Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đáp án Tập huấn lớp 6 sách Kết nối tri thức các môn học

Đáp án Tập huấn lớp 6 sách Kết nối tri thức các môn học giúp thầy cô giáo tham khảo, hoàn thành tập huấn Chương trình bồi dưỡng giáo viên của mình và chuẩn bị hiệu quả cho các bài học bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2021 - 2022.

Để chuẩn bị cho năm học mới, các bạn tham khảo các bộ sách mới sau đây:

1. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn Toán

Câu 1. Đặc điểm đổi mới căn bản về cấu trúc SGK Toán 6 là gì?

A. Thiết kế nội dung theo các chương, mục như SGK Toán 6 hiện hành.

B. Thiết kế nội dung theo các chương, bài và có các nội dung mới so với sách Toán 6 hiện hành là Thống kê xác suất và Hình học trực quan.

C. Thiết kế nội dung các mạch kiến thức đan xen vào nhau trong cả năm học.

D. Thiết kế nội dung mỗi bài học là 1 tiết học.

Đáp án: B

Câu 2. SGK Toán 6 giúp GV dễ dàng chuẩn bị và giảng dạy vì những điểm nào sau đây?

(1) Nội dung và hình thức tổ chức các bài học giống SGK Toán 6 hiện hành.

(2) Cách viết đơn giản, không hàn lâm.

(3) Kế thừa những điểm tích cực của SGK Toán 6 hiện hành giúp GV tận dụng được các kinh nghiệm đã có.

(4) Có cấu trúc bài học phù hợp với quy trình bốn bước lên lớp.

Phương án trả lời nào sau đây là đúng nhất?

A. (1) B. (4)

C. (2), (3) D. (3), (4)

Đáp án: D

Câu 3. Dạy học phần Hoạt động Tìm tòi-Khám phá trong SGK Toán 6 nhằm mục tiêu cơ bản nào?

A. Giúp HS chiếm lĩnh kiến thức mới.

B. Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức đã học.

C. Luyện tập, củng cố kiến thức.

D. Kiểm tra bài đã học.

Đáp án: A

Câu 4. Dạy học phần Luyện tập, Thực hành trong SGK Toán 6 nhằm mục tiêu cơ bản nào?

A. Thực hành vận dụng kiến thức bổ sung.

B. Giúp HS thực hành, luyện tập kiến thức ở mức độ cơ bản (củng cố trực tiếp kiến thức).

C. Thực hành vận dụng kiến thức tổng hợp của chủ đề.

D. Thực hành vận dụng nâng cao kiến thức.

Đáp án: 4B

Câu 5. Dạy học cấu phần Vận dụng trong tiết học ở SGK Toán 6 nhằm những mục tiêu cơ bản nào trong các mục tiêu sau?

(1) Củng cố kiến thức đã học. Gây hứng thú học tập cho HS.

(2) Vận dụng kiến thức để giải quyết một vấn đề thực tế.

(3) Giúp đỡ HS yếu kém.

(4) Giải bài toán ở mức độ phối hợp các kiến thức cũ và mới.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (1), (3), (4).

C. (2), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Đáp án: D

Câu 6. Dạy học bài Luyện tập chung trong SGK Toán 6 nhằm những mục tiêu cơ bản nào sau đây?

(1) Bài Luyện tập chung (sau một vài bài học) giúp HS củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức trong bài học thông qua hệ thống các bài tập từ cơ bản đến nâng cao và vận dụng giải quyết bài toán thực tiễn cuộc sống.

(2) Bài Luyện tập chung giúp HS ôn tập, củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức của một số bài đã học hoặc của cả chương.

(3) Chủ yếu là giúp HS khám phá chiếm lĩnh kiến thức mới.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1), (3).

D. (1), (2), (3).

Đáp án: A

Câu 7. Những điều cơ bản đạt được và chưa đạt được trong bài dạy minh hoạ (qua xem video bài giảng minh hoạ) là gì?

(1) Đã đạt được mục tiêu bài giảng. Học sinh được tham gia hoạt động.

(2) GV dạy khá, có thể là tiết dạy để GV tham khảo. Tuy nhiên, GV tương tác chưa nhiều với HS của cả lớp. Giáo viên đôi khi còn chưa sôi nổi. Lớp học còn chưa thật vui.

(3) Tiết dạy không đạt yêu cầu.

(4) GV có cố gắng tổ chức các hình thức tổ chức dạy học (như lồng ghép vào câu chuyện, liên hệ thực tế, dùng công nghệ thông tin, phương tiện dạy học hiện đại, ...) nhằm tạo sự hấp dẫn của bài học và gây hứng thú học tập, phát huy được tích cực, chủ động của HS.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Đáp án: D 

Câu 8. Các loại hình kiểm tra, đánh giá và mục tiêu của mỗi loại hình đó trong việc đánh giá kết quả học tập của HS đối với Toán 6 là gì?

(1) Có hai loại hình kiểm tra, đánh giá về học tập là Đánh giá thường xuyên và Đánh giá định kì.

(2) Đánh giá thường xuyên cung cấp thông tin phản hồi cho GV và HS nhằm hỗ trợ, điều chỉnh kịp thời, thúc đẩy sự tiến bộ của HS theo mục tiêu đánh giá vì sự tiến bộ trong học tập của HS. Đánh giá định kì nhằm xác định mức độ kết quả đạt được của HS so với Chuẩn kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực và công nhận thành tích học tập của HS sau một giai đoạn học tập, rèn luyện.

(3) Đánh giá định kì ở lớp 6 có 4 bài kiểm tra môn Toán vào: giữa học kì 1, cuối học kì 1, giữa học kì 2, cuối năm học.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2).

B. (2), (3).

C. (1), (3).

D. (1), (2), (3).

Đáp án: A

Câu 9. Xây dựng kế hoạch bài học để dạy tốt SGK Toán 6 cần đạt những yêu cầu cơ bản nào?

(1) Làm rõ vị trí của tiết dạy trong chương, bài học (trước đã học gì, sau sẽ học gì); xác định rõ mục tiêu, yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, phát triển năng lực.

(2) Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế của lớp, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự tin, hứng thú học tập của HS, đạt hiệu quả, tránh áp đặt, hình thức.

(3) Lựa chọn thiết bị, đồ dùng dạy học,... phù hợp và dự kiến phương án sử dụng.

(4) Tất cả các tiết dạy học đều phải tổ chức học nhóm, sử dụng công nghệ thông tin và phương tiện dạy học hiện đại.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (1), (3), (4).

D. (1), (2), (4).

Đáp án: A

Câu 10. Khi lập kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục và kế hoạch bài dạy, giáo viên có nhất thiết phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên không?

A. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa và sách giáo viên.

B. Giáo viên phải thực hiện đúng các nội dung, phương pháp, hình thức được thể hiện trong sách giáo khoa, còn không nhất thiết phải theo đúng sách giáo viên vì sách giáo viên là tài liệu tham khảo.

C. Giáo viên có quyền điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trong sách giáo khoa và sách giáo viên sao cho phù hợp với điều kiện thực tế và trình độ, khả năng nhận thức của học sinh.

D. Tất cả các phương pháp trên.

Đáp án: C

>> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Toán lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 

>> Xem thêm: Môn Toán lớp 6 Kết nối tri thức

2. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn Ngữ Văn

Câu hỏi 1. Ngoài các bài học chính, sách còn có những nội dung nào khác?

A. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

B. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, hướng dẫn ôn tập, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

C. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đọc mở rộng, hướng dẫn ôn tập, đề tham khảo, bảng tra cứu thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

D. Hướng dẫn sử dụng sách, mục lục, lời nói đầu, đề tham khảo, bảng tra cứu thuật ngữ, giải thích một số thuật ngữ, bảng tra cứu yếu tố Hán Việt

Đáp án: B

Câu hỏi 2. Các bài học trong SGK Ngữ văn 6 được thiết kế như thế nào?

A. Có 10 bài học, tất cả các bài có cấu trúc giống nhau.

B. Có 10 bài học, trong đó có 9 bài có cấu trúc giống nhau.

C. Có 10 bài, trong đó mỗi tập có một bài có cấu trúc khác biệt.

D. Có 10 bài học, tùy ngữ liệu chính thuộc thể loại, loại VB nào mà cấu trúc bài thay đổi.

Đáp án: B

Câu hỏi 3: Các VB đọc trong một bài học có mối quan hệ với nhau như thế nào?

A. Các VB đọc trong một bài học đều thuộc cùng một thể loại hay loại VB.

B. Các VB đọc trong một bài học phân bố đan xen về thể loại hay loại VB.

C. Mỗi bài học có các VB đọc thuộc thể loại hay loại VB chính của bài.

D. Mỗi bài học có những VB đọc thuộc các thể loại hay loại VB đa dạng, linh hoạt.

Đáp án: C

Câu hỏi 4. Ngữ liệu trong Ngữ văn 6 thuộc các thể loại, loại VB nào?

A. VB văn học (truyện, thơ, hồi kí, kịch), VB nghị luận, VB thông tin

B. VB văn học (truyện, thơ, hồi kí), VB nghị luận, VB thông tin

C. VB văn học (truyện, thơ, du kí, kịch), VB nghị luận, VB thông tin

D. VB văn học (truyện, thơ, du kí), VB nghị luận, VB thông tin

Đáp án: D

Câu hỏi 5. Mục tiêu CƠ BẢN của hoạt động Khởi động trước khi đọc VB trong các bài học của Ngữ văn 6 là gì?

A. Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng từ bài học cũ để học bài học mới.

B. Giúp HS huy động hiểu biết, trải nghiệm đã có vào việc học VB mới.

C. Giúp HS ôn tập bài cũ, kết nối bài học cũ với bài học mới.

D. Giúp HS có hứng thú để khám phá VB mới.

Đáp án: B

Câu hỏi 6. Ý nào sau đây KHÔNG phù hợp với quan điểm đổi mới phương pháp dạy đọc VB trong SGK Ngữ văn 6?

A. Quy trình dạy đọc gồm 3 bước: trước khi đọc, đọc VB và sau khi đọc.

B. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế bám sát vào yêu cầu cần đạt của bài học.

C. Chú ý tìm hiểu tác giả, nhờ đó có thêm thông tin để hiểu VB.

D. Câu hỏi sau khi đọc được thiết kế theo nhóm, phân biệt theo thang nhận thức: nhận biết; phân tích và suy luận; đánh giá và vận dụng.

Đáp án: C

Câu hỏi 7. Mục tiêu phát triển kĩ năng đọc VB truyện được thực hiện chủ yếu ở những bài nào?

A. Bài 1, bài 3, bài 6, bài 7

B. Bài 1, bài 4, bài 6, bài 7

C. Bài 1, bài 3, bài 7, bài 10

D. Bài 1, bài 5, bài 6, bài 7

Đáp án: A

Câu hỏi 8. Trong Ngữ văn 6, việc chú trọng phát triển kĩ năng tự đọc sách cho HS được thể hiện chủ yếu qua những hoạt động nào?

A. Thực hành đọc VB thứ 3 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

B. Thực hành đọc VB thứ 4 ở các bài từ 1 đến 9, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

C. Thực hành đọc một VB tự chọn sau mỗi bài học, đọc mở rộng suốt năm học và cùng đọc cuốn sách yêu thích ở bài 10.

D. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để đọc những VB HS yêu thích.

Đáp án: B

Câu hỏi 9. Trong SGK Ngữ văn 6, HS cần thực hành viết những kiểu bài nào?

A. Kể một trải nghiệm; đánh giá về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ lục bát; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện cổ tích; viết biên bản; tóm tắt một VB.

B. Kể một trải nghiệm; thể hiện cảm xúc về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện dân gian; viết biên bản; tóm tắt một VB.

C. Kể một trải nghiệm; đánh giá về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyền thuyết; viết biên bản; tóm tắt một VB.

D. Kể một trải nghiệm; thể hiện cảm xúc về một bài thơ; trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề); làm một bài thơ lục bát; tả cảnh sinh hoạt; thuật lại một sự kiện; kể lại một truyện cổ tích; viết biên bản; tóm tắt một VB.

Đáp án: D

Câu hỏi 10. Trong SGK Ngữ văn 6, kĩ năng viết của HS được rèn luyện thông qua những hoạt động nào?

A. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài.

B. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết đoạn văn hoặc VB theo kiểu bài.

C. Viết ngắn trước khi đọc, viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài.

D. Viết đoạn văn ngắn kết nối với đọc, viết VB theo kiểu bài, viết tóm tắt kết quả trao đổi.

Đáp án: B

>> Chi tiết: Đáp án trắc nghiệm tập huấn Ngữ văn lớp 6 sách Kết nối tri thức 

>> Xem thêm: Ngữ Văn 6 Kết nối tri thức

3. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn KHTN

1. Đáp án Tập huấn Phần Vật lí

1. Sự tích hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình Khoa học tự nhiên 6 được thực hiện dựa trên 3 trục cơ bản là:

A. Chủ đề khoa học, các nguyên lí và khái niệm chung, các năng lực chung.

B. Phương pháp thực nghiệm, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học theo dự án.

C. Nhận thức tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.

D. Dạy học tích hợp, giáo dục toàn diện, kết hợp lí thuyết với thực hành.

Đáp án A

2. Mỗi bài học vật lí trong sách giáo khoa KHTN 6 đều có các phần chính sau đây:

A. Yêu cầu cần đạt về kiến thức và năng lực, mở bài, khám phá tự nhiên, tổng kết.

B. Đọc hiểu, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.

C. Khởi động, câu hỏi, hoạt động, đánh giá.

D. Khởi động, khám phá, vận dung, yêu cầu cần đạt về kiến thức, năng lực.

Đáp án D

3. Nội dung nào về lực sau đây có trong chương trình KHTN 6 nhưng không có trong chương trình vật lí THCS?

A. Lực không tiếp xúc, lực ma sát lăn.

B. Lực tiếp xúc, hai lực cân bằng.

C. Lực không tiếp xúc, lực cản vật chuyển động trong nước.

D. Lực tiếp xúc, trọng lực.

Đáp án C

4. Có sự khác biệt giữa chương trình vật lí THCS và chương trình KHTN trong việc trình bày nội dung nào dưới đây liên quan đến năng lượng?

A. Khái niệm năng lượng.

B. Định luật bảo toàn năng lượng.

C. Sự chuyển hóa năng lượng.

D. Năng lượng hao phí.

Đáp án A

5. Hãy cho biết sự khác biệt.giữa các chương về vật lí trong KHTN 6 với SGK vật lí THCS hiện hành về:

a) Sự giảm tải kiến thức

b) Cấu trúc của bài học.

c) Hình thức trình bày bài học.

ĐA. a) Có giảm tải so với SGK vật lí. Thể hiện ở chỗ:

- Thời lượng dành cho việc học mỗi nội dung nhiều hơn

- Các nội dung được tinh giản,

- Không yêu cầu định lượng chỉ yêu cầu định tính

- Dừng lại ở hiện tượng chưa đi vào cơ chế,

- Các bài tập không khó.

- Nhiều ví dụ thực tế phù hợp với trình độ HS.

b) Cấu trúc của bài học:

- Ngoài phần “câu hỏi” (?)như SGK vật lí còn có các “hoạt động”(HĐ) theo nhiều hình thức như cá nhân, nhóm, tổ, lớp…

- Phần mở đầu không chỉ là “hình thức vào bài” mà còn là nêu vấn đề với các mục đích rộng hơn như kích thích tò mò của HS; tìm hiểu kiến thức đã có của HS về vấn đề sẽ học, kiểm tra bài cũ v.v…

- Phần tổng kết bài ngoài việc nêu yêu cầu cần đạt về Kiến thức (Em đã học) còn nêu yêu cầu cần đạt về Năng lực (em có thể)

- Không để hệ thống bài tập ở cuối bài cho HS về nhà làm như SGK VL mà để các bài tập vào phần (?) hoặc (HĐ) để HS làm ngay tại lớp.

c) Hình thức trình bày bài học:

- Phân biệt rõ kênh chữ, kênh hình,

- Hình, ảnh nhiều hơn và đẹp hơn.

- Mầu sắc phong phú hơn.

- Kích thước lớn hơn,

Đánh giá: Chỉ cần nêu được 5 trong các ý tương tự như trên là đạt yêu cầu.

>> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức

>> Xem thêm: Khoa học Tự nhiên lớp 6 Kết nối tri thức

4. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn Sử Địa

Câu 1. Ý nào sau đây không phản ánh đúng quan điểm biên soạn SGK môn Lịch sử và Địa lí 6 bộ KNTTVCS?

A. Tuân thủ định hướng GDPT và tiêu chuẩn SGK mới; biên soạn theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực; chú trọng “Kết nối tri thức với cuộc sống”.

B. Kế thừa SGK hiện hành và tiếp thu điểm mới từ SGK của các nước tiên tiến trên thế giới.

C. Được biên soạn theo hướng hỗ trợ GV đổi mới hiệu quả phương pháp tổ chức các hoạt động dạy - học.

D. Đáp ứng được yêu cầu truyền tải nội dung kiến thức khoa học cho học sinh

Đáp án: D

Câu 2. Điểm mới nổi bật của SGK Lịch sử và Địa lí 6 gồm:

A. Cách tiếp cận, phương pháp biên soạn, cấu trúc, trình bày, thiết kế, in ấn,…

B. Cách tiếp cận và thiết kế in ấn.

C. Cấu trúc SGK và phương pháp biên soạn.

D. Hiện đại, theo mô hình SGK của nhiều nước tiên tiến trên thế giới.

Đáp án: A

Câu 3. Trong cách tiếp cận của SGK Lịch sử và Địa lí 6 có điểm mới nổi bật là

A. Thống nhất cách tiếp cận theo hướng tích hợp nội môn và liên môn, học lịch sử - địa lí thế giới và khu vực để hiểu rõ lịch sử - địa lí Việt Nam và địa phương.

B. Mỗi phân môn có cách tiếp cận độc lập theo đặc thù của môn Lịch sử hay Địa lí.

C. Phân môn Địa lí rất chú trọng giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.

D. Gồm tất cả các điểm trên.

Đáp án: A

Câu 4. Cấu trúc từng chương, bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 6 có đặc điểm là

A. các bài gồm các phần: mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

B. các bài gồm 4 phần: khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng.

C. bám sát chương trình Lịch sử và Địa lí 6, các bài đều được xây dựng theo một cấu trúc, gồm: mục tiêu, mở đầu, hình thành kiến thức mới, luyện tập, vận dụng.

D. Cấu trúc các chương, bài trong mỗi phân môn có sự khác nhau do đặc thù riêng của từng phân môn.

Đáp án: C

Câu 5. Bài học trong SGK Lịch sử và Địa lí 6, nội dung bài học được phân chia thế nào?

A. Vẫn theo kết cấu bài học truyền thống: kênh chữ, kênh hình, câu hỏi, bài tập.

B. Nội dung bài học được phân chia thành 2 tuyến: Tuyến chính (nội dung chính của bài) và tuyến phụ (thông tin bổ sung, mở rộng,…).

C. Nội dung bài học được phân chia thành 3 tuyến: tuyến chính, tuyến phục, câu hỏi và bài tập.

D. Nội dung bài học của mỗi phân môn được xây dựng linh hoạt theo yêu cầu, đặc thù riêng của từng phân môn.

Đáp án: B

Câu 6. Phương pháp tổ chức dạy học nào được chú ý triển khai khi dạy học SGK Lịch sử và Địa lí 6?

A. Phương pháp thảo luận nhóm và hình thức học trên lớp.

B. Phương pháp nghiên cứu tình huống và hình thức trải nghiệm thực tế.

C. Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập.

D. Tăng cường phương pháp dạy học ngoài lớp học, tham quan, trải nghiệm thực tế.

Đáp án: C

Câu 7. Trong mỗi bài học, phần Mở đầu nhằm mục đích

A. kết nối với điều HS đã biết, nêu tình huống có vấn đề nhằm kích thích tư duy của HS.

B. “làm ấm” không khí lớp học, tạo hứng thú cho HS để chuẩn bị vào bài học mới.

C. Xác định nhiệm vụ, vấn đề học tập HS cần giải quyết.

D. Gồm tất cả các ý trên.

Đáp án: D

Câu 8. Nội dung tuyến phụ trong các bài học Lịch sử và Địa lí 6 có vai trò gì?

A. Minh họa cho tuyến chính, nội dung chính .

B. Là một nội dung cần khai thác kĩ để hình thành kiến thức, phát triển năng lực cho HS.

C. Cung cấp thông tin mở rộng, bổ sung, hoặc có tính liên môn, kết nối nhằm làm rõ hơn nội dung chính.

D. Giúp cho nội dung SGK sinh động, phù hợp với xu hướng biên soạn SGK của thế giới.

Đáp án: C

Câu 9. Kênh hình và tư liệu viết trong các bài học phần Lịch sử có vai trò như thế nào?

A. Là nội dung chính của bài học, GV căn cứ vào đó tổ chức hoạt động phù hợp cho HS chủ động rút ra những kiến thức cơ bản, rèn luyện các kĩ năng làm việc với tư liệu, góp phần phát triển năng lực môn học.

B. Là phần minh họa, bổ sung cho nội dung chính của bài học, GV hướng dẫn HS tham khảo.

C. Kênh hình chỉ là hình ảnh minh họa, các tư liệu viết là tư liệu đọc thêm, mở rộng.

D. Có khi là minh họa cho nội dung chính, có khi lại là một phần của nội dung chính.

Đáp án: A

Câu 10. Hoạt động Luyện tập trong SGK Lịch Sử và Địa lí 6 nhằm mục đích gì?

A. Ôn luyện tri thức.

B. Liên hệ thực tiễn.

C. Ôn luyện kiến thức và rèn luyện kĩ năng.

D. Tìm hiểu nội dung bài học.

Đáp án: C

>> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Lịch sử Địa lí lớp 6 sách Kết nối tri thức 

>> Xem thêm: Môn Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức

5. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn Tin học

1. Nội dung môn Tin học trong Chương trình giáo dục 2018 được tóm tắt bằng những cụm từ nào?

A) 3 năng lực; 5 mạch kiến thức;7 chủ đề nội dung.

B) 3 mạch kiến thức; 5 năng lực; 7 chủ đề nội dung.

C) 3 năng lực; 5 chủ đề nội dung; 7 mạch kiến thức.

D) 3 mạch kiến thức; 5 chủ đề nội dung; 7 năng lực.

Đáp án: B

2. Thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống” được SGK Tin học lớp 6 thực hiện như thế nào?

A) Lấy thực tiễn cuộc sống làm chất liệu để xây dựng bài học và áp dụng bài học vào giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.

B) Phân tích cho HS thấy được sự cần thiết của việc tích lũy tri thức đổi với việc xây dựng cuộc sống văn minh, thúc đẩy hội nhập quốc tế.

C) Giải thích cho HS về sự cần thiết của tri thức với cuộc sống và những vấn đề cuộc sống đặt ra làm động lực cho việc tìm tòi và tích lũy tri thức.

D) Dẫn chứng cho HS thấy sự đa dạng của các vấn đề xảy ra trong thực tiễn cuộc sống và chúng trở thành động lực cho việc tìm tòi và tích lũy tri thức.

Đáp án: A

3. Đặc điểm đổi mới căn bản trong SGK Tin học lớp 6 là gì?

A) Dạy cho HS những kiến thức, kỹ năng Tin học cơ bản tương tự như SGK Tin học trước đây. Không có những thay đổi căn bản.

B) Giới thiệu với HS những công nghệ hiện đại nhất trong lĩnh vực Tin học để các em có thể thích nghi với thế giới số đang phát triển rất nhanh chóng.

C) Dạy cho HS cách làm ra những sản phẩm Tin học, hướng các em tới việc lựa chọn những nghề nghiệp tương lại thuộc lĩnh vực Tin học.

D) Sử dụng kiến thức, kỹ năng làm phương tiện để dạy học sinh cách tư duy, qua đó hình thành thái độ văn hóa và năng lực cơ bản trong lĩnh vực Tin học.

Đáp án: D

4. Đặc điểm về cấu trúc SGK Tin học 6 là gì?

A) Thiết kế nội dung theo các chương, mục như SGK hiện hành. Một chương gồm nhiều bài học. Mỗi bài học tương ứng với một tiết học.

B) Thiết kế nội dung theo các năng lực học sinh cần đạt được. Mỗi năng lực gồm một số kiến thức, kỹ năng có thể tổ chức trong một tiết học.

C) Thiết kế nội dung theo các chủ đề. Mỗi chủ đề gồm một hoặc nhiều bài học. Mỗi bài học tương ứng với một hoặc hai tiết học.

D) Thiết kế nội dung theo các mạch kiến thức. Mỗi mach kiến thức gồm một hoặc nhiều bài học. Mỗi bài học tương ứng với một tiết học.

Đáp án: C

5. Mô tả nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của SGK Tin học 6?

A) Tuyến nhân vật xuyên suốt giúp HS tương tác nhiều hơn với sách.

B) Hệ thống bài tập trong sách có lời giải mẫu để HS dễ thực hành, luyện tập.

C) Nội dung bài học được tích hợp với phương pháp dạy học tích cực.

D) Hình ảnh minh hoạ trong sách mang tính sư phạm tích cực.

Đáp án: B

6. Mục tiêu của 42 Hoạt động trong SGK Tin học 6 được thể hiện trong 4 mô tả nào dưới đây?

(1) Cho HS được học tập trong môi trường cộng tác.

(2) Cho HS được học tập thông qua việc tạo ra sản phẩm.

(3) Thể hiện sách cũng theo xu hướng dạy học tích cực hiện nay.

(4) Tiếp cận dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS.

(5) Hỗ trợ đánh giá HS qua những yếu tố quan sát và định lượng được.

A) (1) (2) (3) (4)

B) (1) (3) (4) (5)

C) (1) (2) (4) (5)

D) (2) (3) (4) (5)

Đáp án: C

7. Lựa chọn nào KHÔNG phải là mục tiêu sử dụng của Hộp kiến thức trong SGK Tin học 6?

A) Để GV yêu cầu HS ghi nhớ bằng cách học thuộc.

B) Giúp HS có được kết luận sau mỗi nội dung học.

C) Giúp HS tra khái niệm, thuật ngữ khi cần thiết.

D) Giúp HS tái hiện nhanh nội dung bài học khi cần.

Đáp án: A

>> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Tin học lớp 6 sách Kết nối tri thức

>> Xem thêm: Môn Tin học lớp 6 Kết nối tri thức

6. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn Công dân

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

CÂU HỎI

Lựa chọn phương án trả lời đúng

ĐÁP ÁN

1. Đặc điểm, cấu trúc cuốn sách, bài học, hoạt động giáo dục đặc trưng trong cuốn SGK môn GDCD 6

1. Đặc điểm cơ bản nhất của SGK GDCD 6 là gì?

a. Thiết kế theo định hướng tiếp cận nội dung

b. Thiết kế theo định hướng phát triển năng lực

c. Hình thức đẹp

d. Có tính phân hóa cao

B

2. Mỗi bài học trong SGK GDCD 6 có các hoạt động cơ bản gì?

a. Khởi động, khám phá, luyện tập, vận dụng

b. Mở đầu, luyện tập, vận dụng, mở rộng

c. Tìm hiểu, thực hành, vận dụng, thông điệp

d. Khởi động, khám phá, luyện tập, mở rộng.

A

3. Hoạt động Khám phá trong SGK GDCD 6 nhằm mục đích gì?

a. Ôn lại tri thức cũ

b. Chiếm lĩnh tri thức mới

c. Thực hành những điều đã học

d. Liên hệ thực tiễn

B

4. Hoạt động Luyện tập trong SGK GDCD nhằm mục đích gì?

a. Ôn luyện tri thức

b. Rèn kĩ năng

c. Tìm hiểu nội dung bài học

d. a & b

D

5. Hoạt động Vận dụng trong SGK GDCD 6 nhằm mục đích gì?

a. Áp dụng những điều đã học vào không gian mới, tình huống mới.

b. Nhận xét, đánh giá hành vi của người khác

c. Bày tỏ thái độ

e. Ghi nhớ những điều đã học

A

6. Điều quan trọng nhất để dạy tốt dạng bài GD kĩ năng sống là gì?

a. Chuẩn bị tốt các phương tiện, đồ dùng dạy học cho HS thực hành

b. Tăng cường các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

c. Dạy quy trình cụ thể để thực hiện một kĩ năng và cho HS tập theo quy trình đó

d. Tăng cường các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực

C

2. Phân tích bài dạy minh hoạ

7. Kết quả quan trọng nhất của giáo dục đạo đức là gì?

a. Giáo dục được hành vi và thói quen đạo đức cho HS

b. Hình thành được nhận thức đúng đắn cho HS

c. Hình thành được niềm tin cho HS

d. Phát triển được năng lực tư duy cho HS

A

8. Phương pháp dạy học nào được sử dụng phổ biến nhất trong dạng bài giáo dục kĩ năng sống?

a. Kể chuyện

b. Đàm thoại

c. Thảo luận nhóm

d. Tập luyện theo mẫu hành vi

D

3. Xây dựng kế hoạch dạy học/phương pháp, đánh giá kết quả học tập. cách thức khai thác thiết bị, học liệu hiệu quả trong quá trình tổ chức dạy học

9. Phương pháp kiểm tra, đánh giá nào có ý nghĩa nhất trong môn Đạo đức?

a. Kiểm tra đánh giá qua lời nói của HS

b. Kiểm tra, đánh giá qua bài viết của HS

c. Kiểm tra, đánh giá qua quan sát hành động, việc làm của HS

d. Kiểm tra, đánh giá qua nhận xét của cha mẹ HS

C

10. Nên sử dụng thiết bị, học liệu trong quá trình tổ chức dạy học GDCD như thế nào?

a. Sử dụng càng nhiều càng tốt

b. Sử dụng đúng lúc đúng chỗ

c. Hạn chế sử dụng

d. Không nên sử dụng vì phức tạp, mất thời gian

B

>> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Giáo dục công dân lớp 6 sách Kết nối tri thức

7. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn Công nghệ

>> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Công nghệ lớp 6 sách Kết nối tri thức

8. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 

>> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 6 sách Kết nối tri thức

9. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn Mĩ thuật 

>> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Mĩ thuật lớp 6 sách Kết nối tri thức

10. Đáp án Tập huấn lớp 6 môn Âm nhạc 

>> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Âm nhạc lớp 6 sách Kết nối tri thức

11. Đáp án tập huấn môn Giáo dục thể chất

> Chi tiết: Đáp án tập huấn môn Giáo dục thể chất lớp 6 sách Kết nối tri thức

Trên đây là toàn bộ phần Tập huấn SGK lớp 6 các môn học sách Kết nối tri thức, ngoài ra các thầy cô tham khảo các chương trình tập huấn bộ sách Chân trời sáng tạo sau đây:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
12
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 6

    Xem thêm