Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề cương ôn tập ở nhà lớp 4 môn Khoa học - Nghỉ dịch Corona

Đề cương ôn tập ở nhà lớp 4 môn Khoa học - Nghỉ dịch Corona hệ thống lại các kiến thức đã học môn Khoa học lớp 4 nửa đầu học kì 2 cho các em học sinh tham khảo ôn tập tại nhà. Mời các em học sinh tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Thông báo: Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 4, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Nội dung ôn tập môn Khoa học lớp 4 Tuần 19

BÀI 37. TẠI SAO LẠI CÓ GIÓ?

I. Trắc nghiệm: Em hãy chọn phương án đúng:

Câu 1. Nhờ đâu mà lá cây lay động, diều bay?

A. Nhờ trời mát

B. Nhờ có gió

C. Nhờ có không khí

D. Cả 3 ý trên đều sai

Câu 2. Không khí chuyển động như thế nào?

A. Từ nơi lạnh đến nơi nóng

B. Từ nơi nóng đến nơi lạnh

C. Không khí đứng yên

D. Cả 3 ý trên đều sai

II. Tự luận:

Hãy giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

ĐÁP ÁN:

I. Trắc nghiệm

Câu 1. B

Câu 2. A

II. Tự luận

Hãy giải thích tại sao ban ngày gió từ biển thổi vào đất liền và ban đêm gió từ đất liền thổi ra biển.

Trả lời:

- Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng. Ban ngày đất liền nóng nhanh hơn nước nên không khí từ nơi lạnh (nước) sẽ chuyển động đến nơi nóng (đất liền).

- Do đất nguội đi nhanh hơn nên đến ban đêm (khi không còn ánh sáng mặt trời) không khí sẽ chuyển động ngược lại từ đất liền ra phía biển.

BÀI 38. GIÓ NHẸ, GIÓ MẠNH. PHÒNG CHỐNG BÃO

I. Trắc nghiệm: Em hãy chọn phương án đúng:

Câu 1. Khi có gió nhẹ thổi, tiết trời thường sáng sủa. Bạn có thể cảm thấy không khí trên làn da mặt bạn, nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay. Đó là gió cấp mấy?

A. Cấp 0

B. Cấp 2

C. Cấp 5

D. Cấp 7

Câu 2. Khi có gió cấp 5, tác động của nó lên các vật xung quanh khi nó thổi qua như thế nào?

A. Gió khá mạnh. Khi có gió này, mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.

B. Khi gió ở mức gân mạnh, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn phải chống lại sức gió.

C. Khi gió quá mạnh, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.

D. Nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay.

Câu 3. Khi có gió cấp 9, tác động của nó lên các vật xung quanh khi nó thổi qua như thế nào?

A. Gió khá mạnh. Khi có gió này, mây bay, cây nhỏ đu đưa, sóng nước trong hồ dập dờn.

B. Khi gió ở mức gân mạnh, trời có thể tối và có bão. Cây lớn đu đưa, người đi bộ ở ngoài trời sẽ rất khó khăn phải chống lại sức gió.

C. Khi gió quá mạnh, bầu trời đầy những đám mây đen, cây lớn gãy cành, nhà có thể bị tốc mái.

D. Nghe thấy tiếng lá rì rào, nhìn được làn khói bay.

II. Tự luận:

Câu 1. Nêu tác hại do bão gây ra.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Câu 2. Nêu một số cách phòng chống bão mà địa phương em đã áp dụng.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

ĐÁP ÁN:

I. Trắc nghiệm

Câu 1. B

Câu 2. A

Câu 3. C

II. Tự luận

Câu 1. Nêu tác hại do bão gây ra.

Trả lời: Các hiện tương dông, bão gây thiệt hại rất nhiều về nhà cửa. Cơn bão càng lớn, thiệt hại về người và của càng nhiều. Bão thường làm gãy đổ cây cối, làm nhà cửa bị hư hại. Bão tó có lốc có thể cuốn bay người, nhà cửa, làm gãy, đổ cây cối, gây thiệt hại về mùa màng, gây tai nạn cho máy bay, tàu thuyền.

Câu 2. Nêu một số cách phòng chống bão mà địa phương em đã áp dụng.

Trả lời: Cần tích cực phòng chống bão bằng cách theo dõi bản tin thời tiết, tìm cách bảo vệ nhà cửa, sản xuất, đề phòng tai nạn do bão gây ra. Khi cần, mọi người phải đến nơi trú ẩn an toàn. Ở thành phố, cần cắt điện. Ở vùng biển, ngư dân không nên ra khơi vào lúc có gió to.

Nội dung ôn tập môn Khoa học lớp 4 Tuần 20

BÀI 39. KHÔNG KHÍ BỊ Ô NHIỄM

I. Trắc nghiệm: Em hãy chọn phương án đúng:

Câu 1. Đâu không phải là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

A. Khói, khí độc của các phương tiện giao thông.

B. Đốt rừng, đốt nương làm rẫy.

C. Đốt rác.

D. Hạn chế sử dụng túi ni lông.

Câu 2. Không khí được coi là sạch khi:

A. Khói, khí độc, bụi, vi khuẩn có trong không khí nhiều.

B. Khói, khí độc, bụi, vi khuẩn có trong không khí với tỉ lệ thấp.

C. Khói, khí độc, bụi, vi khuẩn có trong không khí không làm hại đến sức khỏe con người và sinh vật.

D. Cả B và C đều đúng.

II. Tự luận:

Câu 1. Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Câu 2. Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm.

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

ĐÁP ÁN:

I. Trắc nghiệm

Câu 1. D

Câu 2. D

II. Tự luận

Câu 1. Nêu những nguyên nhân làm không khí bị ô nhiễm.

Trả lời:

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do:

+ Do khí thải của nhà máy.

+ Khói, khí độc của các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy, xe chở hàng thải ra.

+ Bụi, cát trên đường tung lên khí có quá nhiều phương tiện tham gia giao thông.

+ Mùi hôi thối, vi khuẩn của rác thải thối rữa.

+ Khói nhóm bếp than của một số gia đình.

+ Đốt rừng, đốt nương làm rẫy.

+ Sử dụng nhiều chất hoá học, phân bón, thuốc trừ sâu.

+ Vứt rác bừa bãi tạo chỗ ở cho vi khuẩn, …

Câu 2. Nêu tác hại của không khí bị ô nhiễm.

Trả lời:

Tác hại của không khí bị ô nhiễm:

+ Gây bệnh viêm phế quản mãn tính.

+ Gây bệnh ung thư phổi.

+ Bụi vô mắt sẽ làm gây các bệnh về mắt.

+ Gây khó thở.

+ Làm cho các loại cây hoa, quả không lớn được.

BÀI 40. BẢO VỆ BẦU KHÔNG KHÍ TRONG SẠCH

Em hãy kể một số việc làm bảo vệ bầu không khí trong sạch?

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………….

Trả lời:

- Vệ sinh lớp học để tránh bụi bẩn.

- Thực hiện vứt rác vào thùng có nắp đậy, để tránh rác thối rữa bốc ra mùi hôi thối và khí độc.

- Nấu ăn bằng bếp cải tiến tiết kiệm củi, khói và khí thải theo ống bay lên cao, tránh cho người đun bếp và những người xung quanh hít phải.

- Nhà vệ sinh phải hợp quy cách; đi đại tiện, tiểu tiện đúng nơi quy định.

- Thu gom rác trên đường, làm cho đường phố sạch đẹp, không có cát, bụi, rác, tránh bị ô nhiễm môi trường.

- Trồng cây gây rừng.

Bài ôn tập ở nhà lớp 4 môn Toán + Tiếng việt

Tổng hợp phiếu và đề ôn tập nghỉ Corona lớp 4

Trên đây là toàn bộ kiến thức ôn tập môn Khoa học lớp 4 trong phạm vi tuần 19, 20, các em học sinh tham khảo tải về chi tiết nội dung ôn tập trong thời gian nghỉ ở nhà do dịch bệnh Corona, tránh mất kiến thức khi học lại.

Đánh giá bài viết
5 527
Sắp xếp theo

    Khoa học lớp 4

    Xem thêm