Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu giải SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức nhé. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mở đầu

Câu hỏi: Hình 20.1 thể hiện hai trong số các hệ thống chính của động cơ đốt trong. Hãy cho biết tên gọi, nhiệm vụ của hai hệ thống đó.

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20

Bài làm

Hai hệ thống chính: hệ thống khởi động và hệ thống bôi trơn.

- Nhiệm vụ của hệ thống khởi động: làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ có thể tự nổ máy được

- Nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn: đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt làm việc của các chi tiết để giảm ma sát và nhiệt độ giữa các chi tiết

I. Hệ thống bôi trơn

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.2 và thực hiện các nhiệm vụ:

- Gọi tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (14).

- Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết nào?

- Bộ phận nào có chức năng làm sạch dầu, bộ phận nào làm mát dầu?

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20

Bài làm

- Tên các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (14):

(1) Các te , (2) lưới lọc , (3) bơm , (4) van an toàn bơm dầu , (5) van an toàn lọc dầu , (6) lọc dầu , (7) Van khống chế lưu lượng dầu qua két làm mát , (8) két làm mát , (9) đồng hồ báo áp suất dầu , (10) đường dầu chính , (11)(12)(13) các đường dầu phụ , (14) đường dầu hồi về các te

- Dầu bôi trơn được đưa đến bề mặt của những chi tiết: Hệ thống bôi trơn cưỡng bức có bơm dầu tạo ra áp lực để đẩy dầu bôi trơn đến tất cả các bề mặt ma sát của các chi tiết để bôi trơn.

- Bộ phận lọc có chức năng làm sạch dầu, bộ phận bơm làm mát dầu.

II. Hệ thống làm mát

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.3 và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (11) của hệ thống làm mát.

- Khi quạt gió (7) quay, gió được hút vào hay thổi ra.

- Trên các đường ống dẫn nước, màu đỏ, màu xanh thể hiện điều gì?

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20

Bài làm

- Gọi tên, xác định vị trí các chi tiết, bộ phận từ (1) đến (11) của hệ thống làm mát:

1: Thân máy

2: Nắp máy

3: Đường nước nóng

4: Van hằng nhiệt

5: Két nước

6: Giàn ống của két nước

7: Quạt gió

8: Ống nước tắt về bơm

9: Pully dẫn động quạt gió

10: Bơm nước

11: Ống phân phối nước lạnh

- Khi quạt gió (7) quay, gió được hút vào để làm mát động cơ và tăng tốc độ làm mát nước trong giàn ống.

- Trên các đường ống dẫn nước, màu đỏ thể hiện nước nóng, màu xanh thể hiện nước lạnh.

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và cho biết có những loại nước làm mát nào được sử dụng. Tại sao người ta lại pha thêm chất phụ gia vào nước làm mát?

Bài làm

Hiện nay có 2 loại nước làm mát chính được sử dụng, gồm nước tinh khiết và nước có pha chất phụ gia.

Khi pha thêm phụ gia vào nước làm mát, các chất phụ gia sẽ làm tăng nhiệt dung riêng của nước làm mát, nhờ đó, khả năng hấp thụ nhiệt và truyền tải nhiệt của nước làm mát được tăng lên, hiệu quả làm mát từ đó cũng tăng.

III. Khám phá nhiên liệu

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.5 và cho biết:

- Đặc điểm của họng khuyếch tán.

- Bộ phận, chi tiết nào giữ cho lượng xăng trong buồng phao luôn ở mức không đổi?

- Nếu thùng xăng đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao thì có ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ không? Ảnh hưởng như thế nào?

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20

Bài làm

Đặc điểm của họng khuếch tán: tiết diện thu nhỏ để tăng tốc độ không khí khi đi qua.

Bộ phận, chi tiết giữ cho lượng xăng trong buồng phao luôn ở mức không đổi là kim tiết lưu.

Nếu thùng xăng đặt ở vị trí thấp hơn buồng phao thì có ảnh hưởng tới hoạt động của động cơ.

Đó là quá trình lọc xăng diễn ra khó khăn hơn.

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.7 và cho biết các bầu lọc trên hệ thống có thể hoán đổi vị trí được không?

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20

Bài làm

Các bầu lọc không thể đổi vị trí cho nhau.

Mỗi bầu lọc thô hoặc lọc tinh đều có vai trò nhiệm vụ của nó nên không thể hoán đổi vị trí cho nhau. Trong trường hợp bị hoán đổi, hệ thống và động cơ vẫn làm việc, nhưng điều kiện làm việc không đảm bảo, cặn bẩn trong nhiên liệu có thể lọt sang bơm cao áp => bơm cao áp có thể nhanh bị hỏng.

