Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 5 môn Lịch sử năm 2020 - 2021

Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: h[email protected] | Hotline: 024 2242 6188
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC 1 LỚP 5
MÔN LỊCH SỬ 5
A.HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC SÂN PHÁP XÂM LƯỢC ĐÔ HỘ (1858-1945)
BÀI 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH.
Câu 1. Thực n Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày, tháng năm nào?
Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào ngày 1/9/1858.
Câu 2: Khi nhận được lệnh của triều đình điều làm cho Trương Định phải
băn khoăn, suy nghĩ?
Năm 1862, giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang lên cao, thực dân
Pháp gặp nhiều k khăn lúng túng, thì triều đình nhà Nguyễn với tưởng cầu hoà,
vội hiệp ước, trong đó điều khoản: nhường 3 tỉnh miền Đông Nam (Biên
Hoà, Gia Định, Định Tường,) cho thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng
nhiều biện pháp nhằm chấm dứt phong trào chống Pháp 3 tỉnh miền Đông. Để tách
Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình đã thăng chức cho
ông làm Lãnh binh An Giang (một trong 3 tỉnh miền Tây Nam Vĩnh Long, An
Giang, Tiên) yêu cầu ông phải đi nhận chức ngay. Nhận được lệnh vua, Trương
Định băn khoăn rất nhiều: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội
phản nghịch; nhưng dân chúng nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một
lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua lòng dân, Trương Định chưa biết
hành động n thế nào cho phải lẽ.
Câu 3: Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân dân chúng đã làm gì?
Nghĩa quân và nhân dân đã suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”.
Câu 4: Trương Định đã làm để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân dân chúng, Trương Định đã không
tuân lệnh vua, lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.
Câu 5: Em biết thêm về Trương Định?
+Trương Định sinh năm 1820, Bình Sơn (nay thuộc huyện Sơn Tịnh), Quảng
Ngãi, con của Lãnh binh Trương Cầm. Trương Định theo cha vào Nam giữa thời
Thiệu Trị (1841-1847). Khi Trương Cầm làm Lãnh binh Gia Định, Trương Định đã
chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập đồn điền, được phong chức Quản cơ, nên còn
được gọi Quản Định.
+Trong khi Trương Định đang chuẩn bị kế hoạch chiếm lại căn cứ Tân Hoà (Gò
Công), thì ngày 20-8-1864, giặc Pháp đã cho tên phản bội Huỳnh Công Tấn- trước kia
đã từng dưới quyền của Trương Định- đem quân lính vây đánh bất ngờ. Trong cuộc
chiến đấu quyết liệt, Trương Định bị thương nặng, ông đã rút gươm tự sát, khi đó ông
mới 44 tuổi.
Câu 6. Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định?
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: h[email protected] | Hotline: 024 2242 6188
Ông người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân mình cho dân tộc,
cho đất nước, em cùng khâm phục ông.
Kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn hoà ước, nhường 3 tỉnh miền Đông
Nam cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực
lượng kháng chiến nhưng Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân
xâm lược.
BÀI 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC.
Câu 1. Theo em vì sao Thực Dân Pháp lại dễ dàng xâm lược nước ta?
Thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta vì:
- Triều đình nhà nguyễn nhượng bộ Thực dân Pháp
- Kinh tế đất nước nghèo nàn, lạc hậu.
-
Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường.
Câu 2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ ?
+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.
+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai,
khoáng sản để phát triển kinh tế.
+ Mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc…
Câu 3: Những đề nghị đó được triều đình thực hiện không? sao?
+ Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo
Nguyễn Trường Tộ, những phương pháp đủ để điều khiển quốc gia rồi.
vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những thay đổi các nước trên
thế giới. Ngay cả những sự việc như: đèn treo ngược, không dầu vẫn sáng (đèn
điện); xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh không bị đổ, vua quan nhà Nguyễn
không tin đó sự thật. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn một sự thay
đổi nào.
Câu 4 : Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?
+ Nguyễn Trường Tộ lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển.
+ Khâm phục lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.
Câu 5: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
Trước hoạ xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm khí
đứng lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu
Huân, còn Nguyễn Trường Tộ. Ông người hiểu biết sâu rộng, lòng yêu
nước thiết tha, muốn canh tân để đất nước phát triển.
Kết luận: Nguyễn Trường Tộ đã nhiều lần đề nghị canh tân đất nước. Nhưng
những đề ngh của ông không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo thực hiện.
Thư viện Đề thi - Trắc nghiệm - Tài liệu học tập miễn phí
Trang chủ: https://vndoc.com/ | Email hỗ trợ: h[email protected] | Hotline: 024 2242 6188
BÀI 3: CUỘC PHẢN CÔNG KINH THÀNH HUẾ
Câu 1. Sau khi triều đình Huế hiệp ước công nhận quyền đô hộ của Pháp
trên toàn đất nước ta, trong nội bộ quan lại nhà Nguyễn diễn ra điều gì?
Trong nội bộ quan lại nhà Nguyễn chia làm 2 phái: chủ chiến chủ hoà.
Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp phái chủ chiến -đại diện
Tôn Thất Thuyết-chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành
lại độc lập cho dân tộc. (Tôn Thất Thuyết người đứng đầu phái chủ chiến đã tích
cực chuẩn bị để kháng chiến chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu để bắt ông nhưng
không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định dùng súng
trước để dành thế chủ động.)
Câu 2: Tôn Thất Thuyết đã làm để chuẩn bị chống Pháp?
Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ vùng rừng
núi từ Quảng Trị đến Thanh Hoá. Ông còn cho lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện
tập, sẵn sàng đánh Pháp.
Câu 3: ờng thuật lại cuộc phản công kinh thành Huế?
-Khi biết tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị chống Pháp, tướng Pháp kéo quân từ Bắc
vào Huế, cho mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp để bắt ông. Ông o bệnh
không đến. Tướng Pháp yêu cầu bị bệnh cũng phải mặt.
-Trước sự uy hiếp của k thù, Tôn Thất Thuyết quyết định n súng trước để giành
thế chủ động. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, trong cảnh khuya vắng lặng của
kinh thành Huế, bỗng tiếng súng “thần công” nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó
cuộc tấn công vào đồn Mang toà Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của
Tôn Thất Thuuyết
-Bị đánh bất ngờ, quân Pháp cùng bối rối. Nhưng nhờ ưu thế về khí,
chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc
sức giết người, ớp của tàn phá. Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết đưa vua
Hàm Nghi đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.
-Tại đây, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra Chiếu Cần vương kêu
gọi nhân dân c nước đứng lên giúp vua cứu nước.
Câu 4:Nêu ý nghĩa của cuộc phản công kinh thành Huế?
Cuộc phản công kinh thành Huế thể hiện lòng yêu nước của một số bộ phận quan
lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.
Câu 5: Chiếu Cần vương tác dụng gì? Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
hưởng ứng chiếu Cần Vương?
Nhờ Chiếu Cần vương từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ
trong cả nước, đó phong trào Cần Vương.
Tiêu biểu các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình (Thanh Hoá) do Phạm Bành- Đinh Công
Tráng lãnh đạo; Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo; Hương Khê
(Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 5 môn Sử

Đề cương ôn tập học kì 1 lớp 5 môn Lịch sử năm 2020 - 2021 được VnDoc sưu tầm chọn lọc là tài liệu ôn tập rất tốt dành cho học sinh lớp 5 tham khảo, củng cố lại kiến thức môn Lịch sử, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 sắp tới.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

BÀI 1: “BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI" TRƯƠNG ĐỊNH

Câu 1. Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta vào ngày, tháng năm nào?

Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào ngày 1/9/1858.

Câu 2: Khi nhận được lệnh của triều đình có điều gì làm cho Trương Định phải băn khoăn, suy nghĩ?

Năm 1862, giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân ta đang lên cao, thực dân Pháp gặp nhiều khó khăn và lúng túng, thì triều đình nhà Nguyễn với tư tưởng cầu hoà, vội vã kí hiệp ước, trong đó có điều khoản: nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường,) cho thực dân Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cũng dùng nhiều biện pháp nhằm chấm dứt phong trào chống Pháp ở 3 tỉnh miền Đông. Để tách Trương Định ra khỏi phong trào đấu tranh của nhân dân, triều đình đã thăng chức cho ông làm Lãnh binh An Giang (một trong 3 tỉnh miền Tây Nam Kì là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) và yêu cầu ông phải đi nhận chức ngay. Nhận được lệnh vua, Trương Định băn khoăn rất nhiều: làm quan thì phải tuân lệnh vua, nếu không sẽ phải chịu tội phản nghịch; nhưng dân chúng và nghĩa quân không muốn giải tán lực lượng, một lòng một dạ tiếp tục kháng chiến. Giữa lệnh vua và lòng dân, Trương Định chưa biết hành động như thế nào cho phải lẽ.

Câu 3: Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì?

Nghĩa quân và nhân dân đã suy tôn Trương Định làm “Bình Tây Đại nguyên soái”.

Câu 4: Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?

Cảm kích trước tấm lòng của nghĩa quân và dân chúng, Trương Định đã không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp.

Câu 5: Em biết gì thêm về Trương Định?

+ Trương Định sinh năm 1820, ở Bình Sơn (nay thuộc huyện Sơn Tịnh), Quảng Ngãi, là con của Lãnh binh Trương Cầm. Trương Định theo cha vào Nam giữa thời Thiệu Trị (1841-1847). Khi Trương Cầm làm Lãnh binh Gia Định, Trương Định đã chiêu mộ dân nghèo khai hoang lập đồn điền, được phong chức Quản cơ, nên còn được gọi là Quản Định.

+ Trong khi Trương Định đang chuẩn bị kế hoạch chiếm lại căn cứ Tân Hoà (Gò Công), thì ngày 20-8-1864, giặc Pháp đã cho tên phản bội Huỳnh Công Tấn- trước kia đã từng dưới quyền của Trương Định- đem quân lính vây đánh bất ngờ. Trong cuộc chiến đấu quyết liệt, Trương Định bị thương nặng, ông đã rút gươm tự sát, khi đó ông mới 44 tuổi.

BÀI 2: NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC

Câu 1. Theo em vì sao Thực Dân Pháp lại dễ dàng xâm lược nước ta?

Thực dân Pháp có thể dễ dàng xâm lược nước ta vì:

- Triều đình nhà nguyễn nhượng bộ Thực dân Pháp

- Kinh tế đất nước nghèo nàn, lạc hậu.

- Đất nước không đủ sức để tự lập, tự cường.

Câu 2: Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ là gì?

+ Mở rộng quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước.

+ Thuê chuyên gia nước ngoài giúp ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản để phát triển kinh tế.

+ Mở trường dạy cách đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc…

Câu 3: Những đề nghị đó được triều đình thực hiện không? Vì sao?

+ Triều đình bàn luận không thống nhất, vua Tự Đức cho rằng không cần nghe theo Nguyễn Trường Tộ, những phương pháp cũ đủ để điều khiển quốc gia rồi.

Vì vua quan nhà Nguyễn lạc hậu, không hiểu được những thay đổi ở các nước trên thế giới. Ngay cả những sự việc như: đèn treo ngược, không có dầu vẫn sáng (đèn điện); xe đạp 2 bánh chuyển động rất nhanh mà không bị đổ, … vua quan nhà Nguyễn không tin đó là sự thật. Triều đình nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn có một sự thay đổi nào.

Câu 4: Nêu cảm nghĩ của em về Nguyễn Trường Tộ?

+ Nguyễn Trường Tộ có lòng yêu nước, muốn canh tân để đất nước phát triển.

+ Khâm phục lòng yêu nước của Nguyễn Trường Tộ.

Câu 5: Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?

Trước hoạ xâm lăng, bên cạnh những người Việt Nam yêu nước cầm vũ khí đứng lên chống Pháp như: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, … còn có Nguyễn Trường Tộ. Ông là người hiểu biết sâu rộng, có lòng yêu nước thiết tha, muốn canh tân để đất nước phát triển.

Kết luận: Nguyễn Trường Tộ đã nhiều lần đề nghị canh tân đất nước. Nhưng những đề nghị của ông không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện.

BÀI 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ

Câu 1. Sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của Pháp trên toàn đất nước ta, trong nội bộ quan lại nhà Nguyễn diễn ra điều gì?

Trong nội bộ quan lại nhà Nguyễn chia làm 2 phái: chủ chiến và chủ hoà.

Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp và phái chủ chiến -đại diện là Tôn Thất Thuyết-chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập cho dân tộc. (Tôn Thất Thuyết người đứng đầu phái chủ chiến đã tích cực chuẩn bị để kháng chiến chống Pháp. Giặc Pháp lập mưu để bắt ông nhưng không thành. Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định dùng súng trước để dành thế chủ động.)

Câu 2: Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?

Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết cho lập các căn cứ ở vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hoá. Ông còn cho lập các đội nghĩa binh ngày đêm luyện tập, sẵn sàng đánh Pháp.

Câu 3: Tường thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?

- Khi biết tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị chống Pháp, tướng Pháp kéo quân từ Bắc Kì vào Huế, cho mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp để bắt ông. Ông cáo bệnh không đến. Tướng Pháp yêu cầu bị bệnh cũng phải có mặt.

-Trước sự uy hiếp của kẻ thù, Tôn Thất Thuyết quyết định nổ súng trước để giành thế chủ động. Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885, trong cảnh khuya vắng lặng của kinh thành Huế, bỗng có tiếng súng “thần công” nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực. Đó là cuộc tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp của các đạo quân theo lệnh của Tôn Thất Thuuyết

- Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại. Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá. Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

- Tại đây, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

Câu 4: Nêu ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?

Cuộc phản công ở kinh thành Huế thể hiện lòng yêu nước của một số bộ phận quan lại trong triều đình nhà Nguyễn, khích lệ nhân dân đấu tranh chống Pháp.

Câu 5: Chiếu Cần vương có tác dụng gì? Kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương?

Nhờ có Chiếu Cần vương mà từ đó một phong trào chống Pháp bùng lên mạnh mẽ trong cả nước, đó là phong trào Cần Vương.

Tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa: Ba Đình (Thanh Hoá) do Phạm Bành- Đinh Công Tráng lãnh đạo; Bãi Sậy (Hưng Yên) do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo; Hương Khê (Hà Tĩnh) do Phan Đình Phùng lãnh đạo.

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sử lớp 5 năm 2020 - 2021 bao gồm hệ thống toàn bộ kiến thức trong chương trình Lịch sử lớp 5. Ngoài ra, các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 5 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 5 những đề ôn thi học kì 1 chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Đánh giá bài viết
4 1.316
Sắp xếp theo

    Đề thi học kì 1 lớp 5

    Xem thêm