Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Chức năng nhà nước

Chúng tôi xin giới thiệu bài Chức năng nhà nước được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức môn học một cách tốt hơn để có thể học và hoàn thành bài thi môn học một cách hiệu quả.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

1. Khái niệm chức năng nhà nước

Chức năng nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản, có tính định hướng lâu dài, trong nội bộ quốc gia và trong quan hệ quốc tế, thể hiện vai trò của Nhà nước, nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra trước nhà nước.

Nhiệm vụ nhà nước được hiểu là mục tiêu nhà nước cần đạt được, là những vấn đề đặt ra mà nhà nước cần phải giải quyết. Mục tiêu là những kết quả cần đạt được xác định trước, thể hiện ý chí chủ quan của con người.

Ví dụ: Tổ chức và quản lí kinh tế; Tổ chức và quản lí văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ; Bảo vệ trật tự pháp luật, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân... Chức năng nhà nước được hình thành một cách khách quan dưới tác động của nhiệm vụ nhà nước.

Ví dụ: Sự xuất hiện nhiệm vụ phòng, chống bão lụt hay dịch bệnh... là khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước, do vậy các phương diện hoạt động để thực hiện nhiệm vụ này cũng mang tính khách quan.

Bên cạnh tính khách quan, chức năng nhà nước cũng mang tính chủ quan. Tính chủ quan của chức năng nhà nước phản ánh hoạt động của Nhà nước phản ánh ý chí, lợi ích của con người.

Ví dụ: Việc lựa chọn hình thức, biện pháp thực hiện chức năng để đạt được các nhiệm vụ đặt ra cũng thể hiện ý chí của Nhà nước, cán bộ, nhân viên nhà nước.

2. Phân loại chức năng nhà nước

2.1. Căn cứ vào tính pháp lí của việc thực hiện quyền lực nhà nước

Chức năng nhà nước được phân loại thành ba lĩnh vực: chức năng lập pháp, chức năng hành pháp và chức năng tư pháp.

- Chức năng lập pháp: là mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước trong lĩnh vực xây dựng pháp luật nhằm tạo ra những quy định pháp luật để điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng trong xã hội.

Đối với nước ta, chức năng này chỉ do cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội thực hiện. Sản phẩm của hoạt động lập pháp là các văn bản quy phạm pháp luật như: Hiến pháp, bộ luật, luật được ban hành.

- Chức năng hành pháp: là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước, nhằm tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, đồng thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật chỉ đạo trực tiếp hoạt động của các chủ thể khác chịu sự quản lí của Nhà nước.

Chức năng hành pháp là hoạt động mang tính tổ chức, khoa học, tính chủ động sáng tạo, được bảo đảm về phương diện bộ máy là các cơ quan hành chính nhiều về số lượng, phức tạp về cơ cấu, đa dạng về chức năng, nhiệm vụ và hình thức, phương pháp hoạt động. Đối với nước ta, thuộc hệ thống này, ở trung ương có Chính phủ, các cơ quan trực thuộc Chính phủ như các bộ, cơ quan ngang bộ và ở địa phương có ủy ban nhân dân (UBND) các cấp.

- Chức năng tư pháp: là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước nhằm bảo vệ pháp luật, xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực dân sự, hành chính, kinh tế, lao động, hôn nhân, gia đình...

Ở nước ta, chức năng tư pháp được thực hiện chủ yếu thông qua hệ thống cơ quan xét xử là Tòa án nhân dân các cấp. Ngoài ra, chức năng tư pháp còn được thực hiện bởi các cơ quan bảo vệ pháp luật khác: Viện Kiểm sát, công an, thanh tra và cơ quan tư pháp.

2.2. Căn cứ vào tính hệ thống và chủ thể thực hiện chức năng

Chức năng của toàn thể bộ máy nhà nước: là các mặt hoạt động cơ bản của Nhà nước đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước.

Ví dụ: Để thực hiện chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đòi hỏi nhiều cơ quan nhà nước phải tham gia như: Tòa án, công an, Viện Kiểm sát, thanh tra... Các cơ quan đó cùng tham gia thực hiện chức năng này ở những phương diện và mức độ khác nhau, phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

- Chức năng của cơ quan nhà nước: là mặt hoạt động cơ bản của cơ quan nhà nước cụ thể, góp phần thực hiện chức năng chung của cả bộ máy nhà nước.

Ví dụ: Chức năng của cơ quan công an là tham gia vào hoạt động phát hiện, khởi tổ, điều tra vụ án; Viện Kiểm sát: truy tố vụ án; Tòa án: thực hiện hoạt động xét xử vụ án... nhằm thực hiện chức năng chung là bảo vệ trật tự pháp luật của cả bộ máy nhà nước.

2.3. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động thực tế của Nhà nước

- Chức năng kinh tế: là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện các chính sách kinh tế của quốc gia.

Ví dụ: Tổ chức, quản lí, phát triển công, nông nghiệp, ngoại thương; hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ...

- Chức năng xã hội: là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước tác động vào lĩnh vực xã hội nhằm ổn định xã hội và tạo điều kiện cho xã hội phát triển.

Ví dụ: Chức năng xã hội trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ; trong lĩnh vực an sinh xã hội, lao động; trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội...

2.4. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của sự tác động

* Chức năng đối nội: là phương diện hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước.

Đơn cử các chức năng đối nội của Nhà nước Việt Nam bao gồm:

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trấn áp sự phản kháng, lật đổ, phản cách mạng;

- Tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ;

- Bảo vệ trật tự pháp luật, các quyển, lợi ích hợp pháp của công dân;

- Tổ chức và quản lí kinh tế.

* Chức năng đối ngoại: là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước trong quan hệ quốc tế.

- Ví dụ: Bảo vệ Tổ quốc; Hợp tác quốc tế với các nhà nước khác trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, các bên cùng có lợi.

- Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại liên quan chặt chẽ, hỗ trợ, tác động lẫn nhau. Trong đó, chức năng đối nội giữ vai trò chủ đạo, có tính chất quyết định đối với chức năng đối ngoại. Việc hoạch định và thực hiện chức năng đối ngoại của Nhà nước luôn phải xuất phát từ nội dung và tình hình thực hiện chức năng đối nội. Thực hiện chức năng đối nội hiệu quả sẽ tạo điều kiện thúc đẩy thực hiện tốt chức năng đối ngoại của Nhà nước. Kết quả, hiệu quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại sẽ góp phần tích cực đến việc thực hiện chức năng đối nội của Nhà nước.

-----------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài Chức năng nhà nước với các khái niệm và cách thức phân loại của chức năng nhà nước...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Chức năng nhà nước. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm nhiều tài liệu Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học khác để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm