Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài Ôn tập chương 2

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài Ôn tập chương 2 để  bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải sách giáo khoa Công nghệ 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết.

Câu hỏi 1 trang 37 SGK Công nghệ 11 Kết nối

Trình bày khái niệm và vai trò của giống trong chăn nuôi. Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở gia đình, địa phương em.

Bài làm

Khái niệm: Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; giống vật nuôi phải có số lượng nhất định để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.

Vai trò:

Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.

Giống vật nuôi quyết định đến chất lượng sản phẩm chăn nuôi.

Liên hệ thực tiễn: Gà Ai Cập cho năng suất trứng khoảng 250-280 quả/mái/năm.

Câu hỏi 2 trang 37 SGK Công nghệ 11 Kết nối

Những chỉ tiêu cơ bản nào được sử dụng trong chọn giống vật nuôi? Trình bày các biểu hiện và ý nghĩa của các chỉ tiêu đó trong chọn giống vật nuôi.

Bài làm

Biểu hiện

Ý nghĩa

Ngoại hình

Hình dáng toàn thân, màu sắc da, lông, tai, mỡ, bụng, số núm vú, sừng, chân (đối với gia súc); mào, tích, chân, màu sắc lông (đối với gia cầm).

Chọn những cá thể cân đối, mang đặc điểm đặc trưng của giống, không bị khuyết tật, lông và da bóng mượt, mắt tinh nhanh để làm giống.

Thể chất

Tốc độ sinh trưởng, kích thước của vật nuôi, sức khỏe của vật nuôi, khả năng hoạt động của vật nuôi,...

Chọn những đặc điểm như lớn nhanh, kích thước lớn trong đàn, khỏe mạnh, hoạt động nhanh nhẹn để làm giống.

Sinh trưởng, phát dục

Sinh trưởng: Tốc độ tăng trưởng khối lượng cơ thể và mức tiêu tốn thức ăn.

Phát dục: Đánh giá bằng thời gian tính dục và thuần thục tính dục ở mỗi loài.

Là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc.

Khả năng sản xuất

Phụ thuộc vào từng giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể.

Tạo ra sản phẩm vật nuôi với khả năng năng suất sinh sản, cho thịt, trứng, sữa, sức kéo.

Câu hỏi 3 trang 37 SGK Công nghệ 11 Kết nối

Trình bày các phương pháp chọn giống vật nuôi phổ biến, nêu ưu và nhược điểm của từng phương pháp. Liên hệ với thực tiễn chọn giống vật nuôi ở gia đình, địa phương em.

Bài làm

Phương pháp chọn lọc hàng loạt:

  • Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.
  • Nhược điểm: do chủ yếu căn cứ vào kiểu hình, chưa biết được kiểu gene nên hiệu quả chọn lọc thường không cao và không ổn định.

Phương pháp chọn lọc cá thể:

  • Ưu điểm: hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra có độ đồng đều, năng suất ổn định, giống được sử dụng trong thời gian dài.
  • Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật phải cao.

Liên hệ thực tiễn: địa phương em lựa chọn phương pháp chọn lọc hàng loạt ở loài gà (chọn ra những con gà có sản lượng trứng cao từ 200 quả đến 250 quả/môt chu kì 300 ngày sẽ được giữ lại làm giống, những con đẻ số lượng trứng ít hơn bị loại thải.

Câu hỏi 4 trang 37 SGK Công nghệ 11 Kết nối

Trình bày một số phương pháp nhân giống vật nuôi phổ biến và nêu mục đích của các phương pháp đó.

Bài làm

Mục đích nhân giống thuần chủng:

  • Bảo tồn các giống vật nuôi quý hiếm.
  • Phát triển, khai thác ưu thế của các giống vật nuôi nội.
  • Phát triển về số lượng đối với giống nhập nội và củng cố các đặc tính mong muốn đối với giống mới gây thành.

Mục đích lai giống: bổ sung các tính trạng tốt có ở các giống khác nhau và khai thác ưu thế lai ở đời con.

Câu hỏi 5 trang 37 SGK Công nghệ 11 Kết nối

Phân tích ý nghĩa, thành tựu của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi.

Bài làm

Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi là:

  • Khai thác triệt để tiềm năng di truyền của những vật nuôi cái cao sản, vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn.
  • Nâng cao năng suất sinh sản, tăng số lượng con sinh ra từ một cái giống cao sản. Nhanh chóng thay đổi chất lượng đàn giống.
  • Dễ dàng, thuận lợi trong việc xuất, nhập, vận chuyển, trao đổi con giống giữa các nước, các vùng, các địa phương.
  • Có tác dụng phổ biến nhanh những đặc tính tốt của cá thể, của giống, rút ngắn khoảng cách thế hệ.
  • Là cơ sở cho công nghệ cấy truyền nhân và cấy truyền gene.

Thành tựu của việc ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn và nhân giống vật nuôi là:

  • Tạo ra được nhiểu sản phẩm chất lượng.
  • Tiết kiệm thời gian.
  • Hiệu quả kinh tế cao.

---------------------------------------

Bài tiếp theo: Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 7

Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài Ôn tập chương 2. Mong rằng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Công nghệ 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm