Con ngươi của mắt có tác dụng

 Con ngươi của mắt có tác dụng gì

Con ngươi của mắt có tác dụng được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến con ngươi của mắt. Cũng như đưa ra các nội dung liên quan đến nội dung bài học Vật lý 11 bài 31: Mắt. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Con ngươi của mắt có tác dụng

A. điều chỉnh cường độ ánh sáng vào mắt một cách phù hợp

B. tạo ảnh của vật trên võng mạc

C. thay đổi tiêu cự của thấu kính mắt đang điều tiết

D. cảm thụ ánh sáng và truyền tín hiệu thị giác về não

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Con ngươi của mắt có tác dụng giúp điều chỉnh cường độ ánh sáng vào mắt một cách phù hợp

Đáp án A

Cấu tạo quang học của mắt

Từ ngoài vào trong, mắt có các bộ phận sau:

Màng giác (giác mạc): Lớp màng cứng trong suốt có tác dụng bảo vệ cho các phần tử phía trong và làm khúc xạ các tia sáng truyền vào mắt.

Thuỷ dịch: chất lỏng trong suốt có chiết suất xấp xỉ bằng chiết suất của nước.

Lòng đen: màn chắn, ở giữa có lỗ trống để điều chỉnh chùm sáng đi vào trong mắt. Lỗ trống này gọi là con ngươi. Con ngươi có đường kính thay đổi tự động tuỳ theo cường độ sáng.

Thể thuỷ tinh: khối chất đặc trong suốt (giống như thạch) có hình dạng thấu kính hai mặt lồi.

Dịch thuỷ tinh: chất lỏng giống chất keo loãng, lấp đầy nhãn cầu phía sau thể thuỷ tinh.

Màng lưới (võng mạc): lớp mỏng tại đó tập trung đầu các sợi thần kinh thị giác. Màng lưới có một chỗ rất nhỏ màu vàng gọi là điểm vàng V (là nơi cảm nhận ánh sáng nhạy nhất) và một vị trí gọi là điểm mù (nơi các sợi thần kinh đi vào nhãn cầu và không nhạy cảm với ánh sáng).

Khi mắt nhìn một vật, ảnh thật của vật được tạo ra ở màng lưới. Năng lượng ánh sáng thu nhận ở đây được chuyển thành tín hiệu thần kinh và truyền tới não, gây ra cảm nhận hình ảnh. Do đó mắt nhìn thấy vật.

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm:

A. giác mạc, thủy dịch, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc

B. thủy dịch, giác mạc, thể thủy tinh, lòng đen (con ngươi), dịch thủy tinh, võng mạc

C. giác mạc, thủy dịch, lòng đen (con ngươi), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc

D. lòng đen (con ngươi), giác mạc, thủy dịch, võng mạc, thể thủy tinh, dịch thủy tinh

Xem đáp án
Đáp án C

Cấu tạo quang học của mắt từ ngoài vào trong gồm: giác mạc, thủy dịch, lòng đen (con ngươi), thể thủy tinh, dịch thủy tinh, võng mạc

Câu 2. Nhận đinh nào sau đây đúng về sự điều tiết của mắt?

A. Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa.

B. Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực viễn thì mắt phải điều tiết tối đa.

C. Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt không phải điều tiết.

D. Khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt không phải điều tiết tối đa.

Xem đáp án
Đáp án A

A - đúng

B - sai vì: khi nhìn được vật đặt tại điểm cực viễn thì mắt không phải điều tiết

C, D - sai vì: khi nhìn được vật đặt tại điểm cực cận thì mắt phải điều tiết tối đa
Đáp án cần chọn là: A

Câu 3. Mắt tốt thì sẽ không có biểu hiện

A. nhìn được vật ở vô cực mà mắt không phải điều tiết.

B. khoảng cực cận của mắt khoảng 25 cm trở lại.

C. nhìn được vật ở vô cực nhưng mắt phải điều tiết.

D. khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt ở võng mạc

Xem đáp án
Đáp án C

A, B, D - là các biểu hiện của mắt tốt

C - nhìn được vật ở vô cực nhưng mắt phải điều tiết là biểu hiện của mắt có tật, không phải là biểu hiện của mắt tốt

Câu 4.  Điều kiện để nhìn rõ một vật là:

A. Vật nằm trong khoảng cực cận của mắt, góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly.

B. Vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt, góc trông vật nhỏ hơn hoặc tối đa là bằng năng suất phân ly.

C. Vật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt, góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly.

D. Vật nằm ngoài khoảng cực viễn của mắt, góc trông vật lớn hơn hoặc tối thiểu là bằng năng suất phân ly.

Xem đáp án
Đáp án C

-----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Con ngươi của mắt có tác dụng. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đánh giá bài viết
1 178
Sắp xếp theo

    Vật lý lớp 11

    Xem thêm