Câu hỏi: Qua bài học và kết hợp tìm hiểu thêm trong sách báo, internet em hãy cho biết:

- Tại sao dầu diesel cần phải được phun tơi với áp suất cao?

- Thông thường áp suất dầu diesel phun có giá trị khoảng bao nhiêu?

Bài làm

Do dầu diesel phun vào xi lanh động cơ ở cuối kì nén nên thời gian hòa trộn với không khí để hình thành hỗn hợp không khí và nhiên liệu rất ngắn, do vậy, dầu diesel cần được phun với áp suất cao để dầu diesel được xé tơi dễ hóa hơi và hòa trộn với không khí.

Các hệ thống nhiên liệu động cơ diesel thông thường (thế hệ cũ) có áp suất phun từ 180 đến 220 bar. Còn hệ thống nhiên liệu động cơ Diesel điều khiển điện tử có áp suất phun lên tới hàng nghìn bar.

IV. Hệ thống khởi động

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.8 và cho biết tại sao lò xo số (9) lại đẩy được lõi thép của rơ le điện (10) sang phải ( vị trí ban đầu) khi khóa khởi động (8) tắt và động cơ đốt trong làm việc.

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20

Bài làm

Khi khởi động, rơ le điện sinh ra lực từ trường hút lõi thép của rơ le điện (10) sang trái đồng thời nén lò xo (9). Do vậy khi khoá khởi động (8) tắt (động cơ đốt trong làm việc), không có dòng điện qua rơ le điện, lực từ trường không có (không còn lực hút lõi thép rơ le điện (10) sang trái) lúc này lò xo (9) hồi vị về trạng thái ban đầu sẽ đẩy lõi thép của rơ le điện (10) sang phải.

V. Hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.10 và cho biết lò xo (8) trong hệ thống có nhiệm vụ gì? Nếu không có lò xo (8) thì hệ thống có làm việc được không?

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20

Bài làm

- Lò xo (8) có nhiệm vụ đẩy má vít trong bộ tạo xung (7) được tiếp xúc nhau.

- Nếu không có lò xo (8), má vít của bột tạo xung (7) không tiếp xúc được với nhau, sẽ không sinh ra được suất điện động cảm ứng E2, như vậy bu gi không tạo tia lửa điện.

Câu hỏi: Qua bài học và kết hợp tìm hiểu thêm trong sách báo, internet, em hãy cho biết hệ thống đánh lửa thường, dùng acquy ( Hình 20.10) có nhược điểm chính nào so với các hệ thống đánh lửa khác?

Bài làm

Hệ thống đánh lửa trên hình 20.10 là hệ thống đánh lửa dùng má vít (tiếp điểm)

Ưu điểm: Đơn giản, dễ sử dụng và sửa chữa.

Nhược điểm: trong quá trình làm việc tại má vít xuât hiện tia lửa điện (mặc dù đã có tụ (6)) làm tróc rỗ bề mặt dẫn đến chất lượng đánh lửa bị kém.

IV. Hệ thống xử lí thải của động cơ

Câu hỏi: Quan sát Hình 20.11 em hãy cho biết nhiệm vụ của van luân hồi EGR trong hệ thống luân hồi khí thải EGR.

Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20

Bài làm

Trong hệ thống luân hồi EGR van EGR có nhiệm vụ định lượng phù hợp lưu lượng khí thải quay trở lại đường nạp ở các chế độ làm việc của động cơ.

Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và cho biết hiện nay có những giải pháp xử lí khí thải nào thường được sử dụng trên ô tô.

Bài làm

Những giải pháp xử lí khí thải nào thường được sử dụng trên ô tô:

  • Bộ xử lý khí thải kiểu xúc tác 3 đường
  • Bộ lọc PM
  • Bộ xử lý khí thải kiểu oxi hóa dùng cho động cơ diesel
  • Bộ xử lý NOx kiểu tích lũy

Vận dụng

Qua nội dung bài học và tìm hiểu trong thực tế, em hãy cho biết:

- Động cơ xe máy thường sử dụng hệ thống khởi động nào?

- Chi tiết đặc trưng của hệ thống đánh lửa sử dụng trên xe máy hoặc ô tô.

Bài làm

Động cơ xe máy thường sử dụng bộ xử lí ba thành phần

Chi tiết đặc trung của hệ thống đánh lửa là bu gi

------------------------------------------------

Bài tiếp theo: Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 21

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Công nghệ 11 Kết nối tri thức bài 20: Các hệ thống trong động cơ đốt trong. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Công nghệ 11 Kết nối tri thức.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Công nghệ 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm