Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi
Công nghệ chăn nuôi 11 Kết nối tri thức bài 9
Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới để có thêm tài liệu giải sách giáo khoa Công nghệ 11 Kết nối tri thức.
Mở đầu
Bảo quản thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì? Người ta thường bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng những phương pháp nào?
Bài làm
Bảo quản thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích: ngăn chặn vi khuẩn, nấm men gây hại...
Người ta thường bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng những phương pháp:
Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.
Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô.
I. Khái niệm và ý nghĩa của bảo quản thức ăn chăn nuôi (SGK)
II. Phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi
1. Bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho
2. Bảo quản thức ăn bằng phương pháp làm khô
Câu hỏi: Theo em việc làm khô thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích gì? Ở gia đình, địa phương em loại thức ăn chăn nuôi nào thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô?
Bài làm
Việc làm khô thức ăn nhằm mục đích: ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn, tránh gây ẩm mốc.
Ở gia đình, địa phương em loại thức ăn chăn nuôi thường được bảo quản bằng phương pháp làm khô là: thóc, ngô...
Câu hỏi: Quan sát Hình 9.3 và mô tả các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô.
Bài làm
Các bước bảo quản thức ăn (rơm) cho trâu, bò bằng phương pháp kiềm hóa và làm khô là:
Lựa chọn rơm khô, đánh giá chất lượng.
Ngâm rơm khô với nước vôi (1%).
Rửa rơm cho sạch nước vôi.
Phơi, sấy rơm.
Đánh giá chất lượng, bảo quản và sử dụng.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi truyền thống đối với các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương. Lấy một ví dụ cụ thể.
Bài làm
Phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi truyền thống đối với các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương là: bảo quản thức ăn chăn nuôi trong kho.
Ví dụ: Thức ăn đóng bao được đóng gói với chất liệ bao đủ bền, an toàn, có khả năng chống ẩm, không để trực tiếp xuống sàn...
3. Ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi
Câu hỏi: Nêu ưu và nhược điểm của phương pháp bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng kho silo.
Bài làm
Ưu điểm:
- Có sức chứa lớn, có thể chứa hơn 1 000 tấn thức ăn.
- Tự động hóa trong quá trình nhập, xuất kho.
- Ngăn chặn được sự phá hoại của động vật, vi sinh vật.
- Tiết kiệm được diện tích, chi phí lao động.
Nhược điểm:
Chi phí đầu tư cao.
Câu hỏi: Quan sát Hình 9.5 và mô tả các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo.
Bài làm
Mô tả các bước bảo quản thức ăn chăn nuôi bằng silo là:
- Thu hoạch nguyên liệu thô (cỏ, cây họ Đậu)
- Phơi héo, cắt ngắn, làm giàu dinh dưỡng.
- Thiết lập mô hình lên men, lên men.
- Đưa vào silo (ủ chua và bảo quản).
- Đánh giá chất lượng sản phẩm và sử dụng.
Kết nối năng lực: Sử dụng internet, sách, báo,... để tìm hiểu ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
Bài làm
Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ; sản xuất thức ăn, thuốc thú chất lượng cao, tự động hóa chuồng trại,…
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất theo hướng chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu, với các mô hình chăn nuôi chuyên canh quy mô lớn, con giống tốt, áp dụng quy trình Việt GAP, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất con giống - bao tiêu thức ăn - tiêu thụ sản phẩm.
Luyện tập và vận dụng
Luyện tập
Câu hỏi: Nêu phương pháp bảo quản một số loại thức ăn chăn nuôi. Trình bày một số ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản thức ăn chăn nuôi.
Vận dụng
Câu hỏi: Đề xuất phương pháp bảo quản một loại thức ăn chăn nuôi phù hợp với thực tiễn ở gia đình, địa phương em.
------------------------------------
Bài tiếp theo: Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 10
Trên đây VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 9: Bảo quản thức ăn chăn nuôi. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm tài liệu để học tập tốt hơn môn Công nghệ 11 Kết nối tri thức. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Toán 11 Kết nối tri thức, Ngữ văn 11 Kết nối tri thức.