Bắp

        Thanks

        0 Trả lời 17/08/22

        Văn học

        Xem thêm