Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương lần 2
Đề minh họa Sinh học 2019
SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG
( Đề thi gồm 05 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN II
NĂM HỌC 2018 - 2019
MÔN : SINH HỌC
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề.
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi
132
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................
Câu 1: Dạng đột biến gen nào sau đây làm cho số liên kết hiđrô của gen giảm đi một liên kết?
A. Thay thế một cặp (A - T) bằng một cặp (G – X).
B. Thêm một cặp (A – T).
C. Mất một cặp A – T.
D. Thay thế một cặp (G – X) bằng một cặp (A – T).
Câu 2: Côđon nào sau đây quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5'UAG3'. B. 5'AUG3'. C. 5'UUG3'. D. 5'AAU3.
Câu 3: Trong Opêron Lac không có thành phần nào sau đây?
A. Các gen cấu trúc. B. Gen điều hòa. C. Vùng vận hành. D. Vùng khởi động.
Câu 4: Loại phân tử nào sau đây đóng vai trò như “một người phiên dịch” ?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN.
Câu 5: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Nếu đột biến điểm làm tăng số liên kết hiđrô của gen thì sẽ làm tăng chiều dài của gen.
II. Đột biến gen trội có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
III. Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
IV. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 6: Nếu các gen liên kết hoàn toàn, mỗi gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Phép
lai cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 2 : 1 là
A.
aB
AB
×
aB
Ab
. B.
ab
AB
×
aB
Ab
. C.
ab
Ab
×
ab
aB
. D.
ab
AB
×
ab
AB
.
Câu 7: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể?
I. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng gen trong nhóm gen liên kết.
II. Đột biến chuyển đoạn có thể làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Côn trùng mang đột biến chuyển đoạn có thể được sử dụng làm công cụ phòng trừ sâu bệnh.
IV. Sự chuyển đoạn tương hỗ cũng có thể tạo ra thể đột biến đa bội.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 8: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen?
A. Tạo ra cừu Đôly.
B. Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm luợng đường cao.
C. Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β – carôten ở trong hạt.
D. Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
Câu 9: Một cá thể có kiểu gen
de
DE
giảm phân xảy ra hoán vị gen giữa hai gen D và E là 30%. Theo lí
thuyết, tỉ lệ loại giao tử DE tạo ra là
A. 15%. B. 30%. C. 25%. D. 35%.
Câu 10: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Biết rằng không có đột biến
xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3: 1?
A. AAbbDd × AaBBDd. B. AaBbDd × aabbDd.
C. AaBbdd × AAbbDd. D. AabbDd × aabbDd.
Câu 11: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Đột biến.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 12: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình phân tính 1 : 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai:
A. BB × Bb B. Bb × bb. C. BB × bb. D. Bb × Bb.
Câu 13: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen?
A. Aabb. B. AaBb. C. AABb. D. aaBB.
Câu 14: Để tạo ra cây lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen, người ta sử dụng phương
pháp nào sau đây?
A. Dung hợp hai tế bào trần khác loài.
B. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh, sau đó cho đa bội hóa.
C. Nhân bản vô tính từ tế bào sinh dưỡng.
D. Lai hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
Câu 15: Ở cà độc dược, bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số lượng NST trong tế bào của thể một nhiễm là
A. 36. B. 12. C. 25. D. 23.
Câu 16: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về thể dị đa bội?
A. Thể dị đa bội được hình thành bằng cơ chế lai xa và đa bội hóa.
B. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
C. Thể dị đa bội là những cây tạo quả không hạt.
D. Thể dị đa bội không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
Câu 17: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào
sau đây?
A. Đại Nguyên sinh. B. Đại Cổ sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Tân sinh.
Câu 18: Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột
biến. Cho hai cây cùng loài đều dị hợp tử về hai cặp gen (P) giao phấn với nhau. Theo lí thuyết, ở F
1
không thể xuất hiện tỉ lệ kiểu hình nào sau đây?
A. 9 : 3 : 3 : 1. B. 1: 2 : 1. C. 13 : 5 : 1 : 1. D. 11 : 3 : 1 : 1.
Câu 19: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quá trình dịch mã diễn ra trong nhân của tế bào.
II. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5
/
3
/
trên phân tử mARN.
III. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm cùng tham gia dịch mã trên phân tử mARN.
IV. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là foocmin mêtiônin.
A. 2. B.1. C. 3. D. 4.
Câu 20: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Bệnh ung thư máu.
(3) Tật có túm lông ở vành tai. (4) Hội chứng Đao.
(5) Hội chứng Tơcnơ. (6) Bệnh máu khó đông.
Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là:
A. (3), (4), (5), (6). B. (1), (2), (5). C. (2), (3), (4), (6). D. (1), (2), (4), (6).
Câu 21: Khi nói về các nhân tố tiến hoá, có bao nhiêu đặc điểm sau đây có ở cả nhân tố di - nhập gen và
nhân tố đột biến ?
I. Đều có thể làm xuất hiện các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
II. Đều làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định.
III. Đều có thể dẫn tới làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
IV. Đều có thể cung cấp nguồn biến dị di truyền cho quần thể.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 22: Ở người, gen M quy định máu đông bình thường, gen m quy định máu khó đông. Gen này nằm
trên đoạn không tương đồng nhiễm sắc thể X. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và
một con gái máu khó đông. Biết rằng không xảy ra đột biến. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. X
M
X
m
× X
m
Y. B. X
M
X
m
× X
M
Y. C. X
M
X
M
× X
m
Y. D. X
M
X
M
× X
M
Y.
Câu 23: Ở một loài thực vật, xét 3 gen A, B, D; mỗi gen có 2 alen, quy định một tính trạng. Các gen này
nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau, không xảy ra đột biến. Khi cho cây có kiểu gen AaBbDd lai
với một cây khác (P), ở đời con F
1
thu được 4 dòng thuần. Kiểu gen của cây đem lai có thể là
A. AaBbDd. B. AaBBDD. C. AaBbDD. D. AABbdd.
Câu 24: Khi nói về NST và đột biến NST ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
I. Mỗi NST đơn gồm 1 phân tử ADN kết hợp với các phân tử prôtêin histon.
II. Trong dạng đột biến mất đoạn, có cả trường hợp đoạn bị mất mang tâm động.
III. Đột biến NST ở người chỉ xảy ra ở các NST có kích thước nhỏ như NST số 21, mà không xảy ra ở các
NST có kích thước lớn.
IV. Đột biến lặp đoạn NST làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
A. 2 . B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 25: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập
và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cho cây có kiểu gen AaBb lai phân tích thì đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1.
II. Cho 2 cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với nhau, thu được F
1
. Nếu F
1
có 6 loại kiểu gen thì có thể chỉ
có 2 loại kiểu hình.
III. Cho cây thân cao, hoa đỏ giao phấn với cây thân thấp, hoa trắng, thu được F
1
. Nếu F
1
có thân thấp,
hoa trắng thì chứng tỏ F
1
có 6 loại kiểu gen.
IV. Các cây thân cao, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thì đời con có tối đa 9 loại kiểu gen và tối thiểu có
2 loại kiểu hình.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 26: Ở một quần thể ngẫu phối, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Thế hệ
ban đầu có tỉ lệ kiểu gen là: 0,4 AaBb : 0,2 Aabb : 0,2 aaBb : 0,2 aabb. Theo lý thuyết ở F
1
có:
A. số cá thể mang một trong hai tính trạng trội chiếm 53%.
B. số cá thể dị hợp về hai cặp gen chiếm 18%.
C. số cá thể mang hai tính trạng trội chiếm 17%.
D. 10 loại kiểu gen khác nhau.
Câu 27: Cho biết mỗi tính trạng do một gen quy định và trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai
♀
ab
AB
Dd × ♂
aB
Ab
Dd , loại kiểu hình có ba tính trạng lặn có tỷ lệ 1,5%. Cho biết ở hai giới có hoán
vị gen với tần số như nhau. Tần số hoán vị gen là
A. 30%. B. 20%. C. 40%. D. 36%.
Câu 28: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do một cặp gen quy định, tính trạng hình dạng quả
do một cặp gen khác quy định. Cho cây hoa đỏ, quả tròn thuần chủng giao phấn với cây hoa vàng, quả
bầu dục (P), thu được F
1
gồm 100% cây hoa đỏ, quả tròn. Cho tất cả các cây F
1
tự thụ phấn, thu được F
2
có 9% số cây hoa đỏ, quả bầu dục. Biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình
phát sinh giao tử đực và giao tử cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Nếu cho F
1
lai phân tích thì sẽ thu được đời con kiểu hình cây hoa đỏ, quả tròn chiếm 40%.
II. F
2
có 5 loại kiểu gen quy định kiểu hình hoa đỏ, quả tròn.
III. Ở F
2
, số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ 24%.
IV. Ở F
2
, trong tổng số cây hoa đỏ, quả tròn thì cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ 25/33.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 29: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, trong
quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới tính với tần số như nhau. Xét phép lai
(P): ♀
ab
AB
X
D
X
d
× ♂
ab
AB
X
D
Y thu được F
1
có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên là 2,25%. Theo lí
thuyết, có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
I. Ở F
1
, các cá thể có kiểu hình trội về một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 14,25%.
II. Trong tổng số cá thể cái F
1
, các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 17%.
III. Ở giới đực F
1
, có tối đa 5 kiểu gen quy định kiểu hình có ba tính trạng trội.
IV. Ở giới cái F
1
, có tối đa 12 kiểu gen dị hợp.
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 30: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2
cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F
1
. Nếu không có
đột biến. Theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa đỏ F
1
thì số cây thân cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen
chiếm tỉ lệ
Đề thi thử môn sinh 2019 có đáp án
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Đề thi Trắc nghiệm Toán 12, Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương lần 2. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút. Mời các bạn học sinh tham khảo.
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 trường THPT Lê Xoay - Vĩnh Phúc lần 2
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 Sở GD&ĐT Bắc Giang
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 trường THPT Chuyên Bắc Ninh lần 4
- Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 trường THPT Thái Phiên - Hải Phòng
- Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 liên trường THPT - Nghệ An lần 2
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2019 trường THPT Đoàn Thượng - Hải Dương lần 2. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Hóa học, Thi thpt Quốc gia môn Vật Lý, Thi thpt Quốc gia môn Sinh học, Soạn bài lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.