Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng được VnDoc biên soạn tổng hợp lại các nội dung lý thuyết liên quan đến hiện tượng khúc xạ ánh sáng, định luật khúc xạ ánh sáng. Từ đó bạn đọc vận dụng vào trả lời các câu hỏi bài tập lý thuyết. Hy vọng thông qua tài liệu, sẽ giúp bạn đọc củng cố lại phần kiến thức đã học, ôn tập lại các kiến thức, bài tập Vật lý của bài.
Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Định luật khúc xạ ánh sáng
Trong đó: i: góc tới- góc hợp bởi tia tới và pháp tuyến
r: góc phản xạ- góc hợp bởi pháp tuyến và tia phản xạ
n1: chiết suất tuyệt đối của môi trường 1
n2: chiết suất tuyệt đối của môi trường 2
n1. sini = n2. sinr
Phát biểu thành định luật khúc xạ ánh sáng như sau:
Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới
Với 2 môi trường trong suốt nhất định tỉ số giữa sin góc tới và sin góc khúc xạ là một hằng số nhất định:
sini / sinr = n2 /n1 = const
Câu hỏi bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Nội dung phát biểu nào sau đây là đúng về ảnh của vật:
A. Ảnh của vật tạo bởi gương là hình của một vật quan sát được dưới gương
B. Ảnh của vật tạo bởi gương là hình của một vật quan sát được sau gương
C. Ảnh của vật tạo bởi gương là hình của một vật quan sát được trong gương
D. Ảnh của vật tạo bởi gương là hình của một vật quan sát được trên màn qua gương chiếu lại
Câu 2. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là:
A. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường
B. Hiện tượng lệch phương (gãy) của tia sáng khi truyền xiên góc tới qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt và rắn khác nhau.
C. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường rắn và lỏng.
D. Hiện tượng lệch phương (gãy) của tia sáng khi truyền xiên góc tới qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt và chất lỏng khác nhau.
Câu 3. Nội dung phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về định luật khúc xạ ánh sáng:
A. Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới
B. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới và nằm khác chiều nhau
C. Tia khúc xạ và tia tới đều nằm cùng một phía so với pháp tuyến tại điểm tới
D. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới
Câu 4. Vật nào có thể được coi là một gương phẳng, trong các vật dưới đây:
A. Mặt phẳng của bàn học
B. Mặt nước của bờ hồ gợn sóng
C. Mặt phẳng của một miếng kim loại nhẵn bóng
D. Mặt của một tờ giấy
Ta có thể coi mặt phẳng của một tấm kim loại nhẵn bóng như một gương phẳng.
Câu 5. Chiếu một tia tới lên gương phẳng. Biết góc tới (i = (450) ). Góc phản xạ bằng:
A. 900
B. 600
C. 450
D. 300
-------------------------------
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Thế nào là hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.