Đề cương ôn thi học kỳ 2 môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018
Đề cương ôn thi học kỳ 2 môn Sinh học 12
VnDoc xin mời bạn đọc tham khảo tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ 2 môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ làm bài thi được tốt hơn. VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học lớp 12
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Kon Tum năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 2 môn Sinh học lớp 12 trường THPT Bắc Kiến Xương, Thái Bình năm học 2016 - 2017
Sinh học 12: Ôn thi học kỳ 2
BẰNG CHỨNG VÀ CÁC CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Câu 1. Xét một số ví dụ sau:
(1) Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong một lồng lớn thì người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không sinh con.
(2) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.Có bao nhiêu ví dụ biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Giả sử ở một quần thể đang chịu tác động của chọn lọc theo hướng chống lại alen trội và bảo tồn alen lặn. Kết quả của chọn lọc theo chiều hướng này sẽ dẫn tới làm giảm tỉ lệ
A. Kiểu hình lặn.
B. Kiểu gen đồng hợp trội và tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
C. Kiểu hình trội.
D. Kiểu gen dị hợp và tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội.
Câu 3. Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì:
A. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ gen đột biến lớn.
B. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình.
C. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.
Câu 4. Mô tả nào sau đây đúng với hiện tượng thoái bộ sinh học?
A. Khu phân bố của loài được mở rộng làm giảm mật độ cá thể.
B. Số lượng quần thể của loài giảm, kích thước quần thể giảm.
C. Kiên định các đặc điểm thích nghi đã được hình thành từ trước.
D. Số lượng quần thể của quần xã giảm, quần xã bị suy thoái.
Câu 5. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:
A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khi Rhesut - khỉ Capuchin.
B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khi Vervet - khỉ Capuchin.
C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khi Capuchin - khỉ Vervet.
D. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vuợn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
Câu 6. Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi tần so alen A của quần thể ở các thế hệ cá con được mô tả rút gọn bằng sơ đồ nào sau đây?
A. 0,8A → 0,9A → 0,7A → 0,6A → 0,5A → 0,4A → 0,3A → 0,2A → 0,1A.
B. 0,9A → 0,8A → 0,7A → 0,6A → 0,5A → 0,4A → 0,3A → 0,2A → 0,1A.
C. 0,1A → 0.2A → 0,3A → 0,4A → 0,5A → 0,6A → 0,7A → 0,8A → 0,9A.
D. 0,9A → 0,8A → 0,7A → 0,6A → 0,5A → 0,6A → 0,7A → 0,8A → 0,9A.
Câu 7. Nòi địa lí là
A. Một nhóm quần thể cùng loài phân bố trong một khu vực địa lí xác định.
B. Một nhóm quần thể khác loài phân bố trong một khu vực địa lí xác định.
C. Một nhóm quần thể thích nghi với các điều kiện địa lí khác nhau.
D. Những loài sinh vật được sinh ra từ một vùng địa lí ban đầu.
Câu 8. Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?
A. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối cận huyết.
B. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản vô tính, cá thể con được sinh ra từ cá thể mẹ.
C. Đột biến xuất hiện ở quần thể của loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh.
D. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối có lựa chọn.
Câu 9. Yếu tố nào trong số các yếu tố sau đây có thể không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí?
A. Một quần thể bị cách li địa lí với quần thể mẹ.
B. Dòng gen giữa hai quần thể là rất mạnh.
C. Các đột biến khác nhau bắt đầu phân hoá vốn gen của các quần thể cách li.
D. Quần thể cách li chịu áp lực chọn lọc khác với quần thể mẹ.
Câu 10. Trong một quần thể ngẫu phối, giả sử ở giới đực có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 20%, ở giới cái có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 25%. Loại hợp tử mang gen đột biến chiếm tỉ lệ?
A. 45%.
B. 40%.
C. 5%.
D. 95%.
Câu 11. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình bên dưới. Hãy cho biết quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến gen.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 12. Quá trình giao phối không ngẫu nhiên
A. Bao gồm tự thụ phấn, thụ phấn chéo, giao phối cận huyết.
B. Làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
C. Làm giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp có trong quần thể.
D. Không làm thay đổi tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 13. Ở một loài động vật, có một đột biến khi biểu hiện sẽ gây chết. Trường hợp nào sau đây đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
A. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
B. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
C. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
D. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
Câu 14. Có hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 300 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA có tỉ lệ?
A. 0,55.
B. 0,45.
C. 0,3025.
D. 0,495.
Câu 15. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Vậy quần thể đang chịu tác dộng của những nhân
tố tiến hoá nào sau đây?
A. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.
Câu 16. Lai xa và đa bội hoá sẽ dẫn tới hình thành loài mới trong trường hợp
A. Lai xa giữa 2 loài thực vật tạo ra con lai, con lai được đa bội hoá và cách li sinh sản với các loài khác.
B. Cơ thể lai xa có sức sống và khả năng thích nghi cao với môi trường, sinh sản để tạo thành một quần thể mới và cách li sinh sản với các loài khác.
C. Các cá thể lai xa có bộ NST song nhị bội, sinh sản hữu tính bình thường và cách li sinh sản với các loài khác.
D. Các cá thể lai xa phải có bộ NST và ngoại hình khác với các dạng bố mẹ.
Câu 17. Quá trình nào sau đây luôn gắn liền với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi?
A. Quá trình sinh ra các cá thể mới.
B. Quá trình hình thành quần xã mới.
C. Quá trình hình thành loài mới.
D. Quá trình hình thành quần thể mới.
Câu 18. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là
A. ADN.
B. ARN.
C. Prôtêin.
D. ADN và prôtêin.
Câu 19. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, mối liên quan giữa các cơ chế cách li trong quá hình thành loài mới là?
A. Cách li địa lí → Cách li trước hợp tử → Cách li sau hợp tử.
B. Cách li địa lí → Cách li hợp tử → Cách li sau hợp tử.
C. Cách li địa lí → Cách li sau hợp tử → Cách li trước hợp tử.
D. Cách li địa lí → Cách li sinh thái → Cách li hợp tử.
Câu 20. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
B. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
C. Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
Câu 21. Trong quần thể của một loài động vật có bộ NST lưỡng bội đã xuất hiện một đột biến lặn gây chết cho thể đột biến. Trong trường hợp nào sau đây, đột biến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
A. Gen đột biến nằm trên NST thường.
B. Gen đột biến nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng.
C. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn không tương đồng.
D. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn tương đồng.
Câu 22. Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là
A. 19%.
B. 1%.
C. 10%.
D. 5%.
Câu 23. Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò tạo ra các
A. Gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B. Kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
C. Kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
D. Alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp chọn chọn lọc.
Câu 24. Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hoá.(2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.(3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.(4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.Câu trả lời đúng là:
A. (1), (3)
B. (1), (4)
C. (1), (2)
D. (2), (3)
Câu 25. Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng.
B. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.
C. Hình thành các đặc điểm thích nghi mới trên các cơ thể sinh vật.
D. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, làm tăng tính đa dạng của quần thể.
Câu 26. Một nhóm cá thể của một loài chim di cư từ đất liền ra đảo. Giả sử rằng tất cả các cá thể đều đến đích an toàn và hình thành nên một quần thể mới. Nhân tố tiến hoá đầu tiên làm cho tần số alen ở quần thể này khác với tần số alen ở quần thể gốc là?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Giao phối không ngẫu nhiên
D. Đột biến.
Câu 27. Đối với một quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể sẽ làm thay đổi tần so alen của quần thể một cách nhanh chóng?
A. Đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 28. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố tiến hoá nào sau đây nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm chậm sự hình thành loài mới?
A. Đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Di - nhập gen.
Câu 29. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng mạnh thì tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi càng nhanh.
B. Tất cả các alen trội có hại đều được chọn lọc tự nhiên loại bỏ còn các alen lặn có hại thì vẫn có thể được giữ lại.
C. Chọn lọc tự nhiên không có khả năng tạo ra kiểu gen thích nghi nhưng có khả năng tạo ra kiểu hình thích nghi.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình mà không tác động trực tiếp lên alen.
Câu 30. Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào
1. Tốc độ sinh sản và vòng đời của sinh vật.
2. Khả năng phát sinh và tích luỹ các đột biến.3. Số lượng cá thể có trong quần thể.
4. Áp lực của chọn lọc tự nhiên.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 4.
Câu 31. Trường hợp nào sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?
A. Các cá thể giao phối và sinh con nhưng con sinh ra bị bất thụ.
B. Các cá thể sinh sản vào các mùa khác nhau.
C. Các cá thể có cơ quan sinh sản không tương đồng.
D. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau.
Câu 32. Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi nó là đột biến
A. Gen trội trên NST thường.
B. Gen lặn trên NST X.
C. Gen lặn trên NST thường.
D. Gen lặn ở tế bào chất.
Câu 33. Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng tất cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?
A. Sự tiến hoá của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.
B. Chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước đã tích lũy những biển đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi.
C. Người và dơi được tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên còn cá voi được tiến hoá bằng cơ chế của Lamac.
D. Các gen đột biến ở cá voi nhanh hơn so với ở người và dơi.
Câu 34. Trong các nhân tố tiến hoá sau đây, nhân tố nào có vai trò chủ yếu trong việc làm thay đổi tần số các alen của quần thể?
A. Quá trình đột biến tạo nguyên liệu ban đầu.
B. Quá trình giao phối làm phát tán các đột biến đó.
C. Quá trình chọn lọc tác động có định hướng làm tần số alen của quần thể thay đổi mạnh.
D. Quá trình cách li ngăn cản sự tạp giao, tạo ra sự phân hoá các gen triệt để hơn.
Câu 35. Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. Có cùng kiểu cấu tạo.
B. Có cấu trúc bên trong giống nhau.
C. Có cùng nguồn gốc.
D. Có cùng chức năng.
Câu 36. Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn gây hại nằm trên nhiễm sắc thể có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 37. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí có vai trò
A. Là nhân tố gây ra những biến đổi trực tiếp trên cơ thể sinh vật.
B. Là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
C. Ngăn cản sự giao phối tự do giữa các quần thể.
D. Tạo ra những kiểu gen thích nghi, hình thành quần thể thích nghi.
Câu 38. Khi nói về nòi sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Là một tập hợp gồm nhiều quần thể của cùng một loài.
B. Trong cùng một khu vực địa lí có thể có nhiều nòi sinh thái.
C. Các nòi sinh thái đã có sự cách li về mặt sinh sản.
D. Mỗi loài có thể có rất nhiều nòi sinh thái khác nhau.
Câu 39. Tính đa hình về di truyền của quần thể được tăng lên nhờ các nhân tố
1. Đột biến.
2. Giao phối ngẫu nhiên.
3. Chọn lọc tự nhiên.
4. Nhập gen.
5. Các yếu tố ngẫu nhiên.Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 2, 3,4, 5.
D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 40. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, điều nào sau đây không đúng?
A. Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật.
B. Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng chậm.
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
Câu 41. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
C. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.
Câu 42. Đột biến nào sau đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
A. Đột biến cấu trúc NST.
B. Đột biến số lượng NST.
C. Đột biến gen trội.
D. Đột biến gen lặn.
Câu 43. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
B. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
D. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
Câu 44. Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố nào làm phát sinh alen mới?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Đột biến
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 45. Trường hợp nào sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?
A. Con lai có sức sống kém và không có khả năng sinh sản.
B. Các cá thể có cơ quan sinh sản không tương đồng.
C. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau.
D. Các cá thể sinh sản vào các mùa khác nhau.
Câu 46. Một quần thể ngẫu phối có 100% Aa, sau nhiều thế hệ sinh sản, thành phần kiểu gen không bị thay đổi. Quần thể đang chịu tác động của kiểu chọn lọc nào sau đây?
A. Chọn lọc vận động.
B. Chọn lọc phân hoá.
C. Chọn lọc ổn định.
D. Chọn lọc nhân tạo.
Câu 47. Cho các đặc điểm của vi khuẩn như sau:
(1) Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.(2) Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh hơn sinh vật nhân thực.(3) Vi khuẩn có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn sinh vật nhân thực.(4) Vi khuẩn có bộ gen đơn bội còn hầu hết sinh vật nhân thực là lưỡng bội.(5) Vi khuẩn có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật nhân thực.Đâu là những đặc điểm chính làm cho tác động của chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực?
A. (2), (3) và (5).
B. (1), (2) và (4).
C. (2) và (4).
D. (1), (2) và (5).
Câu 48. Hai loài động vật A và B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hoá thành loài A’ thích nghi hơn với môi trường còn quần thể loài B thì có nguy cơ bị tuyệt diệt. Điều giải thích nào sau đây về loài A là không hợp lí?
A. Quần thể của loài A có khả năng thích nghi cao hơn.
B. Quần thể của loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy gen đột biến nhanh hơn.
C. Loài A có tốc độ sinh sản chậm hơn và chu kì sống dài hơn.
D. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn.
Câu 49. Nhân tổ giải thích nguồn gốc chung của các loài là
A. Quá trình đột biến.
B. Quá trình phân li tính trạng.
C. Quá trình cách li.
D. Quá trình giao phối.
Câu 50. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
B. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
D. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
Câu 51. Kiểu chọn lọc phân hoá (chọn lọc vận động) có các đặc điểm:
1. Diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo nhiều hướng và không đồng nhất.
2. Số đông cá thể mang tính trạng trung gian bị đào thải.
3. Chọn lọc diễn ra theo nhiều hướng, mỗi hướng hình thành đặc điểm thích nghi mới.
4. Quần thể có cấu trúc di truyền và tỉ lệ kiểu hình không thay đổi.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 2.
Câu 52. Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?
A. Đột biến và di - nhập gen.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen.
Câu 53. Các nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định là
1. Đột biến.
2. Chọn lọc tự nhiên.
3. Yếu tố ngẫu nhiên
4. Di nhập gen.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 54. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. Đào thải biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
B. Phân hoá khả năng sống sót của những cá thể có kiểu gen thích nghi nhất.
C. Phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.
D. Phân hoá khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 55. Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?
A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối.
B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối.
C. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính.
D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng giao phối.
Câu 56. Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:
(1) Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST.(2) Số lượng gen trong quần thể rất lớn.(3) Đột biến gen thường ở trạng thái lặn.(4) Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (3) C. (1), (2) D. (1), (2), (3)
Câu 57. Hai quần thể sống trong một khu vực địa lí nhưng các cá thể của quần thể này không giao phối với các cá thể của quần thể kia vì khác nhau về cơ quan sinh sản. Đây là dạng cách li nào?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li sau hợp tử.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li thời gian.
Câu 58. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.
C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 59. Từ quần thể sống trên đất liền, một nhóm cá thể di chuyển tới một đảo và thiết lập nên một quần thể thích nghi và dần hình thành nên loài mới. Nhân tố tiến hoá nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này?
A. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình đột biến và giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 60. Nếu chỉ xét riêng từng nhân tố thì nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể với tốc độ chậm nhất?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Di - nhập gen.
Câu 61. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá chủ yếu gặp ở các loài
A. Dộng vật bậc thấp.
B. Động vật có vú.
C. Thực vật sinh sản vô tính.
D. Thực vật sinh sản hữu tính
Câu 62. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội, nguyên nhân là vì
A. Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt.
B. Vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu trúc đơn giản.
C. Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.
D. Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh.
Câu 63. Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy rằng có nhiều trường hợp đột biến lặn có lợi nhưng vẫn bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ ra khỏi quần thể. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Quần thể bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Do gen đột biến dễ xảy ra hoán vị gen làm xuất hiện các tổ hợp gen có hại
C. Bị tác động của đột biến nghịch làm cho đột biến lặn trở thành đột biến trội.
D. Do gen lặn đột biến liên kết chặt (liên kết hoàn toàn) với gen đột biến trội có hại.
Câu 64. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Từ một loài ban đầu, quá trình phân li tính trạng sẽ hình thành các nòi rồi đến các loài mới.
C. Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên chỉ tích luỹ biến dị theo một hướng.
D. Sự phân li tính trạng là nguyên nhân chủ yếu hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 65. Quần thể giao phối có khả năng thích nghi cao hơn quần thể tự phối, nguyên nhân là vì quần thể giao phối
A. Có các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên.
B. Dễ phát sinh đột biến có lợi.
C. Có tính đa hình về kiểu gen, kiểu hình.
D. Có số lượng cá thể nhiều.
Câu 66. Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi phụ thuộc vào
A. Tần số đột biến và tốc độ tích lũy đột biến.
B. Tốc độ sinh sản và vòng đời của sinh vật.
C. Môi trường sống và tổ hợp gen.
D. Áp lực của chọn lọc tự nhiên.
Câu 67. Cơ chế hình thành loài nào có thể tạo ra loài mới có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào cao hơn nhiều so với hàm lượng ADN của loài gốc?
A. Hình thành loài bằng cách li tập tính.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.
C. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá.
D. Hình thành loài bằng con đường địa lí.
Câu 68. Sinh giới được tiến hoá theo các chiều hướng
1. Ngày càng đa dạng và phong phú.
2. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
3. Từ trên cạn xuống dưới nước.
4. Thích nghi ngày càng hợp lí.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 69. Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hoá.(2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.(3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.(4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.Câu trả lời đúng là:
A. (1), (3)
B. (1), (4)
C. (1), (2)
D. (2), (3).
Câu 70. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Hãy cho biết quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên,
C. Di - nhập gen.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 71. Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 5%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là
A. 0,25%.
B. 9,75%.
C. 10%.
D. 5%.
Câu 72. Ở một loài động vật, có một đột biến khi biểu hiện sẽ gây chết. Trường hợp nào sau đây đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
A. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
B. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
C. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
D. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
Câu 73. Đột biến gen có đặc điểm:
1. Hầu hết là lặn và có hại cho sinh vật.
2. Xuất hiện vô hướng và có tần số thấp.
3. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá.
4. Luôn di truyền được cho thế hệ sau. Phương án đúng:
A. 2, 3, 4.
B. 1, 3, 4.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 2, 3.
Câu 74. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. Làm giảm tính đa dạng di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể dẫn tới quần thể tiến hoá.
D. Làm cho quần thể bị biến đổi vốn gen theo hướng làm xuất hiện các alen mới và kiểu gen mới.
Câu 75. Khi nói về nhân tố tiến hoá di - nhập gen, điều nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen và vốn gen của quần thể.
B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
C. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
D. Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự chênh lệch lớn hay nhỏ giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể.
Câu 76. Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hoá sau đây:
(1) Giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Đột biến làm cho A thành a(3) CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.
(4) CLTN chống lại kiểu gen dị hợp.
(5) Di - nhập gen.
(6) CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.Những trường hợp nào làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi qua các thế hệ theo xu hướng giống nhau?
A. (2) và (5).
B. (3) và (6).
C. (1), (4).
D. (3), (4) và (6)
Câu 77. Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng?
A. Cánh chim và cánh bướm.
B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
D. Chân trước của mèo và cánh dơi.
Câu 78. Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?
A. Thường xảy ra đổi với các loài hay di động xa.
B. Sự hình thành loài mới cần có sự cách li của các chướng ngại địa lí.
C. Trong cùng một khu vực địa lí, từ một loài ban đầu có thể hình thành nên nhiều loài mới.
D. Điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi.
Câu 79. Áp lực của chọn lọc tự nhiên chủ yếu phụ thuộc vào
A. Điều kiện sống của môi trường.
B. Thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Mật độ cá thể của quần thể.
D. Kích thước của quần thể.
Câu 80. Trong một quần thể của một loài thực vật phát sinh một đột biến gen lặn, cá thể mang đột biến này có kiểu gen dị hợp. Trường hợp nào sau đây thể đột biến sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.
A. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
B. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
C. Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
Câu 81. Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?
A. Trong cùng một khu vực sống, từ một loài ban đầu có thể hình thành nhiều loài mới.
B. Thường dễ xảy ra đối với các loài hay di động xa.
C. Sự hình thành loài mới nhất thiết phải có sự cách li của các chướng ngại địa lí.
D. Sự hình thành loài mới chịu tác động của các nhân tố tiến hoá.
Câu 82. Ví dụ nào sau đây là ví dụ minh hoạ cho cơ chế cách li trước hợp tử?
A. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản
B. Cừu và dê giao phối với nhau, có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành cơ thể.
C. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển.
D. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính ve vãn khác nhau.
Câu 83. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên luôn theo một hướng xác định.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
C. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
D. Sự tăng hay giảm tần số alen do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra không phụ thuộc vào trạng thái trội hay lặn của alen đó.
Câu 84. Xét các ví dụ sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.Những ví dụ nào là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
A. (2), (3).
B. (3), (4).
C. (1), (4).
D. (1), (2).
Câu 85. Có những đột biến gen trội gây chết nhưng vẫn được di truyền và tích luỹ cho đời sau vì
A. Kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
B. Gen đột biến liên kết bền vững với các gen lặn có lợi.
C. Gen đột biến liên kết bền vững với các gen trội có lợi.
D. Kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
Câu 86. Một quần thể đang cân bằng di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể?
A. Đột biến gen.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên.
D. Nhập cư (nhập gen).
Câu 87. Khi nói về sự hình thành loài mới kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sự hình thành loài mới luôn dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
B. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá, con lai bị cách li sinh sản nên không cần sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Có nhiều trường hợp, loài mới và loài cũ cùng sống trong một môi trường, ở cạnh nhau.
D. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự xuất hiện các kiểu gen mới.
Câu 88. Hiện tượng nào sau đây minh hoạ cho cơ chế cách li trước hợp tử?
A. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
B. Cừu và dê giao phối với nhau, có thụ tinh nhưng hợp từ bị chết mà không phát triển thành cơ thể.
C. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển.
D. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính ve vãn khác nhau.
Câu 89. Trong quá trình tiến hoá, nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên?
A. Giao phối.
B. Đột biến.
C. Di - nhập gen.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 90. Một quẩn thể đang cân bằng di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm tăng tính đa dạng di truvền của quần thể?
A. Đột biến kết hợp với chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên kết hợp với giao phối ngẫu nhiên.
C. Đột biến kết hợp với giao phối ngẫu nhiên.
D. Đột biến kết hợp với giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 91. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.
C. Cơ quan thoái hoá là một trường hợp của cơ quan tương đồng.
D. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
Câu 92. Khi nói về các nhân tố tiến hoá, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Nhân tố tiến hoá là những nhân tố có khả năng làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
B. Không phải nhân tố tiến hoá nào cũng có khả năng làm biến đối tần số alen của quần thể.
C. Không phải khi nào đột biến cũng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
Câu 93. Khi uống thuốc kháng sinh không đủ liều sẽ dễ gây hiện tượng “nhờn“ thuốc vì kháng sinh liều nhẹ sẽ
A. Gây đột biến gen, trong đó có một số đột biến là có lợi cho vi khuẩn.
B. Kích thích vi khuẩn tạo kháng thể chống lại kháng sinh.
C. Tạo áp lực chọn lọc dòng vi khuẩn kháng kháng sinh.
D. Kích thích vi khuẩn nhận gen kháng kháng sinh thông qua con đường tải nạp.
Câu 94. Theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá là
A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hoá.
B. Các cơ chế cách li thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.
D. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
Câu 95. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn.
C. Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí được chọn lọc tự nhiên tích luỹ biến dị theo một hướng.
D. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp loại bỏ các kiểu hình kém thích nghi chứ không trực tiếp loại bỏ kiểu gen.
Câu 96. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?
1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6
B. 1, 2, 5, 6
C. 1, 2, 3, 5, 6
D. 1, 3, 5, 6
Câu 97. Khi nói về nhân tổ tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố đột biến và giao phối không ngẫu nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể, tạo ra nguyên liệu cung cấp cho chọn lọc.
C. Làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách chậm chạp và không định hướng.
D. Làm xuất hiện các kiểu gen mới, trong đó có cả kiểu gen thích nghi và cả những kiểu gen không thích nghi.
Câu 98. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, chướng ngại địa lí (cách li địa lí) có vai trò
A. Ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể.
B. Quy định chiều hướng của chọn lọc tự nhiên.
C. Hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
D. Định hướng quá trình tiến hoá.
Câu 99. Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là
A. Sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.
B. Đđiều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
C. Các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
D. C họn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền của sinh vật.
Câu 100. Quá trình nào sau đây nhanh chóng dẫn tới hình thành loài mới?
A. Cách li sinh thái.
B. Cách li tập tính.
C. Cách li địa lí.
D. Lai xa và đa bội hoá.
Câu 101. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Vậy quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 102. Hình thành loài bằng con đường địa lí
A. Xảy ra khi các quần thể của một loài sống trong cùng một khu vực địa lí.
B. Thường tạo ra loài mới ngay trong khu phân bố của loài gốc.
C. Thường xảy ra đối với các loài ít có khả năng di chuyển.
D. Thường diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
Câu 103. Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây vừa có khả năng làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có khả năng làm nghèo vốn gen quần thể?
A. Di - nhập gen.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 104. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hoá?
A. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Làm tăng tính đa dạng và phong phú về vốn gen của quần thể.
C. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tạo ra sự sai khác về tỉ lệ kiểu gen giữa các quần thể.
D. Làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
Câu 105. Loài Raphanus brassica có bộ NST 2n = 36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n = 18) X Brassica oleraceae (2n = 18) →Raphanus brassica (2n = 36). Hãy chọn kết luận đúng về quá trình hình thành loài mới này.
A. Đây là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí.
B. Khi mới được hình thành, loài mới không sống cùng môi trường với loài cũ.
C. Quá trình hình thành loài diễn ra trong thời gian tương đối ngắn.
D. Đây là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở các loài động vật.
Câu 106. Khi nói về hoá thạch, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Dựa vào hoá thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.
B. Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất
C. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
D. Có thể xác định tuổi của hoá thạch bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
Câu 107. Khi nói về quá trình hình thành loài mới phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
B. Trong cùng một khu vực địa lí vẫn có thể có sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn gắn liền với sự hình thành loài mới.
D. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần đến sự cách li địa lí.
Câu 108. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Vậy quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến gen và giao phối ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.
Câu 109. Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp (Aa) sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể?
A. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần.
B. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.
C. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.
D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.
Câu 110. Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hoá sau đây:
(1) Sự giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Đột biến làm cho A thành a.
(3) CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.
(4) CLTN chống lại kiểu gen dị hợp.
(5) Di - nhập gen.(6) CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.Những trường hợp nào làm cho tỉ lệ kiểu gen của quần thể biến đổi qua các thế hệ theo xu hướng giống nhau?
A. (2) và (5).
B. (3) và (6).
C. (1), (4).
D. (3), (4) và (6)
Câu 111. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.
B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.
C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.
D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.
Câu 112. Khi nói về sự hình thành loài mới, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sự hình thành loài mới luôn dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
B. Không phải lúc nào sự hình thành các quần thể mới cũng dẫn tới hình thành các loài mới.
C. Loài mới được hình thành thì loài cũ bị đào thải.
D. Sự hình thành loài mới luôn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 113. Khi nói về nhân tố tiến hoá, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:
A. 5 đặc điểm.
B. 4 đặc điểm.
C. 2 đặc điểm.
D. 3 đặc điểm.
Câu 114. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?
A. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
D. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
Câu 115. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, kết luận nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình nên chỉ loại bỏ kiểu hình mà không loại bỏ kiểu gen.
B. Tất cả các alen trội có hại đều được chọn lọc tự nhiên loại bỏ còn các alen lặn có hại thì vẫn được giữ lại.
C. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, ứng với mỗi hướng chọn lọc thì tần số alen của quần thể bị thay đổi theo một hướng xác định.
D. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, vì vậy nếu không có chọn lọc tự nhiên thì vẫn có thể hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
Câu 116. Mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chỉ có tính tương đối là vì
1. Thế hệ con có cấu tạo cơ thể hoàn thiện hơn thế hệ bố mẹ.
2. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong một hoàn cảnh nhất định.
3. Luôn luôn có xu hướng xuất hiện các đặc điểm mới thích nghi hơn.Phương án đúng là:
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 1, 3.
D. 1, 2, 3.
Câu 117. Đối với quá trình tiến hoá, đột biến gen có vai trò quan trọng hơn đột biến NST. Nguyên nhân là vì:
A. Đa số đột biến gen đều là lặn và phổ biến hơn đột biến NST.
B. Đa số đột biến gen là có lợi hoặc trung tính còn đột biến NST thì có hại.
C. Đột biến gen xảy ra ở cấp phân tử còn đột biến NST xảy ra ở cấp tế bào.
D. Đột biến gen là những đột biến nhỏ còn đột biến NST là đột biến lớn.
Câu 118. Giá trị thích nghi của đột biến gen phụ thuộc vào
1. Tần số đột biến.
2. Tổ hợp kiểu gen.
3. Môi trường sống.Phương án đúng là:
A. 1, 2
B. 2, 3.
C. 1, 3.
D. 1, 2, 3.
Câu 119. Ví dụ nào sau đây không phải là hình thành loài mới bằng dị đa bội?
A. Raphanus sativus (2n = 18) X Brassica oleraceae (2n = 18) → R.brassica (2n = 36).
B. Primula floribuda (2n = 18) X p.verticillata (2n =18) → p.kewenis (2n = 36).
C. Musa acuminata (2n = 22) X M.baisiana (2n = 22) → Musa sp (2n = 33).
D. Prunus spinosa (2n = 32) X p.divaricata (2n =16) → p.dometica (2n = 48).
Câu 120. Một đột biến lặn có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi nó là đột biến gen
A. Nằm ở tế bào chất.
B. Đa alen, gen trên NST thường.
C. Ởtrên NST giới tính Y.
D. Ở trên NST giới tính X.
Câu 121. Trong các hình thức cách li được trình bày dưới đây, loại cách li nào bao gồm các trường hợp còn lại?
A. Cách li sinh thái.
B. Cách li tập tính.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li sinh sản.
Câu 122. Ở trường hợp nào sau đây, đột biến gen lặn sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?
A. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
B. Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
D. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
Câu 123. Cho các cặp cơ quan:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(4) Cánh bướm và cánh chim.Những cặp cơ quan tương đồng là
A. (1), (2).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (3), (4).
Câu 124. Khi nói về đột biến, điều nào sau đây không đúng?
A. Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá và chọn giống.
B. Trong tự nhiên, đột biến xuất hiện với tần số thấp và đa số là lặn.
C. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể sinh vật.
D. Hầu hết các đột biến là trội và di truyền được cho thế hệ sau.
Câu 125. Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
B. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài.
C. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
D. Sự hình thành nòi địa lí là bước trung gian để hình thành loài mới.
Câu 126. Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá của tất cả các loài sinh vật?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Cách li địa lí và sinh thái
C. Đột biến và giao phối.
D. Biến dị và chọn lọc tự nhiên.
Câu 127. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. Bằng chứng địa lí sinh học.
B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
C. Bằng chứng phôi sinh học.
D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 128. Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A. Cách li cơ học.
B. Cách li sinh thái.
C. Cách li tập tính.
D. Cách li không gian.
Câu 129. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên luôn theo một hướng xác định.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
C. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
D. Sự tăng hay giảm tần số alen do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra không phụ thuộc vào trạng thái trội hay lặn của alen đó.
Câu 130. Một quần thể đang sinh sản hữu tính bằng giao phối ngẫu nhiên. Giả sử có tác động của một nhân tố tiến hoá làm cho các cá thể chuyển sang giao phối cận huyết. Nhân tố tiến hoá đã tác động đến quần thể là
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Sự nhập cư.
D. Đột biến.
Câu 131. Điều kiện cần thiết để vốn gen của một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền không thay đổi qua nhiều thế hệ là
A. Tự phối diễn ra trong một thời gian dài.
B. Di cư và nhập cư diễn ra cân bằng.
C. Giao phối ngẫu nhiên.
D. Thể dị hợp có sức sống cao hơn thể đồng hợp.
Câu 132. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Hãy cho biết, quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 133. Kiểu chọn lọc ổn định diễn ra khi
A. Số lượng cá thể sinh ra bằng số lượng cá thể chết đi.
B. Điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định.
C. Điều kiện sống đồng nhất và không thay đổi qua nhiều thế hệ.
D. Điều kiện sổng thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất.
Câu 134. Xét các nhân tố:
1. Đột biến.
2. Chọn lọc tự nhiên.
3. Giao phối.
4. Sự cách li.Các nhân tố chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi là
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 135. Hai loài thân thuộc A và B đều sinh sản hữu tính bằng giao phối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt là
A. Tiêu chuẩn hình thái.
B. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh.
D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Câu 136. Xét một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (1), (4).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1), (2).
Câu 137. Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ở các thế hệ cá con tiếp theo được mô tả rút gọn bằng sơ đồ nào sau đây.
A. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa → 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa → 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa.
B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa → 0,36AA + 0,42Aa + 0,09aa → 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa.
C. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa → 0,49AA + 0,30Aa + 0,21aa → 0,36AA + 0,42Aa + 0,09aa.
D. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa → 0,42AA + 0,36Aa + 0,09aa →0,48AA + 0,16Aa + 0,36aa
Câu 138. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh con nhưng vẫn được xem là 2 loài. Xét các nguyên nhân sau:
(1) Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.
(2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
(3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải.
(4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
(6) Con lai không có cơ quan sinh sản.Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn tới chúng được xem là 2 loài?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 139. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.
C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 140. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì
A. Thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.
B. Thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
C. Thi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
D. Thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
Câu 141. Khi nói về các nhân tố tiến hoá, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Nhân tố tiến hoá là những nhân tố có khả năng làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần so alen của quần thể.
B. Không phải nhân tố tiến hoá nào cũng có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C. Không phải khi nào đột biến cũng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loạibỏ hoàn toàn alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
Câu 142. Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông xám hoà mình với môi trường, từ gen A đã đột biến thành gen lặn a quy định lông màu trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện. Trường hợp nào sau đây gen đột biến sẽ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể?
A. Gen A nằm trên NST thường.
B. Gen A nằm trên NST giới tính Y (không có trên X).
C. Gen A nằm trong ti thể.
D. Gen A nằm trên NST giới tính X (không có trên Y).
Câu 143. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
B. Ngay cả khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di - nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong.
Câu 144. Quá trình giao phối không ngẫu nhiên
A. Bao gồm tự thụ phấn, thụ phấn chéo, giao phối cận huyết.
B. Không làm thay đổi tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. Làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. Làm giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp có trong quần thể.
Câu 145. Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. Giúp cho các cá thể có kiểu gen trội thích nghi với môi trường.
B. Sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể.
C. Tạo ra các tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.
D. Làm tăng sức sống và khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi.
Câu 146. Cơ quan thoái hoá mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Giải thích nào dưới đây không hợp lí?
A. Gen quy định cơ quan thoái hoá liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng.
B. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan có hại.
C. Cơ quan thoái hoá không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Thời gian tiến hoá chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng.
Câu 147. Đặc điểm nào sau đây của vi khuấn làm cho chúng có tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn các loài sinh vật bậc cao?
A. Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt.
B. Vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu trúc đơn giản.
C. Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.
D. Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh.
Câu 148. Xét các đặc điểm sau:
(1) Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.(2) Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.(3) Tồn tại thực trong tự nhiên.(4) Có tính toàn vẹn về sinh sản và di truyền.Để trở thành đơn vị tiến hoá cơ sở phải có các điều kiện:
A. (1), (2). B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 149. Một quần thể đang cân bằng di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm tăng tính đa dạng của quần thể?
A. Đột biến kết hợp với chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến kết hợp với giao phối ngẫu nhiên.
C. Đột biến kết hợp với giao phối không ngẫu nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên kết hợp với giao phối ngẫu nhiên.
Câu 150. Cho các ví dụ:
1. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng không hình thành hợp tử.
2. Hai quần thể sinh sản vào hai mùa khác nhau.
3. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng phôi bị chết trước khi sinh.
4. Các cá thể giao phối với nhau và sinh con nhưng con không sinh sản hữu tính.
5. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau nên mặc dù ở trong một môi trường nhưng bị cách li sinh sản. Cách li sau hợp tử gồm các ví dụ:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4
C. 1, 3, 4.
D. 3, 4.
1A | 2C | 3B | 4B | 5B | 6B | 7A | 8C | 9B | 10B |
11C | 12C | 13A | 14C | 15C | 16B | 17A | 18B | 19A | 20B |
21C | 22A | 23D | 24B | 25B | 26A | 27C | 28D | 29C | 30D |
31A | 32A | 33B | 34C | 35D | 36D | 37B | 38C | 39B | 40C |
41C | 42D | 43A | 44B | 45A | 46C | 47C | 48C | 49B | 50A |
51C | 52A | 53B | 54D | 55B | 56A | 57C | 58C | 59C | 60C |
61D | 62D | 63D | 64C | 65C | 66C | 67C | 68C | 69B | 70D |
71B | 72A | 73D | 74B | 75C | 76C | 77A | 78C | 79Â | 80B |
81A | 82A | 83A | 84C | 85D | 86B | 87B | 88D | 89A | 90A |
91A | 92C | 93C | 94B | 95C | 96D | 97D | 98A | 99D | 100D |
101B | 102D | 103A | 104C | 105C | 106C | 107D | 108C | 109A | 110C |
111C | 112C | 113B | 114D | 115C | 116B | 117A | 118B | 119C | 120C |
121D | 122C | 123C | 124D | 125C | 126A | 127D | 128A | 129A | 130A |
131C | 132D | 133C | 134A | 135D | 136B | 137B | 138C | 139C | 140B |
141C | 142B | 143D | 144D | 145B | 146B | 147D | 148B | 149B | 150D |
SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Câu 1. Khi nói về hoá thạch, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Dựa vào hoá thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.
B. Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
C. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
D. Có thể xác định tuổi của hoá thạch bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
Câu 2. Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là
A. Tân sinh → Trung sinh → Thái cổ → cổ sinh → Nguyên sinh.
B. Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.
C. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Tân sinh → Trung sinh.
D. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.
Câu 3. Trong khí quyển nguyên thuỷ của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây?
A. Khí oxi.
B. Khí NH3.
C. Khí C02.
D. Khí CH4.
Câu 4. Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này
B. Cây có hoa phát triển ưu thế so với các nhóm thực vật khác
C. Ở kỉ Thứ tư (kỉ Đệ tứ), khí hậu lạnh và khô
D. Ở kỉ Thứ ba (ki Đệ tam) xuất hiện loài người
Câu 5. Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất trao đổi chất theo phương thức
A. tự dưỡng hoá tổng hợp. B. tự dưỡng quang hợp.
C. dị dưỡng kí sinh. D. dị dưỡng hoại sinh.
Câu 6. Ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu vào cấp độ
A. Phân tử.
B. Giao tử.
C. Quần thể.
D. Cá thể.
Câu 7. Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm:
A. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
B. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
C. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Câu 8. Trong quá trình phát sinh loài người, tiến hoá sinh học có vai trò quan trọng ở giai đoạn
A. Người tối cổ.
B. Người vượn và người tối cổ.
C. Người hiện đại.
D. Người tối cổ và người hiện đại.
Câu 9. Khi nói về chiều hướng tiến hoá của từng nhóm loài, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Thoái bộ sinh học là xu hướng số lượng cá thể giảm dần, khu phân bố ngày càng thu hẹp, nội bộ ngày càng phân hoá.
B. Kiên định sinh học là duy trì sự thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể không tăng mà cũng không giảm.
C. Trong quá trình tiến hoá của từng nhóm loài, tiến bộ sinh học là hướng quan trọng nhất.
D. Tiến bộ sinh học là hiện tượng số lượng cá thể ngày càng tăng, tỉ lệ sống sót ngày càng cao, khu phân bố ngày càng mở rộng và phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng, phong phú.
Câu 10. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hoá thạch nhân sơ cổ nhất có ở
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Thái cổ.
C. Đại Trung sinh.
D. đại Nguyên sinh.
Câu 11. Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
B. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
D. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Câu 12. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, ở kỉ nào sau đây xảy ra sự phân hoá bò sát, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim?
A. Kỉ Triat của đại Trung sinh
B. Kỉ Jura của đại Trung sinh
C. Kỉ Pecmi của đại cổ sinh
D. Kỉ Cacbon của đại cổ sinh
Câu 13. Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử Trái Đất thành các đại, các kỉ?
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái Đất và các hoá thạch.
B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.
C. Thời gian hình thành và phát triển của quả đất.
D. Sự hình thành hoá thạch và khoáng sản ở trong lòng Trái Đất.
Câu 14. Đại diện nào sau đây là người vượn?
A. Đriôpitec
B. Ôxtralopitec
C. Parapitec
D. Nêanđectan
Câu 15. Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?
A. Ki Cacbon.
B. Kỉ Pecmi.
C. Kỉ Đêvôn.
D. Kỉ Triat.
Câu 16. Trong quá trình phát sinh và phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây của đại Cổ sinh phát sinh các ngành động vật và phân hoá tảo?
A. Kỉ Ocđôvic.
B. Kỉ Đêvôn.
C. Kỉ Cambri.
D. Kỉ Pecmi.
Câu 17. Hoá thạch là
A. Hiện tượng cơ thể sinh vật bị biến thành đá hoặc được vùi trong băng tuyết.
B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
C. Xác của sinh vật được bảo vệ trong thời gian dài mà không bị phân huỷ.
D. Sự chế tạo ra các cơ thể sinh vật bằng đá nhằm mục đích thẩm mĩ.
Câu 18. Quá trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng:
A. Hoạt động núi lửa, bức xạ Mặt Trời.
B. Phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại.
C. Tia tử ngoại và năng lượng sinh học.
D. Tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.
Câu 19. Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng chủ yếu là nhờ
A. Quá trình lao động và tập thể dục
B. Quá trình chọn lọc tự nhiên
C. Sự phát triển của não bộ và ý thức
D. Quá trình tự rèn luyện bản thân
Câu 20. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, loại phân tử hữu cơ nào sau đây là phân tử đầu tiên có khả năng tự nhân đôi?
A. ADN.
B. Lipit.
C. Protein.
D. ARN.
Câu 21. Trong quá trình phát sinh sự sống, hình thành sinh vật cổ sơ đầu tiên là kết quả của quá trình tiến hoá
A. Hoá học và tiền sinh học.
B. Hoá học và sinh học.
C. Tiền sinh học và sinh học.
D. Sinh học.
Câu 22. Khi nói về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình hình thành và tồn tại, Trái Đất luôn luôn biến đổi gây nên những biến đổi mạnh mẽ về sựphân bố của các loài cũng như gây nên các vụ tuyệt chủng hàng loạt của các loài.
B. Địa chất và khí hậu biến đổi là nguyên nhân duy nhất làm cho các loài xuất hiện và biến đổi. Chính sự biến đổi của địa chất và khí hậu đã làm cho sinh vật phát triển ngày càng đa dạng và phong phú.
C. Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
D. Trong quá trình phát triển, các sinh vật có mối liên quan mật thiết với nhau. Loài này xuất hiện và phát triển lại làm cho một hoặc một số loài nào đó bị kìm hãm hoặc phát triển theo.
Câu 23. Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
A. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
B. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
C. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).
D. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.
Câu 24. Trong quá trình phát sinh loài người, sự hình thành con người có dáng đứng thẳng, có hộp sọ với kích thước lớn là kết quả của quá trình
A. Tiến hoá văn hoá
B. Tiến hoá xã hội
C. Tiến hoá sinh học
D. Lao động và rèn luyện
Câu 25. Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở những giai đoạn nào sau đây chưa có sự xuất hiện của cơ thể sinh vật?
A. Giai đoạn tiến hoá hoá học và giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
B. Giai đoạn tiến hoá hoá học và giai đoạn tiến hoá sinh học.
C. Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học và giai đoạn tiến hoá sinh học.
D. Giai đoạn tiến hoá sinh học.
Câu 26. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ Thứ tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh.
B. Có hai giai đoạn là tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội.
C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
D. Tiến hoá sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu.
Câu 27. Ở kỉ nào sau đây của đại cổ sinh xảy ra sự phân hoá bò sát, phân hoá côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển?
A. Kỉ Cacbon.
B. Kỉ Pecmi.
C. Kỉ Silua.
D. Kỉ Đêvôn.
Câu 28. Một hoá thạch của một loài thực vật có hàm lượng đồng vị phóng xạ C14 người ta xác định được hàm lượng C14 có trong hoá thạch là 3125.10-16. Hoá thạch này có số tuổi là
A. 11460.
B. 17190.
C. 28650.
D. 34380.
Câu 29. Khai quật được hoá thạch của một người vượn cổ. Hoá thạch là một mẩu xương hàm và toàn bộ hộp sọ. Bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ C14 người ta xác định được hàm lượng C14 so với hàm lượng cacbon có trong hoá thạch là 625.10-16. Hoá thạch này có tuổi khoảng.
A. 11460 năm.
B. 5730 năm.
C. 22920 năm.
D. 6250 năm.
VnDoc xin mời bạn đọc tham khảo tài liệu Đề cương ôn thi học kỳ 2 môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018, hy vọng qua bộ tài liệu các bạn học sinh sẽ làm bài thi được tốt hơn. VnDoc mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Đề cương ôn thi học kỳ 2 môn Sinh học 12
BẰNG CHỨNG VÀ CÁC CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Câu 1. Xét một số ví dụ sau:
(1) Trong tự nhiên, loài sáo mỏ đen không giao phối với loài sáo mỏ vàng. Khi nuôi nhốt chung trong một lồng lớn thì người ta thấy hai loài này giao phối với nhau nhưng không sinh con.(2) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la, con la không có khả năng sinh sản.(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.Có bao nhiêu ví dụ biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. Giả sử ở một quần thể đang chịu tác động của chọn lọc theo hướng chống lại alen trội và bảo tồn alen lặn. Kết quả của chọn lọc theo chiều hướng này sẽ dẫn tới làm giảm tỉ lệ
A. Kiểu hình lặn.
B. Kiểu gen đồng hợp trội và tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
C. Kiểu hình trội.
D. Kiểu gen dị hợp và tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội.
Câu 3. Chọn lọc tự nhiên tác động lên quần thể vi khuẩn mạnh mẽ hơn tác động lên một quần thể sinh vật nhân thực vì:
A. Vi khuẩn có ít gen nên tỉ lệ gen đột biến lớn.
B. Vi khuẩn sinh sản nhanh và gen đột biến biểu hiện ngay ra kiểu hình.
C. Vi khuẩn trao đổi chất mạnh và nhanh nên dễ chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp lên kiểu gen.
Câu 4. Mô tả nào sau đây đúng với hiện tượng thoái bộ sinh học?
A. Khu phân bố của loài được mở rộng làm giảm mật độ cá thể.
B. Số lượng quần thể của loài giảm, kích thước quần thể giảm.
C. Kiên định các đặc điểm thích nghi đã được hình thành từ trước.
D. Số lượng quần thể của quần xã giảm, quần xã bị suy thoái.
Câu 5. Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ), người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài này so với ADN của người. Kết quả thu được (tính theo tỉ lệ % giống nhau so với ADN của người) như sau: khỉ Rhesut: 91,1%; tinh tinh: 97,6%; khỉ Capuchin: 84,2%; vượn Gibbon: 94,7%; khỉ Vervet: 90,5%. Căn cứ vào kết quả này, có thể xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là:
A. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Vervet - khi Rhesut - khỉ Capuchin.
B. Người - tinh tinh - vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khi Vervet - khỉ Capuchin.
C. Người - tinh tinh - khỉ Rhesut - vượn Gibbon - khi Capuchin - khỉ Vervet.
D. Người - tinh tinh - khỉ Vervet - vuợn Gibbon- khỉ Capuchin - khỉ Rhesut.
Câu 6. Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi tần so alen A của quần thể ở các thế hệ cá con được mô tả rút gọn bằng sơ đồ nào sau đây?
A. 0,8A → 0,9A → 0,7A → 0,6A → 0,5A → 0,4A → 0,3A → 0,2A → 0,1A.
B. 0,9A → 0,8A → 0,7A → 0,6A → 0,5A → 0,4A → 0,3A → 0,2A → 0,1A.
C. 0,1A → 0.2A → 0,3A → 0,4A → 0,5A → 0,6A → 0,7A → 0,8A → 0,9A.
D. 0,9A → 0,8A → 0,7A → 0,6A → 0,5A → 0,6A → 0,7A → 0,8A → 0,9A.
Câu 7. Nòi địa lí là
A. Một nhóm quần thể cùng loài phân bố trong một khu vực địa lí xác định.
B. Một nhóm quần thể khác loài phân bố trong một khu vực địa lí xác định.
C. Một nhóm quần thể thích nghi với các điều kiện địa lí khác nhau.
D. Những loài sinh vật được sinh ra từ một vùng địa lí ban đầu.
Câu 8. Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên?
A. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối cận huyết.
B. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản vô tính, cá thể con được sinh ra từ cá thể mẹ.
C. Đột biến xuất hiện ở quần thể của loài sinh sản hữu tính, các cá thể tự thụ tinh.
D. Đột biến xuất hiện ở loài sinh sản hữu tính, các cá thể giao phối có lựa chọn.
Câu 9. Yếu tố nào trong số các yếu tố sau đây có thể không đóng góp vào quá trình hình thành loài khác khu vực địa lí?
A. Một quần thể bị cách li địa lí với quần thể mẹ.
B. Dòng gen giữa hai quần thể là rất mạnh.
C. Các đột biến khác nhau bắt đầu phân hoá vốn gen của các quần thể cách li.
D. Quần thể cách li chịu áp lực chọn lọc khác với quần thể mẹ.
Câu 10. Trong một quần thể ngẫu phối, giả sử ở giới đực có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 20%, ở giới cái có tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 25%. Loại hợp tử mang gen đột biến chiếm tỉ lệ?
A. 45%.
B. 40%.
C. 5%.
D. 95%.
Câu 11. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình bên dưới. Hãy cho biết quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến gen.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 12. Quá trình giao phối không ngẫu nhiên
A. Bao gồm tự thụ phấn, thụ phấn chéo, giao phối cận huyết.
B. Làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
C. Làm giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp có trong quần thể.
D. Không làm thay đổi tính đa dạng di truyền của quần thể.
Câu 13. Ở một loài động vật, có một đột biến khi biểu hiện sẽ gây chết. Trường hợp nào sau đây đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
A. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
B. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
C. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
D. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
Câu 14. Có hai quần thể của cùng một loài. Quần thể thứ nhất có 900 cá thể, trong đó tần số A là 0,6. Quần thể thứ 2 có 300 cá thể, trong đó tần số A là 0,4. Nếu toàn bộ các cá thể ở quần thể 2 di cư vào quần thể 1 tạo nên quần thể mới. Khi quần thể mới đạt trạng thái cân bằng di truyền thì kiểu gen AA có tỉ lệ?
A. 0,55.
B. 0,45.
C. 0,3025.
D. 0,495.
Câu 15. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Vậy quần thể đang chịu tác dộng của những nhân
tố tiến hoá nào sau đây?
A. Đột biến gen và giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.
Câu 16. Lai xa và đa bội hoá sẽ dẫn tới hình thành loài mới trong trường hợp
A. Lai xa giữa 2 loài thực vật tạo ra con lai, con lai được đa bội hoá và cách li sinh sản với các loài khác.
B. Cơ thể lai xa có sức sống và khả năng thích nghi cao với môi trường, sinh sản để tạo thành một quần thể mới và cách li sinh sản với các loài khác.
C. Các cá thể lai xa có bộ NST song nhị bội, sinh sản hữu tính bình thường và cách li sinh sản với các loài khác.
D. Các cá thể lai xa phải có bộ NST và ngoại hình khác với các dạng bố mẹ.
Câu 17. Quá trình nào sau đây luôn gắn liền với quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi?
A. Quá trình sinh ra các cá thể mới.
B. Quá trình hình thành quần xã mới.
C. Quá trình hình thành loài mới.
D. Quá trình hình thành quần thể mới.
Câu 18. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, loại chất hữu cơ mang thông tin di truyền đầu tiên là
A. ADN.
B. ARN.
C. Prôtêin.
D. ADN và prôtêin.
Câu 19. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, mối liên quan giữa các cơ chế cách li trong quá hình thành loài mới là?
A. Cách li địa lí → Cách li trước hợp tử → Cách li sau hợp tử.
B. Cách li địa lí → Cách li hợp tử → Cách li sau hợp tử.
C. Cách li địa lí → Cách li sau hợp tử → Cách li trước hợp tử.
D. Cách li địa lí → Cách li sinh thái → Cách li hợp tử.
Câu 20. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể
B. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà không tạo ra các kiểu gen thích nghi.
C. Khi chọn lọc tự nhiên chống lại thể dị hợp và không chống lại các thể đồng hợp thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn.
D. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
Câu 21. Trong quần thể của một loài động vật có bộ NST lưỡng bội đã xuất hiện một đột biến lặn gây chết cho thể đột biến. Trong trường hợp nào sau đây, đột biến sẽ bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể.
A. Gen đột biến nằm trên NST thường.
B. Gen đột biến nằm trên NST giới tính X ở đoạn không tương đồng.
C. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn không tương đồng.
D. Gen đột biến nằm trên NST giới tính Y ở đoạn tương đồng.
Câu 22. Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 10%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là
A. 19%.
B. 1%.
C. 10%.
D. 5%.
Câu 23. Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò tạo ra các
A. Gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
B. Kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
C. Kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên.
D. Alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp chọn chọn lọc.
Câu 24. Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hoá.(2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.(3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.(4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.Câu trả lời đúng là:
A. (1), (3)
B. (1), (4)
C. (1), (2)
D. (2), (3)
Câu 25. Yếu tố ngẫu nhiên có vai trò
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen theo một hướng.
B. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối của các alen trong quần thể.
C. Hình thành các đặc điểm thích nghi mới trên các cơ thể sinh vật.
D. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, làm tăng tính đa dạng của quần thể.
Câu 26. Một nhóm cá thể của một loài chim di cư từ đất liền ra đảo. Giả sử rằng tất cả các cá thể đều đến đích an toàn và hình thành nên một quần thể mới. Nhân tố tiến hoá đầu tiên làm cho tần số alen ở quần thể này khác với tần số alen ở quần thể gốc là?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên
B. Chọn lọc tự nhiên
C. Giao phối không ngẫu nhiên
D. Đột biến.
Câu 27. Đối với một quần thể có kích thước nhỏ, nhân tố nào sau đây có thể sẽ làm thay đổi tần so alen của quần thể một cách nhanh chóng?
A. Đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối ngẫu nhiên.
Câu 28. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, nhân tố tiến hoá nào sau đây nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm chậm sự hình thành loài mới?
A. Đột biến.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Giao phối không ngẫu nhiên.
D. Di - nhập gen.
Câu 29. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng mạnh thì tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi càng nhanh.
B. Tất cả các alen trội có hại đều được chọn lọc tự nhiên loại bỏ còn các alen lặn có hại thì vẫn có thể được giữ lại.
C. Chọn lọc tự nhiên không có khả năng tạo ra kiểu gen thích nghi nhưng có khả năng tạo ra kiểu hình thích nghi.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình mà không tác động trực tiếp lên alen.
Câu 30. Tốc độ hình thành quần thể thích nghi phụ thuộc vào
1. Tốc độ sinh sản và vòng đời của sinh vật.
2. Khả năng phát sinh và tích luỹ các đột biến.3. Số lượng cá thể có trong quần thể.
4. Áp lực của chọn lọc tự nhiên.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 4.
Câu 31. Trường hợp nào sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?
A. Các cá thể giao phối và sinh con nhưng con sinh ra bị bất thụ.
B. Các cá thể sinh sản vào các mùa khác nhau.
C. Các cá thể có cơ quan sinh sản không tương đồng.
D. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau.
Câu 32. Một đột biến có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi nó là đột biến
A. Gen trội trên NST thường.
B. Gen lặn trên NST X.
C. Gen lặn trên NST thường.
D. Gen lặn ở tế bào chất.
Câu 33. Cấu trúc xương của phần trên ở tay người và cánh dơi rất giống nhau trong khi đó các xương tương ứng ở cá voi lại có hình dạng và tỉ lệ rất khác. Tuy nhiên, các số liệu di truyền chứng minh rằng tất cả ba loài sinh vật nói trên đều được phân li từ một tổ tiên chung và trong cùng một thời gian. Điều nào dưới đây là lời giải thích đúng nhất cho các số liệu này?
A. Sự tiến hoá của chi trước thích nghi với người và dơi nhưng chưa thích nghi với cá voi.
B. Chọn lọc tự nhiên trong môi trường nước đã tích lũy những biển đổi quan trọng trong giải phẫu chi trước của cá voi.
C. Người và dơi được tiến hoá bằng chọn lọc tự nhiên còn cá voi được tiến hoá bằng cơ chế của Lamac.
D. Các gen đột biến ở cá voi nhanh hơn so với ở người và dơi.
Câu 34. Trong các nhân tố tiến hoá sau đây, nhân tố nào có vai trò chủ yếu trong việc làm thay đổi tần số các alen của quần thể?
A. Quá trình đột biến tạo nguyên liệu ban đầu.
B. Quá trình giao phối làm phát tán các đột biến đó.
C. Quá trình chọn lọc tác động có định hướng làm tần số alen của quần thể thay đổi mạnh.
D. Quá trình cách li ngăn cản sự tạp giao, tạo ra sự phân hoá các gen triệt để hơn.
Câu 35. Cơ quan tương tự là những cơ quan
A. Có cùng kiểu cấu tạo.
B. Có cấu trúc bên trong giống nhau.
C. Có cùng nguồn gốc.
D. Có cùng chức năng.
Câu 36. Đối với loài ngẫu phối, một alen lặn gây hại nằm trên nhiễm sắc thể có thể bị đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể dưới tác động của
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 37. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, điều kiện địa lí có vai trò
A. Là nhân tố gây ra những biến đổi trực tiếp trên cơ thể sinh vật.
B. Là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi.
C. Ngăn cản sự giao phối tự do giữa các quần thể.
D. Tạo ra những kiểu gen thích nghi, hình thành quần thể thích nghi.
Câu 38. Khi nói về nòi sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Là một tập hợp gồm nhiều quần thể của cùng một loài.
B. Trong cùng một khu vực địa lí có thể có nhiều nòi sinh thái.
C. Các nòi sinh thái đã có sự cách li về mặt sinh sản.
D. Mỗi loài có thể có rất nhiều nòi sinh thái khác nhau.
Câu 39. Tính đa hình về di truyền của quần thể được tăng lên nhờ các nhân tố
1. Đột biến.
2. Giao phối ngẫu nhiên.
3. Chọn lọc tự nhiên.
4. Nhập gen.
5. Các yếu tố ngẫu nhiên.Phương án đúng là:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 2, 3,4, 5.
D. 1, 2, 3, 4, 5.
Câu 40. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, điều nào sau đây không đúng?
A. Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của sinh vật.
B. Cạnh tranh cùng loài là một trong những nhân tố gây ra sự chọn lọc tự nhiên.
C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên càng lớn thì sự hình thành các đặc điểm thích nghi càng chậm.
D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá của sinh giới.
Câu 41. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Khi không xảy ra đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di - nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
C. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.
Câu 42. Đột biến nào sau đây là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá?
A. Đột biến cấu trúc NST.
B. Đột biến số lượng NST.
C. Đột biến gen trội.
D. Đột biến gen lặn.
Câu 43. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
B. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
D. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
Câu 44. Trong các nhân tố tiến hoá sau, nhân tố nào làm phát sinh alen mới?
A. Chọn lọc tự nhiên
B. Đột biến
C. Các yếu tố ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 45. Trường hợp nào sau đây được gọi là cách li sau hợp tử?
A. Con lai có sức sống kém và không có khả năng sinh sản.
B. Các cá thể có cơ quan sinh sản không tương đồng.
C. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau.
D. Các cá thể sinh sản vào các mùa khác nhau.
Câu 46. Một quần thể ngẫu phối có 100% Aa, sau nhiều thế hệ sinh sản, thành phần kiểu gen không bị thay đổi. Quần thể đang chịu tác động của kiểu chọn lọc nào sau đây?
A. Chọn lọc vận động.
B. Chọn lọc phân hoá.
C. Chọn lọc ổn định.
D. Chọn lọc nhân tạo.
Câu 47. Cho các đặc điểm của vi khuẩn như sau:
(1) Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.(2) Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh hơn sinh vật nhân thực.(3) Vi khuẩn có tốc độ trao đổi chất nhanh hơn sinh vật nhân thực.(4) Vi khuẩn có bộ gen đơn bội còn hầu hết sinh vật nhân thực là lưỡng bội.(5) Vi khuẩn có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật nhân thực.Đâu là những đặc điểm chính làm cho tác động của chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực?
A. (2), (3) và (5).
B. (1), (2) và (4).
C. (2) và (4).
D. (1), (2) và (5).
Câu 48. Hai loài động vật A và B cùng sống trong một môi trường có điều kiện tự nhiên thay đổi mạnh. Sau một thời gian dài, quần thể của loài A đã tiến hoá thành loài A’ thích nghi hơn với môi trường còn quần thể loài B thì có nguy cơ bị tuyệt diệt. Điều giải thích nào sau đây về loài A là không hợp lí?
A. Quần thể của loài A có khả năng thích nghi cao hơn.
B. Quần thể của loài A có tốc độ phát sinh và tích lũy gen đột biến nhanh hơn.
C. Loài A có tốc độ sinh sản chậm hơn và chu kì sống dài hơn.
D. Loài A có tốc độ sinh sản nhanh hơn và chu kì sống ngắn hơn.
Câu 49. Nhân tổ giải thích nguồn gốc chung của các loài là
A. Quá trình đột biến.
B. Quá trình phân li tính trạng.
C. Quá trình cách li.
D. Quá trình giao phối.
Câu 50. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho đột biến và chọn lọc tự nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
B. Có thể sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền hoặc làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp.
D. Làm tăng tần số các alen có lợi và giảm tần số các alen có hại.
Câu 51. Kiểu chọn lọc phân hoá (chọn lọc vận động) có các đặc điểm:
1. Diễn ra khi điều kiện sống thay đổi theo nhiều hướng và không đồng nhất.
2. Số đông cá thể mang tính trạng trung gian bị đào thải.
3. Chọn lọc diễn ra theo nhiều hướng, mỗi hướng hình thành đặc điểm thích nghi mới.
4. Quần thể có cấu trúc di truyền và tỉ lệ kiểu hình không thay đổi.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3, 4.
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 1, 2.
Câu 52. Nhân tố nào sau đây làm xuất hiện các alen mới trong quần thể?
A. Đột biến và di - nhập gen.
B. Đột biến và chọn lọc tự nhiên.
C. Đột biến và yếu tố ngẫu nhiên.
D. Chọn lọc tự nhiên và di nhập gen.
Câu 53. Các nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định là
1. Đột biến.
2. Chọn lọc tự nhiên.
3. Yếu tố ngẫu nhiên
4. Di nhập gen.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 3, 4.
C. 2, 3, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 54. Theo thuyết tiến hoá hiện đại, thực chất của chọn lọc tự nhiên là
A. Đào thải biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật.
B. Phân hoá khả năng sống sót của những cá thể có kiểu gen thích nghi nhất.
C. Phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn.
D. Phân hoá khả năng sinh sản và sống sót của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Câu 55. Khi môi trường sống không đồng nhất và thường xuyên thay đổi, loại quần thể nào sau đây có khả năng thích nghi cao nhất?
A. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng tự phối.
B. Quần thể có kích thước lớn và sinh sản hữu tính bằng ngẫu phối.
C. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản vô tính.
D. Quần thể có kích thước nhỏ và sinh sản hữu tính bằng giao phối.
Câu 56. Tần số đột biến của mỗi gen rất thấp nhưng đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình chọn lọc vì:
(1) Ảnh hưởng của đột biến gen đến sức sống cơ thể sinh vật ít nghiêm trọng so với đột biến NST.(2) Số lượng gen trong quần thể rất lớn.(3) Đột biến gen thường ở trạng thái lặn.(4) Quá trình giao phối đã phát tán các đột biến và làm tăng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
A. (1), (2), (3), (4)
B. (1), (3) C. (1), (2) D. (1), (2), (3)
Câu 57. Hai quần thể sống trong một khu vực địa lí nhưng các cá thể của quần thể này không giao phối với các cá thể của quần thể kia vì khác nhau về cơ quan sinh sản. Đây là dạng cách li nào?
A. Cách li tập tính.
B. Cách li sau hợp tử.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li thời gian.
Câu 58. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.
C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 59. Từ quần thể sống trên đất liền, một nhóm cá thể di chuyển tới một đảo và thiết lập nên một quần thể thích nghi và dần hình thành nên loài mới. Nhân tố tiến hoá nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này?
A. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và đột biến.
B. Giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên.
D. Quá trình đột biến và giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 60. Nếu chỉ xét riêng từng nhân tố thì nhân tố tiến hoá nào sau đây làm thay đổi tần số alen của quần thể với tốc độ chậm nhất?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Di - nhập gen.
Câu 61. Hình thành loài mới bằng con đường lai xa và đa bội hoá chủ yếu gặp ở các loài
A. Dộng vật bậc thấp.
B. Động vật có vú.
C. Thực vật sinh sản vô tính.
D. Thực vật sinh sản hữu tính
Câu 62. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội, nguyên nhân là vì
A. Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt.
B. Vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu trúc đơn giản.
C. Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.
D. Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh.
Câu 63. Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy rằng có nhiều trường hợp đột biến lặn có lợi nhưng vẫn bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ ra khỏi quần thể. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Quần thể bị tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Do gen đột biến dễ xảy ra hoán vị gen làm xuất hiện các tổ hợp gen có hại
C. Bị tác động của đột biến nghịch làm cho đột biến lặn trở thành đột biến trội.
D. Do gen lặn đột biến liên kết chặt (liên kết hoàn toàn) với gen đột biến trội có hại.
Câu 64. Khi nói về quá trình hình thành loài mới, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hình thành loài mới là cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài.
B. Từ một loài ban đầu, quá trình phân li tính trạng sẽ hình thành các nòi rồi đến các loài mới.
C. Trong cùng một nhóm đối tượng, chọn lọc tự nhiên chỉ tích luỹ biến dị theo một hướng.
D. Sự phân li tính trạng là nguyên nhân chủ yếu hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 65. Quần thể giao phối có khả năng thích nghi cao hơn quần thể tự phối, nguyên nhân là vì quần thể giao phối
A. Có các cá thể giao phối tự do và ngẫu nhiên.
B. Dễ phát sinh đột biến có lợi.
C. Có tính đa hình về kiểu gen, kiểu hình.
D. Có số lượng cá thể nhiều.
Câu 66. Giá trị thích nghi của đột biến gen thay đổi phụ thuộc vào
A. Tần số đột biến và tốc độ tích lũy đột biến.
B. Tốc độ sinh sản và vòng đời của sinh vật.
C. Môi trường sống và tổ hợp gen.
D. Áp lực của chọn lọc tự nhiên.
Câu 67. Cơ chế hình thành loài nào có thể tạo ra loài mới có hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào cao hơn nhiều so với hàm lượng ADN của loài gốc?
A. Hình thành loài bằng cách li tập tính.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái.
C. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá.
D. Hình thành loài bằng con đường địa lí.
Câu 68. Sinh giới được tiến hoá theo các chiều hướng
1. Ngày càng đa dạng và phong phú.
2. Tổ chức cơ thể ngày càng cao.
3. Từ trên cạn xuống dưới nước.
4. Thích nghi ngày càng hợp lí.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3, 4.
Câu 69. Điều gì là đúng đối với các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên?
(1) Chúng đều là các nhân tố tiến hoá.(2) Chúng đều là các quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên.(3) Chúng đều dẫn đến sự thích nghi.(4) Chúng đều làm giảm đa dạng di truyền của quần thể.Câu trả lời đúng là:
A. (1), (3)
B. (1), (4)
C. (1), (2)
D. (2), (3).
Câu 70. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Hãy cho biết quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên,
C. Di - nhập gen.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 71. Trong một quần thể của một loài ngẫu phối, tỉ lệ giao tử mang gen đột biến là 5%. Theo lí thuyết, tỉ lệ hợp tử mang gen đột biến là
A. 0,25%.
B. 9,75%.
C. 10%.
D. 5%.
Câu 72. Ở một loài động vật, có một đột biến khi biểu hiện sẽ gây chết. Trường hợp nào sau đây đột biến sẽ bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ hoàn toàn ra khỏi quần thể?
A. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
B. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
C. Đột biến gen lặn và biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
D. Đột biến gen trội và biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
Câu 73. Đột biến gen có đặc điểm:
1. Hầu hết là lặn và có hại cho sinh vật.
2. Xuất hiện vô hướng và có tần số thấp.
3. Là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá.
4. Luôn di truyền được cho thế hệ sau. Phương án đúng:
A. 2, 3, 4.
B. 1, 3, 4.
C. 1, 2, 4.
D. 1, 2, 3.
Câu 74. Khi nói về nhân tố tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. Làm giảm tính đa dạng di truyền, làm nghèo vốn gen của quần thể.
C. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong quần thể dẫn tới quần thể tiến hoá.
D. Làm cho quần thể bị biến đổi vốn gen theo hướng làm xuất hiện các alen mới và kiểu gen mới.
Câu 75. Khi nói về nhân tố tiến hoá di - nhập gen, điều nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Là nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen và vốn gen của quần thể.
B. Thực vật di - nhập gen thông qua sự phát tán của bào tử, hạt phấn, quả, hạt.
C. Là nhân tố làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.
D. Tần số tương đối của các alen thay đổi nhiều hay ít tuỳ thuộc vào sự chênh lệch lớn hay nhỏ giữa số cá thể vào và ra khỏi quần thể.
Câu 76. Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hoá sau đây:
(1) Giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Đột biến làm cho A thành a(3) CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.
(4) CLTN chống lại kiểu gen dị hợp.
(5) Di - nhập gen.
(6) CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.Những trường hợp nào làm cho tỉ lệ kiểu gen biến đổi qua các thế hệ theo xu hướng giống nhau?
A. (2) và (5).
B. (3) và (6).
C. (1), (4).
D. (3), (4) và (6)
Câu 77. Cặp cơ quan nào sau đây là bằng chứng chứng tỏ sinh vật tiến hoá theo hướng đồng quy tính trạng?
A. Cánh chim và cánh bướm.
B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật.
C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
D. Chân trước của mèo và cánh dơi.
Câu 78. Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?
A. Thường xảy ra đổi với các loài hay di động xa.
B. Sự hình thành loài mới cần có sự cách li của các chướng ngại địa lí.
C. Trong cùng một khu vực địa lí, từ một loài ban đầu có thể hình thành nên nhiều loài mới.
D. Điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc các kiểu gen thích nghi.
Câu 79. Áp lực của chọn lọc tự nhiên chủ yếu phụ thuộc vào
A. Điều kiện sống của môi trường.
B. Thành phần kiểu gen của quần thể.
C. Mật độ cá thể của quần thể.
D. Kích thước của quần thể.
Câu 80. Trong một quần thể của một loài thực vật phát sinh một đột biến gen lặn, cá thể mang đột biến này có kiểu gen dị hợp. Trường hợp nào sau đây thể đột biến sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể.
A. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
B. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
C. Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
Câu 81. Khi nói về sự hình thành loài bằng con đường địa lí, điều nào sau đây không đúng?
A. Trong cùng một khu vực sống, từ một loài ban đầu có thể hình thành nhiều loài mới.
B. Thường dễ xảy ra đối với các loài hay di động xa.
C. Sự hình thành loài mới nhất thiết phải có sự cách li của các chướng ngại địa lí.
D. Sự hình thành loài mới chịu tác động của các nhân tố tiến hoá.
Câu 82. Ví dụ nào sau đây là ví dụ minh hoạ cho cơ chế cách li trước hợp tử?
A. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản
B. Cừu và dê giao phối với nhau, có thụ tinh nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành cơ thể.
C. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển.
D. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính ve vãn khác nhau.
Câu 83. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên luôn theo một hướng xác định.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
C. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
D. Sự tăng hay giảm tần số alen do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra không phụ thuộc vào trạng thái trội hay lặn của alen đó.
Câu 84. Xét các ví dụ sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết mà không phát triển thành phôi.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.Những ví dụ nào là biểu hiện của cách li trước hợp tử?
A. (2), (3).
B. (3), (4).
C. (1), (4).
D. (1), (2).
Câu 85. Có những đột biến gen trội gây chết nhưng vẫn được di truyền và tích luỹ cho đời sau vì
A. Kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn trước tuổi sinh sản.
B. Gen đột biến liên kết bền vững với các gen lặn có lợi.
C. Gen đột biến liên kết bền vững với các gen trội có lợi.
D. Kiểu hình đột biến biểu hiện ở giai đoạn sau tuổi sinh sản.
Câu 86. Một quần thể đang cân bằng di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể?
A. Đột biến gen.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên.
D. Nhập cư (nhập gen).
Câu 87. Khi nói về sự hình thành loài mới kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sự hình thành loài mới luôn dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
B. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá, con lai bị cách li sinh sản nên không cần sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Có nhiều trường hợp, loài mới và loài cũ cùng sống trong một môi trường, ở cạnh nhau.
D. Sự hình thành loài mới luôn gắn liền với sự xuất hiện các kiểu gen mới.
Câu 88. Hiện tượng nào sau đây minh hoạ cho cơ chế cách li trước hợp tử?
A. Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
B. Cừu và dê giao phối với nhau, có thụ tinh nhưng hợp từ bị chết mà không phát triển thành cơ thể.
C. Trứng nhái thụ tinh bằng tinh trùng cóc thì hợp tử không phát triển.
D. Chim sẻ và chim gõ kiến không giao phối với nhau vì tập tính ve vãn khác nhau.
Câu 89. Trong quá trình tiến hoá, nhân tố nào sau đây cung cấp nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên?
A. Giao phối.
B. Đột biến.
C. Di - nhập gen.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 90. Một quẩn thể đang cân bằng di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm tăng tính đa dạng di truvền của quần thể?
A. Đột biến kết hợp với chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên kết hợp với giao phối ngẫu nhiên.
C. Đột biến kết hợp với giao phối ngẫu nhiên.
D. Đột biến kết hợp với giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 91. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.
B. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hoá phân li.
C. Cơ quan thoái hoá là một trường hợp của cơ quan tương đồng.
D. Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hoá đồng quy.
Câu 92. Khi nói về các nhân tố tiến hoá, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Nhân tố tiến hoá là những nhân tố có khả năng làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
B. Không phải nhân tố tiến hoá nào cũng có khả năng làm biến đối tần số alen của quần thể.
C. Không phải khi nào đột biến cũng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
Câu 93. Khi uống thuốc kháng sinh không đủ liều sẽ dễ gây hiện tượng “nhờn“ thuốc vì kháng sinh liều nhẹ sẽ
A. Gây đột biến gen, trong đó có một số đột biến là có lợi cho vi khuẩn.
B. Kích thích vi khuẩn tạo kháng thể chống lại kháng sinh.
C. Tạo áp lực chọn lọc dòng vi khuẩn kháng kháng sinh.
D. Kích thích vi khuẩn nhận gen kháng kháng sinh thông qua con đường tải nạp.
Câu 94. Theo quan điểm của thuyết tiến hoá tổng hợp, phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá là
A. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hoá.
B. Các cơ chế cách li thúc đẩy sự thay đổi tần số alen của quần thể.
C. Giao phối gần không làm thay đổi tần số tương đối các alen trong quần thể.
D. Đột biến tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
Câu 95. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
B. Chọn lọc tự nhiên tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn so với đào thải alen lặn.
C. Các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực địa lí được chọn lọc tự nhiên tích luỹ biến dị theo một hướng.
D. Chọn lọc tự nhiên trực tiếp loại bỏ các kiểu hình kém thích nghi chứ không trực tiếp loại bỏ kiểu gen.
Câu 96. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng không giao phối với nhau. Lí do nào sau đây có thể là nguyên nhân làm cho hai loài này cách li về sinh sản?
1. Chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được.
2. Nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ.
3. Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
4. Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải.
5. Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
6. Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3, 4, 5, 6
B. 1, 2, 5, 6
C. 1, 2, 3, 5, 6
D. 1, 3, 5, 6
Câu 97. Khi nói về nhân tổ tiến hoá, đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho nhân tố đột biến và giao phối không ngẫu nhiên?
A. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể không theo một hướng xác định.
B. Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể, tạo ra nguyên liệu cung cấp cho chọn lọc.
C. Làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen một cách chậm chạp và không định hướng.
D. Làm xuất hiện các kiểu gen mới, trong đó có cả kiểu gen thích nghi và cả những kiểu gen không thích nghi.
Câu 98. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, chướng ngại địa lí (cách li địa lí) có vai trò
A. Ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể.
B. Quy định chiều hướng của chọn lọc tự nhiên.
C. Hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
D. Định hướng quá trình tiến hoá.
Câu 99. Theo Đacuyn, nguyên nhân làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú là
A. Sự tác động của chọn lọc tự nhiên lên cơ thể sinh vật ngày càng ít.
B. Đđiều kiện ngoại cảnh không ngừng biến đổi nên sự xuất hiện các biến dị ở sinh vật ngày càng nhiều.
C. Các biến dị cá thể và các biến đổi đồng loạt trên cơ thể sinh vật đều di truyền được cho các thế hệ sau.
D. C họn lọc tự nhiên tác động lên cơ thể sinh vật thông qua hai đặc tính là biến dị và di truyền của sinh vật.
Câu 100. Quá trình nào sau đây nhanh chóng dẫn tới hình thành loài mới?
A. Cách li sinh thái.
B. Cách li tập tính.
C. Cách li địa lí.
D. Lai xa và đa bội hoá.
Câu 101. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Vậy quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 102. Hình thành loài bằng con đường địa lí
A. Xảy ra khi các quần thể của một loài sống trong cùng một khu vực địa lí.
B. Thường tạo ra loài mới ngay trong khu phân bố của loài gốc.
C. Thường xảy ra đối với các loài ít có khả năng di chuyển.
D. Thường diễn ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
Câu 103. Nhân tố nào trong các nhân tố sau đây vừa có khả năng làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có khả năng làm nghèo vốn gen quần thể?
A. Di - nhập gen.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 104. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hoá?
A. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
B. Làm tăng tính đa dạng và phong phú về vốn gen của quần thể.
C. Làm thay đổi thành phần kiểu gen và tạo ra sự sai khác về tỉ lệ kiểu gen giữa các quần thể.
D. Làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc.
Câu 105. Loài Raphanus brassica có bộ NST 2n = 36 là một loài mới được hình thành theo sơ đồ: Raphanus sativus (2n = 18) X Brassica oleraceae (2n = 18) →Raphanus brassica (2n = 36). Hãy chọn kết luận đúng về quá trình hình thành loài mới này.
A. Đây là quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí.
B. Khi mới được hình thành, loài mới không sống cùng môi trường với loài cũ.
C. Quá trình hình thành loài diễn ra trong thời gian tương đối ngắn.
D. Đây là phương thức hình thành loài xảy ra phổ biến ở các loài động vật.
Câu 106. Khi nói về hoá thạch, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Dựa vào hoá thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.
B. Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất
C. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
D. Có thể xác định tuổi của hoá thạch bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
Câu 107. Khi nói về quá trình hình thành loài mới phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hình thành loài mới bằng lai xa và đa bội hoá không liên quan đến chọn lọc tự nhiên.
B. Trong cùng một khu vực địa lí vẫn có thể có sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí.
C. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn gắn liền với sự hình thành loài mới.
D. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường sinh thái không cần đến sự cách li địa lí.
Câu 108. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Vậy quần thể đang chịu tác động của những nhân tố tiến hóa nào sau đây?
A. Đột biến gen và giao phối ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
D. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.
Câu 109. Trong một quần thể ngẫu phối, ban đầu có 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Nếu khả năng thích nghi của kiểu gen AA và Aa kém hơn so với kiểu gen aa thì tỉ lệ của kiểu gen dị hợp (Aa) sẽ thay đổi như thế nào trong các thế hệ tiếp theo của quần thể?
A. Ở giai đoạn đầu tăng dần, sau đó giảm dần.
B. Liên tục tăng dần qua các thế hệ.
C. Liên tục giảm dần qua các thế hệ.
D. Ở giai đoạn đầu giảm dần, sau đó tăng dần.
Câu 110. Giả sử một quần thể có tỉ lệ kiểu gen là 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa. Xét các trường hợp tác động của các nhân tố tiến hoá sau đây:
(1) Sự giao phối không ngẫu nhiên.
(2) Đột biến làm cho A thành a.
(3) CLTN chống lại kiểu gen đồng hợp lặn.
(4) CLTN chống lại kiểu gen dị hợp.
(5) Di - nhập gen.(6) CLTN chống lại đồng hợp trội và đồng hợp lặn.Những trường hợp nào làm cho tỉ lệ kiểu gen của quần thể biến đổi qua các thế hệ theo xu hướng giống nhau?
A. (2) và (5).
B. (3) và (6).
C. (1), (4).
D. (3), (4) và (6)
Câu 111. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.
B. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc.
C. Cơ quan tương đồng là những cơ quan có nguồn gốc khác nhau.
D. Cơ quan thoái hoá cũng là cơ quan tương đồng.
Câu 112. Khi nói về sự hình thành loài mới, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sự hình thành loài mới luôn dẫn tới hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
B. Không phải lúc nào sự hình thành các quần thể mới cũng dẫn tới hình thành các loài mới.
C. Loài mới được hình thành thì loài cũ bị đào thải.
D. Sự hình thành loài mới luôn chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
Câu 113. Khi nói về nhân tố tiến hoá, xét các đặc điểm sau:
(1) Đều có thể làm xuất hiện các kiểu gen mới trong quần thể.
(2) Đều làm thay đổi tần số alen không theo hướng xác định.
(3) Đều có thể làm giảm tính đa dạng di truyền của quần thể.
(4) Đều có thể làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
(5) Đều có thể làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.Số đặc điểm mà cả nhân tố di - nhập gen và nhân tố đột biến đều có là:
A. 5 đặc điểm.
B. 4 đặc điểm.
C. 2 đặc điểm.
D. 3 đặc điểm.
Câu 114. Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?
A. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
B. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
D. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân.
Câu 115. Khi nói về chọn lọc tự nhiên, kết luận nào sau đây đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động trực tiếp lên kiểu hình nên chỉ loại bỏ kiểu hình mà không loại bỏ kiểu gen.
B. Tất cả các alen trội có hại đều được chọn lọc tự nhiên loại bỏ còn các alen lặn có hại thì vẫn được giữ lại.
C. Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, ứng với mỗi hướng chọn lọc thì tần số alen của quần thể bị thay đổi theo một hướng xác định.
D. Chọn lọc tự nhiên không tạo ra kiểu gen thích nghi, vì vậy nếu không có chọn lọc tự nhiên thì vẫn có thể hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
Câu 116. Mỗi đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật chỉ có tính tương đối là vì
1. Thế hệ con có cấu tạo cơ thể hoàn thiện hơn thế hệ bố mẹ.
2. Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong một hoàn cảnh nhất định.
3. Luôn luôn có xu hướng xuất hiện các đặc điểm mới thích nghi hơn.Phương án đúng là:
A. 1, 2.
B. 2, 3.
C. 1, 3.
D. 1, 2, 3.
Câu 117. Đối với quá trình tiến hoá, đột biến gen có vai trò quan trọng hơn đột biến NST. Nguyên nhân là vì:
A. Đa số đột biến gen đều là lặn và phổ biến hơn đột biến NST.
B. Đa số đột biến gen là có lợi hoặc trung tính còn đột biến NST thì có hại.
C. Đột biến gen xảy ra ở cấp phân tử còn đột biến NST xảy ra ở cấp tế bào.
D. Đột biến gen là những đột biến nhỏ còn đột biến NST là đột biến lớn.
Câu 118. Giá trị thích nghi của đột biến gen phụ thuộc vào
1. Tần số đột biến.
2. Tổ hợp kiểu gen.
3. Môi trường sống.Phương án đúng là:
A. 1, 2
B. 2, 3.
C. 1, 3.
D. 1, 2, 3.
Câu 119. Ví dụ nào sau đây không phải là hình thành loài mới bằng dị đa bội?
A. Raphanus sativus (2n = 18) X Brassica oleraceae (2n = 18) → R.brassica (2n = 36).
B. Primula floribuda (2n = 18) X p.verticillata (2n =18) → p.kewenis (2n = 36).
C. Musa acuminata (2n = 22) X M.baisiana (2n = 22) → Musa sp (2n = 33).
D. Prunus spinosa (2n = 32) X p.divaricata (2n =16) → p.dometica (2n = 48).
Câu 120. Một đột biến lặn có hại và chỉ sau một thế hệ đã bị loại ra khỏi quần thể khi nó là đột biến gen
A. Nằm ở tế bào chất.
B. Đa alen, gen trên NST thường.
C. Ởtrên NST giới tính Y.
D. Ở trên NST giới tính X.
Câu 121. Trong các hình thức cách li được trình bày dưới đây, loại cách li nào bao gồm các trường hợp còn lại?
A. Cách li sinh thái.
B. Cách li tập tính.
C. Cách li cơ học.
D. Cách li sinh sản.
Câu 122. Ở trường hợp nào sau đây, đột biến gen lặn sẽ nhanh chóng được biểu hiện trong quần thể?
A. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên.
B. Các cá thể trong quần thể chịu tác động của chọn lọc tự nhiên.
C. Các cá thể trong quần thể tự thụ phấn.
D. Các cá thể trong quần thể sinh sản vô tính.
Câu 123. Cho các cặp cơ quan:
(1) Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp.
(3) Gai xương rồng và lá cây lúa.
(4) Cánh bướm và cánh chim.Những cặp cơ quan tương đồng là
A. (1), (2).
B. (1), (2), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (3), (4).
Câu 124. Khi nói về đột biến, điều nào sau đây không đúng?
A. Đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá và chọn giống.
B. Trong tự nhiên, đột biến xuất hiện với tần số thấp và đa số là lặn.
C. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể sinh vật.
D. Hầu hết các đột biến là trội và di truyền được cho thế hệ sau.
Câu 125. Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường địa lí, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
B. Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá trong loài.
C. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
D. Sự hình thành nòi địa lí là bước trung gian để hình thành loài mới.
Câu 126. Nhân tố nào sau đây quy định chiều hướng tiến hoá của tất cả các loài sinh vật?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Cách li địa lí và sinh thái
C. Đột biến và giao phối.
D. Biến dị và chọn lọc tự nhiên.
Câu 127. Bằng chứng quan trọng nhất thể hiện nguồn gốc chung của sinh giới là
A. Bằng chứng địa lí sinh học.
B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh.
C. Bằng chứng phôi sinh học.
D. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử.
Câu 128. Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A. Cách li cơ học.
B. Cách li sinh thái.
C. Cách li tập tính.
D. Cách li không gian.
Câu 129. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sự thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể do các yếu tố ngẫu nhiên luôn theo một hướng xác định.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể.
C. Quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen.
D. Sự tăng hay giảm tần số alen do các yếu tố ngẫu nhiên gây ra không phụ thuộc vào trạng thái trội hay lặn của alen đó.
Câu 130. Một quần thể đang sinh sản hữu tính bằng giao phối ngẫu nhiên. Giả sử có tác động của một nhân tố tiến hoá làm cho các cá thể chuyển sang giao phối cận huyết. Nhân tố tiến hoá đã tác động đến quần thể là
A. Các yếu tố ngẫu nhiên.
B. Chọn lọc tự nhiên.
C. Sự nhập cư.
D. Đột biến.
Câu 131. Điều kiện cần thiết để vốn gen của một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền không thay đổi qua nhiều thế hệ là
A. Tự phối diễn ra trong một thời gian dài.
B. Di cư và nhập cư diễn ra cân bằng.
C. Giao phối ngẫu nhiên.
D. Thể dị hợp có sức sống cao hơn thể đồng hợp.
Câu 132. Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp thu được kết quả như hình dưới. Hãy cho biết, quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Đột biến.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 133. Kiểu chọn lọc ổn định diễn ra khi
A. Số lượng cá thể sinh ra bằng số lượng cá thể chết đi.
B. Điều kiện sống thay đổi theo một hướng xác định.
C. Điều kiện sống đồng nhất và không thay đổi qua nhiều thế hệ.
D. Điều kiện sổng thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất.
Câu 134. Xét các nhân tố:
1. Đột biến.
2. Chọn lọc tự nhiên.
3. Giao phối.
4. Sự cách li.Các nhân tố chi phối quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi là
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 135. Hai loài thân thuộc A và B đều sinh sản hữu tính bằng giao phối, tiêu chuẩn quan trọng nhất để phân biệt là
A. Tiêu chuẩn hình thái.
B. Tiêu chuẩn địa lí - sinh thái.
C. Tiêu chuẩn sinh lí - hoá sinh.
D. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Câu 136. Xét một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
A. (1), (4).
B. (2), (3).
C. (3), (4).
D. (1), (2).
Câu 137. Ở một loài cá nhỏ, gen A quy định cơ thể có màu nâu nhạt nằm trên NST thường trội hoàn toàn so với alen a quy định màu đốm trắng. Một quần thể của loài này sống trong hồ nước có nền cát màu nâu có thành phần kiểu gen là 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa. Một công ty xây dựng rải một lớp sỏi xuống hồ, làm mặt hồ trở nên có nền đốm trắng. Từ khi đáy hồ được rải sỏi, xu hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể ở các thế hệ cá con tiếp theo được mô tả rút gọn bằng sơ đồ nào sau đây.
A. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa → 0,81AA + 0,18Aa + 0,01aa → 0,49AA + 0,42Aa + 0,09aa.
B. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa → 0,36AA + 0,42Aa + 0,09aa → 0,16AA + 0,48Aa + 0,36aa.
C. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa → 0,49AA + 0,30Aa + 0,21aa → 0,36AA + 0,42Aa + 0,09aa.
D. 0,64AA + 0,32Aa + 0,04aa → 0,42AA + 0,36Aa + 0,09aa →0,48AA + 0,16Aa + 0,36aa
Câu 138. Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố, có giao phối với nhau và sinh con nhưng vẫn được xem là 2 loài. Xét các nguyên nhân sau:
(1) Con lai có sức sống yếu, chết trước tuổi sinh sản.
(2) Chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau.
(3) Con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị chọn lọc đào thải.
(4) Chúng có mùa sinh sản khác nhau.
(5) Chúng có tập tính giao phối khác nhau.
(6) Con lai không có cơ quan sinh sản.Có bao nhiêu nguyên nhân dẫn tới chúng được xem là 2 loài?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 139. Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hoá khả năng sống sót, khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể, đồng thời tạo ra kiểu gen mới quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên không chỉ đóng vai trò sàng lọc và giữ lại những cá thể có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi mà còn tạo ra các kiểu gen thích nghi, tạo ra các kiểu hình thích nghi.
C. Khi chọn lọc tự nhiên chỉ chống lại thể đồng hợp trội hoặc chỉ chống lại thể đồng hợp lặn thì sẽ làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với chọn lọc chống lại cả thể đồng hợp trội và cả thể đồng hợp lặn.
D. Chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang các đột biến trung tính qua đó làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.
Câu 140. Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì
A. Thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.
B. Thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
C. Thi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
D. Thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
Câu 141. Khi nói về các nhân tố tiến hoá, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Nhân tố tiến hoá là những nhân tố có khả năng làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần so alen của quần thể.
B. Không phải nhân tố tiến hoá nào cũng có khả năng làm biến đổi tần số alen của quần thể.
C. Không phải khi nào đột biến cũng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
D. Không phải khi nào các yếu tố ngẫu nhiên cũng loạibỏ hoàn toàn alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
Câu 142. Ở một loài động vật, gen A quy định màu lông xám hoà mình với môi trường, từ gen A đã đột biến thành gen lặn a quy định lông màu trắng làm cho cơ thể dễ bị kẻ thù phát hiện. Trường hợp nào sau đây gen đột biến sẽ nhanh chóng bị loại bỏ ra khỏi quần thể?
A. Gen A nằm trên NST thường.
B. Gen A nằm trên NST giới tính Y (không có trên X).
C. Gen A nằm trong ti thể.
D. Gen A nằm trên NST giới tính X (không có trên Y).
Câu 143. Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.
B. Ngay cả khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di - nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.
D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và dẫn tới diệt vong.
Câu 144. Quá trình giao phối không ngẫu nhiên
A. Bao gồm tự thụ phấn, thụ phấn chéo, giao phối cận huyết.
B. Không làm thay đổi tính đa dạng di truyền của quần thể.
C. Làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể.
D. Làm giảm dần tỉ lệ kiểu gen dị hợp có trong quần thể.
Câu 145. Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, chọn lọc tự nhiên có vai trò
A. Giúp cho các cá thể có kiểu gen trội thích nghi với môi trường.
B. Sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi đã có sẵn trong quần thể.
C. Tạo ra các tổ hợp gen thích nghi, sàng lọc và làm tăng số lượng cá thể có kiểu hình thích nghi.
D. Làm tăng sức sống và khả năng sinh sản của những cá thể có kiểu hình thích nghi.
Câu 146. Cơ quan thoái hoá mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Giải thích nào dưới đây không hợp lí?
A. Gen quy định cơ quan thoái hoá liên kết chặt với những gen quy định các chức năng quan trọng.
B. Cơ quan thoái hoá là những cơ quan có hại.
C. Cơ quan thoái hoá không chịu sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
D. Thời gian tiến hoá chưa đủ lâu để các yếu tố ngẫu nhiên loại bỏ chúng.
Câu 147. Đặc điểm nào sau đây của vi khuấn làm cho chúng có tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi nhanh hơn các loài sinh vật bậc cao?
A. Vi khuẩn dễ bị kháng sinh tiêu diệt.
B. Vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu trúc đơn giản.
C. Vi khuẩn có số lượng gen ít hơn sinh vật nhân thực.
D. Vi khuẩn có bộ NST đơn bội và sinh sản nhanh.
Câu 148. Xét các đặc điểm sau:
(1) Có tính toàn vẹn trong không gian và thời gian.(2) Biến đổi cấu trúc di truyền qua các thế hệ.(3) Tồn tại thực trong tự nhiên.(4) Có tính toàn vẹn về sinh sản và di truyền.Để trở thành đơn vị tiến hoá cơ sở phải có các điều kiện:
A. (1), (2). B. (1), (2), (3).
C. (2), (3), (4). D. (1), (2), (3), (4).
Câu 149. Một quần thể đang cân bằng di truyền, quá trình nào sau đây sẽ làm tăng tính đa dạng của quần thể?
A. Đột biến kết hợp với chọn lọc tự nhiên.
B. Đột biến kết hợp với giao phối ngẫu nhiên.
C. Đột biến kết hợp với giao phối không ngẫu nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên kết hợp với giao phối ngẫu nhiên.
Câu 150. Cho các ví dụ:
1. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng không hình thành hợp tử.
2. Hai quần thể sinh sản vào hai mùa khác nhau.
3. Các cá thể của quần thể này có giao phối với cá thể của quần thể kia nhưng phôi bị chết trước khi sinh.
4. Các cá thể giao phối với nhau và sinh con nhưng con không sinh sản hữu tính.
5. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau nên mặc dù ở trong một môi trường nhưng bị cách li sinh sản. Cách li sau hợp tử gồm các ví dụ:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 4
C. 1, 3, 4.
D. 3, 4.
1A | 2C | 3B | 4B | 5B | 6B | 7A | 8C | 9B | 10B |
11C | 12C | 13A | 14C | 15C | 16B | 17A | 18B | 19A | 20B |
21C | 22A | 23D | 24B | 25B | 26A | 27C | 28D | 29C | 30D |
31A | 32A | 33B | 34C | 35D | 36D | 37B | 38C | 39B | 40C |
41C | 42D | 43A | 44B | 45A | 46C | 47C | 48C | 49B | 50A |
51C | 52A | 53B | 54D | 55B | 56A | 57C | 58C | 59C | 60C |
61D | 62D | 63D | 64C | 65C | 66C | 67C | 68C | 69B | 70D |
71B | 72A | 73D | 74B | 75C | 76C | 77A | 78C | 79Â | 80B |
81A | 82A | 83A | 84C | 85D | 86B | 87B | 88D | 89A | 90A |
91A | 92C | 93C | 94B | 95C | 96D | 97D | 98A | 99D | 100D |
101B | 102D | 103A | 104C | 105C | 106C | 107D | 108C | 109A | 110C |
111C | 112C | 113B | 114D | 115C | 116B | 117A | 118B | 119C | 120C |
121D | 122C | 123C | 124D | 125C | 126A | 127D | 128A | 129A | 130A |
131C | 132D | 133C | 134A | 135D | 136B | 137B | 138C | 139C | 140B |
141C | 142B | 143D | 144D | 145B | 146B | 147D | 148B | 149B | 150D |
SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Câu 1. Khi nói về hoá thạch, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Dựa vào hoá thạch có thể biết được lịch sử phát sinh, phát triển và diệt vong của các loài sinh vật.
B. Hoá thạch là di tích của các sinh vật để lại trong các lớp đất đá của vỏ Trái Đất.
C. Hoá thạch cung cấp cho chúng ta những bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.
D. Có thể xác định tuổi của hoá thạch bằng phương pháp phân tích các đồng vị phóng xạ có trong hoá thạch.
Câu 2. Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, thứ tự xuất hiện của các đại là
A. Tân sinh → Trung sinh → Thái cổ → cổ sinh → Nguyên sinh.
B. Thái cổ → Nguyên sinh → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.
C. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Tân sinh → Trung sinh.
D. Nguyên sinh → Thái cổ → Cổ sinh → Trung sinh → Tân sinh.
Câu 3. Trong khí quyển nguyên thuỷ của vỏ Trái Đất không có khí nào sau đây?
A. Khí oxi.
B. Khí NH3.
C. Khí C02.
D. Khí CH4.
Câu 4. Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. Chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này
B. Cây có hoa phát triển ưu thế so với các nhóm thực vật khác
C. Ở kỉ Thứ tư (kỉ Đệ tứ), khí hậu lạnh và khô
D. Ở kỉ Thứ ba (ki Đệ tam) xuất hiện loài người
Câu 5. Sinh vật đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất trao đổi chất theo phương thức
A. Tự dưỡng hoá tổng hợp.
B. Tự dưỡng quang hợp.
C. Dị dưỡng kí sinh.
D. Dị dưỡng hoại sinh.
Câu 6. Ở giai đoạn tiến hoá tiền sinh học, chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu vào cấp độ
A. Phân tử.
B. Giao tử.
C. Quần thể.
D. Cá thể.
Câu 7. Trong quá trình phát triển của thế giới sinh vật qua các đại địa chất, sinh vật ở kỉ Cacbon của đại Cổ sinh có đặc điểm:
A. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
B. Phân hoá cá xương. Phát sinh lưỡng cư, côn trùng.
C. Cây hạt trần ngự trị. Phân hoá bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
D. Cây có mạch và động vật di cư lên cạn.
Câu 8. Trong quá trình phát sinh loài người, tiến hoá sinh học có vai trò quan trọng ở giai đoạn
A. Người tối cổ.
B. Người vượn và người tối cổ.
C. Người hiện đại.
D. Người tối cổ và người hiện đại.
Câu 9. Khi nói về chiều hướng tiến hoá của từng nhóm loài, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Thoái bộ sinh học là xu hướng số lượng cá thể giảm dần, khu phân bố ngày càng thu hẹp, nội bộ ngày càng phân hoá.
B. Kiên định sinh học là duy trì sự thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể không tăng mà cũng không giảm.
C. Trong quá trình tiến hoá của từng nhóm loài, tiến bộ sinh học là hướng quan trọng nhất.
D. Tiến bộ sinh học là hiện tượng số lượng cá thể ngày càng tăng, tỉ lệ sống sót ngày càng cao, khu phân bố ngày càng mở rộng và phân hoá nội bộ ngày càng đa dạng, phong phú.
Câu 10. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, hoá thạch nhân sơ cổ nhất có ở
A. Đại Cổ sinh.
B. Đại Thái cổ.
C. Đại Trung sinh.
D. đại Nguyên sinh.
Câu 11. Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở
A. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.
B. Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.
C. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
D. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Câu 12. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, ở kỉ nào sau đây xảy ra sự phân hoá bò sát, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim?
A. Kỉ Triat của đại Trung sinh
B. Kỉ Jura của đại Trung sinh
C. Kỉ Pecmi của đại cổ sinh
D. Kỉ Cacbon của đại cổ sinh
Câu 13. Người ta dựa vào cơ sở nào sau đây để chia lịch sử Trái Đất thành các đại, các kỉ?
A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu của Trái Đất và các hoá thạch.
B. Lịch sử phát triển của thế giới sinh vật qua các thời kì.
C. Thời gian hình thành và phát triển của quả đất.
D. Sự hình thành hoá thạch và khoáng sản ở trong lòng Trái Đất.
Câu 14. Đại diện nào sau đây là người vượn?
A. Đriôpitec
B. Ôxtralopitec
C. Parapitec
D. Nêanđectan
Câu 15. Trong lịch sử phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát?
A. Ki Cacbon.
B. Kỉ Pecmi.
C. Kỉ Đêvôn.
D. Kỉ Triat.
Câu 16. Trong quá trình phát sinh và phát triển của thế giới sinh vật, ở kỉ nào sau đây của đại Cổ sinh phát sinh các ngành động vật và phân hoá tảo?
A. Kỉ Ocđôvic.
B. Kỉ Đêvôn.
C. Kỉ Cambri.
D. Kỉ Pecmi.
Câu 17. Hoá thạch là
A. Hiện tượng cơ thể sinh vật bị biến thành đá hoặc được vùi trong băng tuyết.
B. Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá.
C. Xác của sinh vật được bảo vệ trong thời gian dài mà không bị phân huỷ.
D. Sự chế tạo ra các cơ thể sinh vật bằng đá nhằm mục đích thẩm mĩ.
Câu 18. Quá trình tiến hoá dẫn tới hình thành các hợp chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất không có sự tham gia của những nguồn năng lượng:
A. Hoạt động núi lửa, bức xạ Mặt Trời.
B. Phóng điện trong khí quyển, tia tử ngoại.
C. Tia tử ngoại và năng lượng sinh học.
D. Tia tử ngoại, hoạt động núi lửa.
Câu 19. Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng chủ yếu là nhờ
A. Quá trình lao động và tập thể dục
B. Quá trình chọn lọc tự nhiên
C. Sự phát triển của não bộ và ý thức
D. Quá trình tự rèn luyện bản thân
Câu 20. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, loại phân tử hữu cơ nào sau đây là phân tử đầu tiên có khả năng tự nhân đôi?
A. ADN.
B. Lipit.
C. Protein.
D. ARN.
Câu 21. Trong quá trình phát sinh sự sống, hình thành sinh vật cổ sơ đầu tiên là kết quả của quá trình tiến hoá
A. Hoá học và tiền sinh học.
B. Hoá học và sinh học.
C. Tiền sinh học và sinh học.
D. Sinh học.
Câu 22. Khi nói về sự phát sinh của sinh vật qua các đại địa chất, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình hình thành và tồn tại, Trái Đất luôn luôn biến đổi gây nên những biến đổi mạnh mẽ về sựphân bố của các loài cũng như gây nên các vụ tuyệt chủng hàng loạt của các loài.
B. Địa chất và khí hậu biến đổi là nguyên nhân duy nhất làm cho các loài xuất hiện và biến đổi. Chính sự biến đổi của địa chất và khí hậu đã làm cho sinh vật phát triển ngày càng đa dạng và phong phú.
C. Sau mỗi lần tuyệt chủng hàng loạt, những sinh vật sống sót bước vào giai đoạn bùng nổ sự phát sinh các loài mới và chiếm lĩnh các ổ sinh thái còn trống.
D. Trong quá trình phát triển, các sinh vật có mối liên quan mật thiết với nhau. Loài này xuất hiện và phát triển lại làm cho một hoặc một số loài nào đó bị kìm hãm hoặc phát triển theo.
Câu 23. Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN?
A. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN.
B. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử.
C. ARN có thể nhân đôi mà không cần đến enzim (prôtêin).
D. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin.
Câu 24. Trong quá trình phát sinh loài người, sự hình thành con người có dáng đứng thẳng, có hộp sọ với kích thước lớn là kết quả của quá trình
A. Tiến hoá văn hoá
B. Tiến hoá xã hội
C. Tiến hoá sinh học
D. Lao động và rèn luyện
Câu 25. Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở những giai đoạn nào sau đây chưa có sự xuất hiện của cơ thể sinh vật?
A. Giai đoạn tiến hoá hoá học và giai đoạn tiến hoá tiền sinh học.
B. Giai đoạn tiến hoá hoá học và giai đoạn tiến hoá sinh học.
C. Giai đoạn tiến hoá tiền sinh học và giai đoạn tiến hoá sinh học.
D. Giai đoạn tiến hoá sinh học.
Câu 26. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ Thứ tư (Đệ tứ) của đại Tân sinh.
B. Có hai giai đoạn là tiến hoá sinh học và tiến hoá xã hội.
C. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
D. Tiến hoá sinh học đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu.
Câu 27. Ở kỉ nào sau đây của đại cổ sinh xảy ra sự phân hoá bò sát, phân hoá côn trùng, tuyệt diệt nhiều loài động vật biển?
A. Kỉ Cacbon.
B. Kỉ Pecmi.
C. Kỉ Silua.
D. Kỉ Đêvôn.
Câu 28. Một hoá thạch của một loài thực vật có hàm lượng đồng vị phóng xạ C14 người ta xác định được hàm lượng C14 có trong hoá thạch là 3125.10-16. Hoá thạch này có số tuổi là
A. 11460.
B. 17190.
C. 28650.
D. 34380.
Câu 29. Khai quật được hoá thạch của một người vượn cổ. Hoá thạch là một mẩu xương hàm và toàn bộ hộp sọ. Bằng phương pháp phân tích đồng vị phóng xạ C14 người ta xác định được hàm lượng C14 so với hàm lượng cacbon có trong hoá thạch là 625.10-16. Hoá thạch này có tuổi khoảng.
A. 11460 năm.
B. 5730 năm.
C. 22920 năm.
D. 6250 năm.
1C | 2B | 3A | 4D | 5D | 6A | 7A | 8B | 9A | 10B |
11C | 12A | 13A | 14B | 15A | 16C | 17B | 18C | 19B | 20D |
21A | 22B | 23C | 24C | 25A | 26C | 27B | 28C | 29C |
CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Câu 1. Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, kết luận nào sau đây đúng?
A. Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh.
B. Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh.
C. Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường.
D. Những nhân tố vật lí, hoá học có liên quan đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh.
Câu 2. Khi nói về ổ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hai loài có ổ sinh thái khác nhau thì không cạnh tranh nhau.
B. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.
C. Sự hình thành loài mới gắn liền với sự hình thành ổ sinh thái mới.
D. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ở sinh thái của mỗi loài.
Câu 3. Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong cùng một quần thể, cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản,...
B. Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
C. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể.
D. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu 4. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.
C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.
D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.
Câu 5. Trong cùng một môi trường sống, xét quần thể của các loài:
1. Cá rô phi;2. Tép;3. Tôm.Kích thước quần thể theo thứ tự lớn dần là:
A. 1, 2, 3.
B. 2, 3, 1.
C. 1, 3, 2.
D. 2, 1, 3.
Câu 6. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8°C đến 32°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây?
A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25°C đến 35°C, độ ẩm từ 75% đến 95%.
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25°C đến 35°C, độ ẩm từ 85% đến 95%.
C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10°C đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%.
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12°C đến 30°C, độ ẩm từ 90% đến 100%.
Câu 7. Sự quần tụ giúp cho sinh vật
1. Dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù được tốt hơn.
2. Dễ kết cặp trong mùa sinh sản.
3. Chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu.
4. Có giới hạn sinh thái rộng hơn.Phương án đúng:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 2, 3, 4.
Câu 8. Ở một quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?
A. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con.
B. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản.
C. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản.
D. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi sinh sản và trước sinh sản.
Câu 9. Khi nói về cạnh tranh cùng loài, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong cùng một quần thể, cạnh tranh diễn ra thường xuyên giữa các cá thể để tranh giành về thức ăn, nơi sinh sản,...
B. Khi cạnh tranh xảy ra gay gắt thì các cá thể trong quần thể trở nên đối kháng nhau.
C. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hoá.
D. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
Câu 10. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?
A. Trong cùng một môi trường, tất cả các loài có giới hạn sinh thái giống nhau.
B. Đối với mỗi nhân tố sinh thái, tất cả các loài có giới hạn sinh thái giống nhau.
C. Trong cùng một loài, các cá thể khác nhau có giới hạn chịu đựng khác nhau về từng nhân tố sinh thái.
D. Ở vùng chống chịu, sinh vật thường sinh trưởng và phát triển tốt hon so với khi ở vùng cực thuận.
Câu 11. Theo lí thuyết, trường hợp nào sau đây sẽ dẫn tới làm tăng mức độ xuất cư của quần thể?
A. Môi trường cạn kiện về nguồn sống, sự cạnh tranh cùng loài diễn ra gay gắt.
B. Kích thước quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu, các cá thể xuất cư để tìm đến quần thể có kích thước lớn hơn.
C. Kích thước quần thể ở mức độ phù hợp nhưng các cá thể cùng loài không có cạnh tranh.
D. Môi trường dồi dào về nguồn sống nhưng kích thước của quần thể quá lớn.
Câu 12. Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lí, hoá học và sinh học của môi trường xung quanh sinh vật.
C. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật.
D. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
Câu 13. Nếu kích thước quần thể đạt đến giá trị tối đa thì quần thể sẽ điều chỉnh số lượng cá thể. Diễn biến nào sau đây không phù hợp với sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể khi quần thể đạt kích thước tối đa?
A. Các cá thể trong quần thể phát tán sang các quần thể khác.
B. Tỉ lệ sinh sản giảm, tỉ lệ tử vong tăng.
C. Tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản tăng lên, tỉ lệ cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản giảm.
D. Dịch bệnh phát triển làm tăng tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 14. Sử dụng phương pháp: “bắt, đánh dấu - thả, bắt lại” để xác định số lượng cá thể chim trĩ ở một khu rừng nhiệt đới, người ta thu được bảng như hình dưới. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Ở lần bắt thứ nhất, số lượng cá thể của quần thể là 39.
B. Ở lần bắt thứ năm, quần thể có số cá thể là 160.
C. Ở lần bắt thứ ba, quần thể có số cá thể là 84.
D. Số lượng cá thể của quần thể đang tăng lên.
Câu 15. Trứng cá hồi bắt đầu phát triển ở 0°C. Nếu nhiệt độ nước tăng dần đến 2°C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành cá con. Tổng nhiệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con là
A. 205 độ/ngày.
B. 102,5 độ/ngày.
C. 410 độ/ngày.
D. 820 độ/ngày.
Câu 16. Ở một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?
A. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định.
B. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể.
C. Quần thể đang có mật độ cá thể ở mức cao.
D. Quần thể thuộc dạng đang phát triển.
Câu 17. Sau mỗi lần có sự giảm mạnh về số lượng cá thể thì quần thể thường tăng kích thước và khôi phục trạng thái cân bằng. Quần thể của loài sinh vật nào sau đây có khả năng khôi phục kích thước nhanh nhất?
A. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé, tuổi thọ ngắn.
B. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể bé.
C. Quần thể có tốc độ sinh sản nhanh, kích thước cá thể lớn.
D. Quần thể có tốc độ sinh sản chậm, kích thước cá thể lớn.
Câu 18. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây đúng?
A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản.
B. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp.
C. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển.
D. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản.
Câu 19. Trong quần thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi:
A. Môi trường không đồng nhất và các cá thể có tính lãnh thổ cao.
B. Môi trường đồng nhất và các cá thể không có tính lãnh thổ.
C. Môi trường đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt.
D. Số lượng cá thể đông và có sự canh tranh khốc liệt giữa các cá thể.
Câu 20. Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái.
B. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái.
C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.
D. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái.
Câu 21. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa
A. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thế trong quần thể.
B. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
C. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hoá của loài.
D. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
Câu 22. Những nhân tố sinh thái nào sau đây được xếp vào nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ?
A. Quan hệ cùng loài, quan hệ cạnh tranh, nguồn thức ăn.
B. Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm.
C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm, quan hệ vật kí sinh - vật chủ.
D. Chế độ dinh dưỡng, quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Câu 23. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Lúc đang thực hiện sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm.
B. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật thường bị ức chế.
C. Ở ngoài giới hạn sinh thái về một nhân tố nào đó, sinh vật vẫn có thể tồn tại nếu các nhân tố sinh thái khác đều ở vùng cực thuận.
D. Sinh vật luôn sinh trưởng phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận.
Câu 24. Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mồi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như bảng bên dưới. Hãy chọn kết luận đúng.
A. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.
B. Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp.
C. Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể.
D. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
Câu 25. Khi điều kiện môi trường thuận lợi, quần thể của loài có đặc điểm sinh học nào sau đây có đồ thị tăng trưởng hàm số mũ?
A. Loài có số lượng cá thể đông, tuổi thọ lớn, kích thước cá thể lớn.
B. Loài có tốc độ sinh sản chậm, vòng đời dài, kích thước cá thể lớn.
C. Loài có tốc độ sinh sản nhanh, vòng đời ngắn, kích thước cá thể bé.
D. Loài động vật bậc cao, có hiệu quả trao đổi chất cao, tỉ lệ tử vong thấp.
Câu 26. Khi nói về hỗ trợ cùng loài, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong các hoạt đỘng sống như lấy thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản,...
B. Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
C. Ở quần thể thực vật, những cây sống theo nhóm chịu đựng được gió bão là biểu hiện của hỗ trợ cùng loài.
D. Hỗ trợ cùng loài làm tăng mật độ cá thể nên dẫn tới làm tăng sự cạnh tranh trong nội bộ quần thể.
Câu 27. Trong quần thể, sự phân bố ngẫu nhiên của các cá thể có ý nghĩa
A. Giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
B. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. Giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
D. Làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể.
Câu 28. Trong trường hợp nào sau đây, sự canh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất?
A. Kích thước quần thể đạt mức tối đa.
B. Kích thước quần thể dưới mức tối thiểu.
C. Các cá thể phân bố một cách ngẫu nhiên.
D. Các cá thể phân bố theo nhóm.
Câu 29. Ở ven biển Pêru, cứ 7 năm có một dòng hải lưu Nino chảy qua làm tăng nhiệt độ, tăng nồng độ muối dẫn tới gây chết các sinh vật phù du gây ra biến động số lượng cá thể của các quần thể. Đây là kiểu biến động.
A. Theo chu kì nhiều năm.
B. Theo chu kì mùa.
C. Không theo chu kì.
D. Theo chu kì tuần trăng.
Câu 30. Trường hợp nào sau đây, quần thể không tăng trưởng về kích thước?
A. Quần thể có kích thước lớn hơn kích thước tối thiểu.
B. Quần thể có kích thước đạt tối đa hoặc kích thước dưới tối thiểu.
C. Quần thể có kích thước dưới mức tối đa.
D. Quần thể đang biến động số lượng cá thể.
Câu 31. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây:
(1) Số lƯợng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe doạ sự tồn tại của quần thể.
(2) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
(3) Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái.
(4) Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?
A. 3.
B. 2.
C. 1
D. 4.
Câu 32. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21°C đến 35°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào?
A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 20°C đến 35°C, độ ẩm từ 75% đến 95%.
B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25°C đến 40°C, độ ẩm từ 8% đến 95%.
C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25°C đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%.
D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12°C đến 30°C, độ ẩm từ 90% đến 100%.
Câu 33. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?
A. Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật tồn tại và phát triển.
B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
C. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
D. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
Câu 34. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây đúng?
A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài giảm.
B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.
C. Cạnh tranh cùng loài làm thu hẹp ổ sinh thái của loài.
D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Câu 35. Mức độ ảnh hưởng của cơ thể trước tác động của nhân tố sinh thái phụ thuộc vào:
1. Cường độ tác động.
2. Liều lượng tác động.
3. Cách tác động.
Phương án đúng:
A. 1, 2.
B. 1, 3.
C. 2, 3.
D. 1, 2, 3.
Câu 36. Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kích thước của quần thể sinh vật là khoảng không gian mà các cá thể của quần thể sinh sống.
B. Kích thước quần thể là số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
C. Kích thước tối thiểu là khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
D. Kích thước của quần thể sinh vật là một đặc trưng có tính ổn định, nó chỉ thay đổi khi quần thể di cư đến môi trường mới.
Câu 37. Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ giúp cho sinh vật:
1. Dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù được tốt hơn.
2. Dễ kết cặp trong mùa sinh sản.
3. Chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu.
4. Cạnh tranh nhau để thúc đẩy tiến hoá.Phương án đúng:
A. 1, 2 ,3.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 2, 3, 4.
Câu 38. Người ta thả 10 cặp sóc (10 đực, 10 cái) lên một hòn đảo. Tuổi sinh sản của sóc là 1 năm, mỗi con cái đẻ 6 con/năm. Nếu trong giai đoạn đầu sóc chưa bị tử vong và tỉ lệ đực cái là 1 : 1 thì sau 3 năm, số lượng cá thể của quần thể sóc là.
A. 1280.
B. 780.
C. 320.
D. 560.
Câu 39. Việc xác định số lượng cá thể của quần thể bằng phương pháp: “bắt, đánh dấu - thả, bắt lại” chỉ phản ánh đúng số lượng cá thể của quần thể khi?
1. Các cá thể di chuyển tự do trong quần thể.
2. Sự đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống của các cá thể.
3. Không có hiện tượng di cư, nhập cư.
4. Các cá thể phải có kích thước lớn.
Phương án đúng:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 2, 3, 4.
Câu 40. Xét các trường hợp sau:
(1) Những cá thể có sức sống kém sẽ bị đào thải, kết quả làm giảm mật độ cá thể của quần thể.
(2) Các cá thể đánh nhau, doạ nạt nhau bằng tiếng hú dẫn tới một số cá thể buộc phải tách ra khỏi đàn.
(3) Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn thịt lẫn nhau.
(4) Thực vật tự tỉa thưa làm giảm số lượng cá thể của quần thể.
(5) Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài làm tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.Những trường hợp do cạnh tranh cùng loài gây ra là:
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (2), (3), (5).
C. (2), (3), (4), (5).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 41. Trong khu bảo tồn đất ngập nước có diện tích là 5000ha. Người ta theo dõi số lượng của quần thể chim cồng cộc, vào cuối năm thứ nhất ghi nhận được mật độ cá thể trong quần thể là 0,25 cá thể/ha. Đến cuối năm thứ hai, đếm được số lượng cá thể là 1350 cá thể. Biết tỉ lệ tử vong của quần thể là 2%/năm. Trong điều kiện không có di - nhập cư, tỉ lệ sinh sản theo phần trăm của quần thể là.
A. 8%.
B. 10,16%.
C. 10%.
D. 8,16%.
Câu 42. Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
B. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
C. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật.
D. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất.
Câu 43. Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?
A. Các nhân tố sinh thái tác động riêng rẽ lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lí, hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
C. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh chỉ gồm các chất hữu cơ của môi trường xung quanh sinh vật.
D. Trong nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
Câu 44. Xét 3 quần thể của cùng một loài có số lượng cá thể của các nhóm tuổi như bảng cho bên dưới. Hãy chọn kết luận đúng.
A. Quần thể số 1 có số lượng cá thể đang suy giảm.
B. Quần thể số 2 có số lượng cá thể đang tăng lên.
C. Quần thể số 3 đang có cấu trúc ổn định.
D. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.
Câu 45. Khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài, điều nào sau đây không đúng?
A. Khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự hỗ trợ cùng loài giảm.
B. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể của quần thể cân bằng với sức chứa của môi trường.
C. Hỗ trợ cùng loài làm tăng hiệu quả khai thác nguồn sống của quần thể.
D. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của quần thể.
Câu 46. Ở tổ chức sống nào sau đây, các cá thể đang ở tuổi sinh sản và có giới tính khác nhau có thể giao phối tự do với nhau và sinh con hữu thụ?
A. Quần thể.
B. Quần xã.
C. Hệ sinh thái.
D. Sinh quyển.
Câu 47. Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2.
B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2.
C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2.
D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2.
Câu 48. Ví dụ nào sau đây là ví dụ về quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Các con đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
B. Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc gần nhau.
C. Chim nhạn bể và chim cò cùng làm tổ chung.
D. Khi thiếu thức ăn, ở một số động vật sử dụng cá thể cùng loài làm thức ăn.
Câu 49. Nguyên nhân chính làm cho sự phân bố dân cư ở mỗi quốc gia không đồng đều là vì:
A. Điều kiện sống phân bố không đều và con người có nhu cầu quần tụ với nhau.
B. Điều kiện sống phân bố không đều và thu nhập của con người có khác nhau.
C. Sở thích của con người thích định cư ở các vùng có điều kiện khác nhau.
D. Nếp sống và văn hoá của các vùng có khác nhau nên sự phân bố dân cư khác nhau.
Câu 50. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng rộng thì có vùng phân bố càng hẹp.
B. Loài sống ở vùng biển khơi có giới hạn sinh thái về độ muối hẹp hơn loài sống ở vùng cửa sông.
C. Cơ thể đang bị bệnh có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn so với cơ thể cùng lứa tuổi nhưng không bị bệnh.
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.
Câu 51. Khi nói về mức sinh sản và mức tử vong của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Mức tử vong là số cá thể của quần thể bị chết trong một khoảng thời gian nhất định.
B. Mức sinh sản là số cá thể mới được sinh ra trong một khoảng thòi gian nhất định.
C. Mức sinh sản và mức tử vong luôn có tính ổn định, không phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
D. Sự thay đổi tỉ lệ sinh sản và tử vong là cơ chế chủ yếu để điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể.
Câu 52. Trong một đầm lầy tự nhiên, cá chép và cá trê sử dụng ốc bươu vàng làm thức ăn, cá chép lại là thức ăn của rái cá. Do điều kiện môi trường khắc nghiệt làm cho kích thước của các quần thể nói trên đều giảm mạnh và đạt đến kích thước tối thiểu. Một thời gian sau, nếu điều kiện môi trường thuận lợi trở lại thì quần thể khôi phục kích thước nhanh nhất là?
A. Quần thể cá chép.
B. Quần thể ốc bươu vàng.
C. Quần thể rái cá.
D. Quần thể cá trê.
Câu 53. Trong trường hợp nào sau đây, kích thước của quần thể sẽ tăng lên?
A. Giảm số lượng loài trong quần xã.
B. Tăng số lượng loài trong quần xã.
C. Khu phân bố của quần thể được mở rộng.
D. Tỉ lệ sinh sản tăng hoặc tỉ lệ tử vong giảm.
Câu 54. Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lí đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là
A. Khoảng thuận lợi.
B. Giới hạn sinh thái.
C. Sinh thái.
D. Khoảng chống chịu.
Câu 55. Khi nói về kích thước quần thể, điều nào sau đây không đúng?
A. Khi kích thước quần thể dưới mức tối thiểu thì quần thể sẽ bị tuyệt diệt.
B. Kích thước tối thiểu của quần thể thuộc các loài khác nhau đều giống nhau.
C. Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được.
D. Kích thước tối đa phụ thuộc vào môi trường và tuỳ từng loài sinh vật.
Câu 56. Về mặt sinh thái, sự phân bố các cá thể cùng loài một cách đồng đều trong môi trường có ý nghĩa
A. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hoá của loài.
C. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường.
Câu 57. Khi nói về sự phân bổ cá thể trong không gian của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Phân bố theo nhóm xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể cạnh tranh gay gắt.
B. Trong tự nhiên, hầu hết các quần thể đều có kiểu phân bố cá thể theo nhóm.
C. Phân bố đồng đều là kiểu phân bố có vai trò làm giảm cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố ngẫu nhiên có ý nghĩa giúp sinh vật tận dụng nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.
Câu 58. Các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể là:
1. Do thay đổi của nhân tố sinh thái vô sinh.
2. Do sự thay đổi tập quán kiếm mồi của sinh vật.
3. Do thay đổi của nhân tố sinh thái hữu sinh.
4. Do sự lớn lên của các cá thể trong quần thể.
Phương án đúng:
A. 1, 2.
B. 1, 3.
C. 2, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 59. Cho các đặc điểm sau:
(1) Số lượng cá thể của quần thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe doạ sự tồn tại của quần thể.
(2) Số lượng loài trong quần xã tăng làm tăng cạnh tranh khác loài dẫn tới giảm số lượng cá thể của quần thể.
(3) Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
(4) Khả năng sinh sản giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít.
(5) Nguồn sống giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong quần thể.Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì những đặc điểm nào diễn ra tiếp theo?
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (3), (4).
C. (1), (3), (4).
D. (1), (3), (4), (5).
Câu 60. Cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài không có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng kích thước quần thể.
B. Tạo động lực thúc đẩy sự hình thành các đặc điểm thích nghi mới.
C. Làm mở rộng ổ sinh thái của loài, tạo điều kiện để loài phân li thành các loài mới.
D. Duy trì số lượng và sự phân bố cá thể ở mức phù hợp.
Câu 61. Loại cây nào sau đây phát triển tốt trong điều kiện có cường độ ánh sáng mạnh?
A. Cây ưa bóng.
B. Cây ưa sáng.
C. Cây chịu bóng.
D. Cây ưa ẩm.
Câu 62. Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng.
B. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực.
C. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành.
D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái.
Câu 63. Một loài ruồi ở đồng bằng sông Hồng có tổng nhiệt hữu hiệu của một chu kì sống là 170°C, thời gian sống trung bình là 10 ngày đêm. Biết rằng nhiệt độ trung hình ngày trong năm ở vùng này là 25°C. Ngưỡng nhiệt phát triển của loài ruồi này là?
A. 8°C.
B. 17°C.
C. 19,5°C.
D. 14,5 C.
Câu 64. Người ta thả 10 con chuột cái và 5 con chuột đực vào một đảo hoang (trên đảo chưa có loài chuột này). Biết rằng tuổi sinh sản của chuột là 1 năm, mỗi năm đẻ 3 lứa, trung bình mỗi lứa có 4 con (tỉ lệ đực: cái là 1 : 1). Trong hai năm đầu chưa có tử vong, số lượng cá thể của quần thể chuột sau hai năm là
A. 975.
B. 840.
C. 135.
D. 120.
Câu 65. Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Cấu trúc tuổi của quần thể có bị thay đổi khi có thay đổi của điều kiện môi trường.
B. Cấu trúc tuổi của quần thể phản ánh tỉ lệ của các loại nhóm tuổi trong quần thể.
C. Dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể có thể biết được thành phần kiểu gen của quần thể.
D. Cấu trúc tuổi của quần thể không phàn ánh tỉ lệ đực: cái trong quần thể.
Câu 66. Cho các đặc điểm sau:
(1) Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bổ đồng đều.
(2) Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
(3) Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.
(4) Các cá thể quần tụ với nhau để hỗ trợ nhau. Đặc điểm của kiểu phân bổ ngẫu nhiên là
A. (1), (3).
B. (2), (4).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (3), (4).
Câu 67. Khi nói về kích thước quần thể, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hai quần thể của cùng một loài sống ở hai môi trường khác nhau thường có kích thước khác nhau.
B. Kích thước tối đa là số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi trường.
C. Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu và dồi dào nguồn sống thì tốc độ sinh sản tăng lên.
D. Nếu kích thước quá lớn và khan hiếm nguồn sống thì cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt làm giảm kích thước quần thể.
1C | 2B | 3A | 4D | 5C | 6C | 7A | 8C | 9A | 10C |
11A | 12B | 13C | 14D | 15C | 16C | 17A | 18B | 19C | 20B |
21A | 22B | 23C | 24D | 25C | 26D | 27A | 28A | 29A | 30B |
31A | 32C | 33B | 34B | 35D | 36B | 37A | 38D | 39A | 40A |
41C | 42B | 43B | 44B | 45D | 46A | 47C | 48B | 49A | 50B |
51C | 52B | 53D | 54D | 55B | 56C | 57A | 58B | 59C | 60A |
61B | 62A | 63A | 64A | 65C | 66A | 67C |
QUẦN XÃ SINH VẬT
Câu 1. Trong một hệ sinh thái, quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống từ môi trường?
A. Sự phân li ổ sinh thái của mỗi loài.
B. Sự cạnh tranh cùng loài.
C. Sự quần tụ giữa các cá thể cùng loài.
D. Sự cộng sinh giữa các loài.
Câu 2. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.
(5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
(6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã. Trong các thông tin nói trên, có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung cho diễn thế thứ sinh và diễn thế nguyên sinh?
A. 2.
B. 5
C. 4.
D. 3.
Câu 3. Khi nói về diễn thế sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biển đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định.
C. Diễn thế sinh thái xảy ra có thể do nguyên nhân bên ngoài hoặc những nguyên nhân bên trong quần xã.
D. Quá trình diễn thế thứ sinh luôn dẫn tới làm cho quần xã bị suy thoái.
Câu 4. Trong các mối quan hệ sau đây, mối quan hệ nào có vai trò thúc đẩy sự tiến hoá của cả hai loài?
A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
B. Quan hệ kí sinh - vật chủ.
C. Quan hệ hội sinh.
D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Câu 5. Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài có hại còn một loài không có hại cũng không có lợi là mối quan hệ
A. Vật ăn thịt và con mồi.
B. Kí sinh.
C. Ức chế - cảm nhiễm.
D. Hội sinh.
Câu 6. Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?
A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ.
B. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
C. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
D. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế cảm nhiễm.
Câu 7. Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
(1) Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
(2) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
(3) Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
(4) Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
(5) Trùng roi sống trong ruột mối. Trong các mối quan hệ trên, có bao nhiêu mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 8. Mối quan hệ sinh học nào sau đây sẽ làm tăng lượng đạm trong đất?
A. Quan hệ giữa cây lúa với các loài rong rêu sống ở ruộng lúa.
B. Quan hệ giữa các loài thực vật với các loài vi khuẩn kí sinh trong cơ thể thực vật.
C. Quan hệ giữa tảo và nấm sợi để tạo nên địa y.
D. Quan hệ giữa cây họ đậu với vi khuẩn sống ở nốt sần của các loài cây này.
Câu 9. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
B. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
D. Trong cùng một lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật sản xuất đều xếp bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 10. Trùng roi sống trong ruột mối thuộc mối quan hệ:
A. Kí sinh.
B. Cộng sinh.
C. Hội sinh.
D. Hợp tác.
Câu 11. Hệ sinh thái nào sau đây có tính đa đạng sinh học cao nhất?
A. Hoang mạc.
B. Thảo nguyên.
C. Rừng lá kim.
D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 12. Xét các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây:
1. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.
2. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
3. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
4. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng.
5. Loài kiến sống trên cây kiến. Những mối quan hệ không gây hại cho các loài tham gia mối quan hệ đó là:
A. 3, 4, 5
B. 2, 3, 4.
C. 1, 2, 3.
D. 3, 5.
Câu 13. Mối quan hệ sinh thái nào sau đây, không có loài nào có lợi?
A. Các cây hành, tỏi tiết các chất ra môi trường làm ảnh hưởng tới các loài khác.
B. Dây tơ hồng sống trên tán các cầy trong rừng.
C. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.
D. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
Câu 14. Trong quần xã, hiện tượng nào sau đây sẽ giảm cạnh tranh giữa các cá thể khác loài và tăng khả năng sử dụng và khai thác nguồn sống của môi trường?
A. Cộng sinh giữa các cá thể.
B. Phân tầng trong quần xã.
C. Biến động số lượng của các quần thể.
D. Diễn thế sinh thái.
Câu 15. Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã có ý nghĩa
A. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống.
B. Tăng sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống
C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
D. Tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể.
Câu 16. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Trong tự nhiên, chỉ có một loại chuỗi thức ăn, đó là loại chuỗi được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
B. Trong một quần xã sinh vật, mỗi chuỗi thức ăn thường chỉ có một loài nhưng mỗi lưới thức ăn thì có nhiều loài.
C. Khi đi từ vĩ độ cao đến vĩ độ thấp, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì số lượng chuỗi thức ăn càng ít nhưng số lượng mắt xích của mỗi chuỗi càng nhiều.
Câu 17. Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính?
A. Quan hệ hội sinh.
B. Quan hệ vật kí sinh - vật chủ.
C. Quan hệ ức chế cảm nhiễm.
D. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
Câu 18. Khi nói về sự tác động qua lại giữa quần xã và môi trường sống trong quá trình diễn thế sinh thái, hãy chọn kết luận đúng.
A. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế, các điều kiện tự nhiên của môi trường không bị thay đổi.
B. Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
C. Trong tất cả các quá trình diễn thế, nguyên nhân gây ra đều được bắt đầu từ những thay đổi của ngoại cảnh dẫn tới gây ra biến đổi quần xã.
D. Sự biến đổi của điều kiện môi trường không phải là nguyên gây ra diễn thế sinh thái của quần xã.
Câu 19. Trong quần xã, loài chủ chốt có vai trò
A. Kiểm soát và khống chế sự phát triển của các loài khác.
B. Thúc đẩy sự tăng số lượng cá thể của các loài khác.
C. Thay thế cho loài ưu thế khi loài ưu thế bị suy vong.
D. Quyết định chiều hướng phát triển của quần xã.
Câu 20. Khi nói về diễn thế sinh thái, điều nào sau đây không đúng?
A. Diễn thế là quá trình phát triển thay thế của quần xã sinh vật này bằng quần xã khác.
B. Diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ một quần xã ổn định.
C. Trong quá trình diễn thế, luôn kéo theo sự biến đổi của ngoại cảnh.
D. Con người có thể dự đoán được chiều hướng của quá trình diễn thế.
Câu 21. Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây đúng?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật.
B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các loài động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao.
C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất.
D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới.
Câu 22. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, sự cạnh tranh giữa các quần thể trong quần xã diễn ra khốc liệt nhất khi
A. Bắt đầu quá trình diễn thế.
B. Ở giai đoạn giữa của diễn thế.
C. Ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế.
D. Ở giai đoạn đầu hoặc giữa của quá trình diễn thế.
Câu 23. Khi mất loài nào sau đây thì cấu trúc của quần xã sẽ bị thay đổi mạnh nhất?
A. Loài ưu thế.
B. Loài thứ yếu.
C. Loài ngẫu nhiên.
D. Loài đặc hữu.
Câu 24. Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa các loài chim này với động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ.
A. Cộng sinh.
B. Hợp tác.
C. Hội sinh.
D. Sinh vật ăn sinh vật khác.
Câu 25. Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
1. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
2. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
3. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.
4. Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Phương án đúng:
A. 2, 3,4.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 26. Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:
1. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.
2. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.
3. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hoại môi trường.
4. Kết quả sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.
Phương án đúng:
A. 2, 3, 4.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 1, 2, 3, 4.
Câu 27. Quần thể của loài nào sau đây có kích thước bé nhất?
A. Loài ưu thế.
B. Loài thứ yếu.
C. Loài ngẫu nhiên.
D. Loài chủ chốt.
Câu 28. Khi loài ưu thế bị tuyệt diệt thì loài nào sau đây có thế sẽ trở thành loài ưu thế của quần xã?
A. Loài thứ yếu.
B. Loài ngẫu nhiên.
C. Loài chủ chốt.
D. Không hình thành loài ưu thế.
Câu 29. Khi nói về tháp sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?
A. Tháp số lượng là loại tháp luôn có đáy rộng, đỉnh hẹp.
B. Tháp năng lượng được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích hay thể tích tại một thời điểm nào đó.
C. Tháp năng lượng thường có đáy rộng và đỉnh hẹp. Tuy nhiên cũng có trường hợp ngược lại.
D. Tháp sinh khối được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích của mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 30. Xét các mối quan hệ sinh thái:
1. Cộng sinh.
2. Vật kí sinh và vật chủ.
3. Hội sinh.
4. Hợp tác.
5. Vật ăn thịt và con mồi. Từ những mối quan hệ sinh thái này, xếp theo thứ tự tăng cường tính đối kháng ta có:
A. 1, 4, 5, 3, 2.
B. 1, 4, 3, 2, 5.
C. 5, 1, 4, 3, 2.
D. 1, 4, 2, 3, 5.
Câu 31. Những mối quan hệ nào sau đây luôn làm cho một loài có lợi và một loài có hại?
A. Quan hệ cộng sinh và quan hệ kí sinh - vật chủ.
B. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
C. Quan hệ hội sinh và quan hệ vật ăn thịt - con mồi.
D. Quan hệ kí sinh - vật chủ và quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 32. Hãy chọn kết luận đúng về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi.
A. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể nhiều hơn quần thể con mồi.
B. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ổn định, còn quần thể con mồi luôn biến động.
C. Cả 2 quần thể biến động theo chu kì, trong đó quần thể vật ăn thịt luôn biến động trước.
D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
Câu 33. Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì:
A. Nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống
B. Nó làm phân hoá ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã.
C. Nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã.
D. Nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống.
Câu 34. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, năng suất sinh học của quần xã đạt cực đại vào thời điểm nào sau đây?
A. Bắt đầu quá trình diễn thế.
B. Ở giai đoạn giữa của diễn thế.
C. Ở giai đoạn cuối cùng của diễn thế.
D. Ở giai đoạn đầu hoặc giữa của quá trình diễn thế.
Câu 35. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ lớn thuộc mối quan hệ:
A. Kí sinh.
B. Hội sinh.
C. Cộng sinh.
D. Hợp tác.
Câu 36. Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mối quan hệ vật ăn thịt - con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hoá nhưng không thúc đẩy sự tiến hoá của quần thể vật ăn thịt.
B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và cùng chung sống trong một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài.
C. Ở mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ, vật kí sinh thường chỉ làm suy yếu vật chủ chứ không tiêu diệt vật chủ.
D. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hoá.
Câu 37. Quá trình nào sau đây xảy ra do sự trùng lặp ổ sinh thái giữa các loài và kết quả cuối cùng sẽ làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài?
A. Cạnh tranh cùng loài.
B. Cạnh tranh khác loài.
C. Cộng sinh giữa hai loài.
D. Sự phân tầng trong quần xã.
Câu 38. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Trong tự nhiên, chỉ có một loại chuỗi thức ăn được khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
B. Khi đi từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao, cấu trúc của lưới thức ăn ở các hệ sinh thái càng trở nên phức tạp hơn.
C. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
D. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì các chuỗi thức ăn càng có ít mắt xích chung.
Câu 39. Khi nói về sự phân tầng trong quần xã, kết luận nào sau đây đúng?
A. Ở vùng có khí hậu nhiệt đới, tất cả các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và có số lượng tầng giống nhau.
B. Sự phân tầng làm giảm cạnh tranh giữa các loài và tăng khả năng khai thác nguồn sống của môi trường.
C. Ở tất cả các khu hệ sinh học, các quần xã đều có cấu trúc phân tầng và sự phân tầng tương tự nhau.
D. Sự phân tầng dẫn tới làm mở rộng ổ sinh thái của các loài trong quần xã.
Câu 40. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, càng về sau thì
A. Độ đa dạng của quần xã càng cao, kích thước của mỗi quần thể càng lớn.
B. Lưới thức ăn càng phức tạp, các chuỗi thức ăn càng ngắn dần.
C. Số lượng chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ càng ít đi.
D. Các loài có ổ sinh thái hẹp sẽ thay thế dần các loài có ổ sinh thái rộng.
Câu 41. Quan hệ đối kháng cùng loài thể hiện ở:
1. Kí sinh cùng loài.
2. Hợp tử bị chết trong bụng cơ thể mẹ.
3. Ăn thịt đồng loại.
4. Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở.
Phương án đúng:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 2, 3, 4.
Câu 42. Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì cấu trúc càng dễ bị thay đổi.
B. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
C. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hoá ổ sinh thái càng mạnh.
Câu 43. Xét các nhóm loài thực vật:
1. Thực vật thân thảo ưa sáng.
2. Thực vật thân thảo ưa bóng.
3. Thực vật thân gỗ ưa sáng.
4. Thực vật thân cây bụi ưa sáng.Trong quá trình diễn thế nguyên sinh của quần xã trên cạn, thứ tự xuất hiện của các nhóm loài thực vật này là
A. 1, 2, 3, 4.
B. 1, 4, 3, 2.
C. 1, 2, 4, 3.
D. 3, 4, 2, 1.
Câu 44. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:
A. (1) và (2).
B. (3) và (4).
C. (1) và (4).
D. (2) và (3).
Câu 45. Trong một quần xã, nhóm loài nào sau đây có vai trò quan trọng nhất?
A. Loài ngẫu nhiên.
B. Loài chủ chốt.
C. Loài ưu thế.
D. Loài đặc trưng.
Câu 46. Khi nói về độ đa dạng của quần xã, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Độ đa dạng của quần xã phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
B. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, độ đa dạng của quần xã tăng dần.
C. Quần xã có độ đa dạng càng cao thì thành phần loài càng dễ bị biến động.
D. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì sự phân hoá ổ sinh thái càng mạnh.
Câu 47. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có số lượng mắt xích dinh dưỡng giống nhau.
B. Trong cùng một lưới thức ăn, bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
D. Lưới thức ăn là một cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.
Câu 48. Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các loài động vật ăn thực vật đều được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1.
B. Bậc dinh dưỡng cấp 1 luôn có tổng sinh khối lớn nhất.
C. Tất cả các loài ăn sinh vật sản xuất đều được xếp và động vật tiêu thụ bậc 1.
D. Mỗi bậc dinh dưỡng thường có nhiều loài sinh vật.
Câu 49. Khi nói về hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống) của quần xã.
B. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.
C. Ở hệ sinh thái tự nhiên, con người phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ sinh thái.
D. Con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 50. Khi nói về diễn thế sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật và kết quả hình thành quần xã đỉnh cực.
C. Quá trình diễn thế thứ sinh được bắt đầu từ một môi trường đã có quần xã sinh sống và cuối cùng dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực.
D. Diễn thế sinh thái xảy ra có thể do nguyên nhân bên ngoài hoặc nguyên nhân bên trong quần xã.
Câu 51. Trao đổi vật chất trong quần xã được thực hiện thông qua
A. Quá trình quang hợp và hô hấp.
B. Mối quan hệ cạnh tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài.
C. Mối quan hệ hợp tác giữa hai loài.
D. Chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
Câu 52. Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:
(1) Xuất hiện ở môi trường trống trơn (chưa có quần xã sinh vật từng sống).
(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
(3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biếnđồi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
(4) Kết quả cuối cùng sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực.
(5) Song song với quá trình diễn thế, có sự biến đổi về cấu trúc của quần xã sinh vật.
(6) Quá trình diễn thế có thể do tác động của nhân tố bên ngoài quần xã hoặc do tác động của quần xã. Trong các thông tin nói trên, diễn thế thứ sinh có bao nhiêu thông tin?
A. 2.
B. 5.
C. 4.
D. 3.
Câu 53. Kiến làm tổ trên cây kiến là mối quan hệ
A. Hội sinh.
B. Cộng sinh.
C. Kí sinh.
D. Hợp tác.
Câu 54. Xét các ví dụ sau:
1. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm, chim ăn cá.
2. Cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ.
3. Cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật xung quanh.
4. Cú và chồn cùng sống trong rừng, cùng bắt chuột làm thức ăn. Những ví dụ nào phản ánh mối quan hệ ức chế - cảm nhiễm?
A. 1, 2, 3.
B. 1, 3.
C. 2, 3.
D. 1, 3, 4.
1A | 6C | 11D | 16C | 21C | 26B | 31B | 36A | 41C | 46B | 51D |
2C | 7B | 12D | 17A | 22C | 27C | 32D | 37B | 42A | 47B | 52C |
3D | 8D | 13A | 18B | 23A | 28A | 23B | 38C | 43B | 48A | 53B |
4D | 9C | 14C | 19A | 24B | 29D | 34C | 39B | 44D | 49C | 54B |
5C | 10B | 15C | 20B | 25B | 30B | 35B | 40D | 45C | 50C |
HST, SINH QUYỂN VÀ BVMT
Câu 1. Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là:
A. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hon so với hệ sinh thái tự nhiên.
B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng.
D. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
Câu 2. Trong hệ sinh thái, sinh vật phân giải có vai trò
A. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ để cung cấp cho sinh vật sản xuất.
B. Chuyển hoá các chất hữu cơ phức tạp thành các chất hữu cơ đơn giản để cung cấp cho động vật.
C. Biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học có trong các chất hữu cơ.
D. Biến đổi các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cung cấp cho sinh vật sản xuất.
Câu 3. Trong chu trình tuần hoàn vật chất, nhóm sinh vật có vai trò trả lại các chất vô cơ cho môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất là
A. Sinh vật sản xuất.
B. Sinh vật phân giải.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
Câu 4. Trong một hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây sẽ làm chậm tốc độ tuần hoàn vật chất của các nguyên tố?
A. Thực vật bậc cao.
B. Vi sinh vật.
C. Động vật.
D. Vi tảo và rong rêu.
Câu 5. Chu trình sinh - địa - hoá của nguyên tố nào sau đây bị thất thoát nhiều nhất?
A. Nitơ.
B. Cacbon.
C. Phôtpho.
D. Ôxi.
Câu 6. Khi nói về cấu trúc của lưới thức ăn, kết luận nào sau đây đúng?
A. Mỗi hệ sinh thái có một hoặc nhiều lưới thức ăn.
B. Lưới thức ăn càng đa dạng thì hệ sinh thái càng kém ổn định.
C. Cấu trúc của lưới thức ăn thay đổi theo mùa, theo môi trường.
D. Khi bị mất một mắt xích nào đó vẫn không làm thay cấu trúc của lưới thức ăn.
Câu 7. Lưới thức ăn
A. Là một chuỗi thức ăn gồm nhiều loài sinh vật có các mắt xích chung.
B. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
C. Gồm tất cả các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
D. Gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về nơi ở.
Câu 8. Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hoá được 3% tổng năng lượng đó. Giáp xác trong hồ khai thác được 40% năng lượng tích luỹ trong tảo, còn cá ăn giáp xác khai thác được 0,0015 năng lượng của giáp xác. Hiệu suất sử dụng năng lượng của bậc dinh dưỡng cuối cùng so với tổng năng lượng ban đầu là
A. 0,00018%
B. 0,18%.
C. 0,0018%.
D. 0,018%.
Câu 9. Trong một chuỗi thức ăn, mắt xích sau thường có tổng sinh khối bé hơn mắt xích trước. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
A. Trong quá trình chuyển hoá giữa các bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát tới 90%.
B. Sinh vật ở mắt xích sau không tiêu diệt triệt để sinh vật ở mắt xích trước.
C. Năng lượng bị mất đi dưới dạng nhiệt hoặc qua sản phẩm bài tiết.
D. Hiệu suất chuyển hoá năng lượng của sinh vật ở mắt xích sau thấp hơn mắt xích trước.
Câu 10. Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề.
B. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật.
C. Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm.
D. Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt.
Câu 11. Khi nói về hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh (môi trường sống) của quần xã.
B. Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường.
C. Ở hệ sinh thái tự nhiên, con người phải thường xuyên bổ sung thêm cho hệ sinh thái nguồn vật chất và năng lượng để nâng cao năng suất của hệ.
D. Con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên và xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo.
Câu 12. Sự chuyển hoá năng lượng trong hệ sinh thái có đặc điểm:
A. Năng lượng được quay vòng và tái sử dụng nhiều lần.
B. Năng lượng bị thất thoát và không quay vòng trở lại.
C. Năng lượng bị thất thoát một phần và có sự quay vòng.
D. Năng lượng không bị hao phí trong quá trình chuyển hoá.
Câu 13. Trong các tổ chức sống sau đây, tổ chức sống nào nằm trong các tổ chức sống còn lại?
A. Quần thể.
B. Quần xã
C. Hệ sinh thái.
D. Sinh quyển.
Câu 14. Trong một hệ sinh thái
A. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
B. Năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
C. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
D. Vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật sản xuất tái sử dụng.
Câu 15. Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Silic chỉ đồng hoá được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích luỹ trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Biết diện tích môi trường là 105m2. Số năng lượng tích tụ trong giáp xác là bao nhiêu?
A. 36.107 kcal.
B. 9.108 kcal.
C. 36.109 kcal.
D. 3.108 kcal.
Câu 16. Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ sinh thái nào có khả năng tự điều chỉnh tốt nhất?
A. Cánh đồng lúa.
B. Ao nuôi cá.
C. Rừng mưa nhiệt đới.
D. Đầm nuôi tôm.
Câu 17. Ở hệ sinh thái dưới nước, các loài giáp xác ăn thực vật phù du, trong đó sinh khối của quần thể giáp xác luôn lớn hơn sinh khối của quần thể thực vật phù du nhưng giáp xác vẫn không thiếu thức ăn. Nguyên nhân là vì
A. Giáp xác sử dụng thức ăn tiết kiệm nên tiêu thụ rất ít thực vật phù du.
B. Giáp xác là động vật tiêu thụ nên luôn có sinh khối lớn hơn con mồi.
C. Thực vật phù du có chu trình sống ngắn, tốc độ sinh sản nhanh.
D. Thực vật phù du chứa nhiều chất dinh dưỡng cho nên giáp xác sử dụng rất ít thức ăn.
Câu 18. Trong hệ sinh thái, sản lượng sinh vật sơ cấp thô là sản lượng
A. Được sinh vật sản xuất tạo ra trong quá trình quang hợp.
B. Được tạo ra từ quá trình phân giải cùa vi sinh vật.
C. Được sinh vật sản xuất tích lũy làm thức ăn cho sinh vật tiêu thụ.
D. Được sinh vật tiêu thụ tổng hợp và chuyển hoá từ thức ăn của nó.
Câu 19. Ở hệ sinh thái dưới nước thường có chuỗi thức ăn dài hơn chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn. Điều giải thích nào sau đây là đúng?
A. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài sinh vật nên có chuỗi thức ăn dài.
B. Hệ sinh thái dưới nước có nhiều loài động vật hằng nhiệt nên năng lượng bị thất thoát ít hơn hệ trên cạn.
C. Động vật của hệ sinh thái dưới nước có hiệu suất sinh thái cao hơn động vật của hệ sinh thái trên cạn.
D. Hệ sinh thái dưới nước ăn triệt để nguồn thức ăn và có hiệu suất tiêu hoá cao hơn động vật trên cạn.
Câu 20. Sinh quyển là
A. Toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí.
B. Môi trường sống của tất cả các sinh vật trên Trái Đất.
C. Vùng khí quyển có sinh vật sinh sống và phát triển.
D. Toàn bộ sinh vật của Trái Đất, bao gồm động vật, thực vật, vi sinh vật.
Câu 21. Trong một hệ sinh thái đồng cỏ xét 5 loài với sinh vật lượng của các loài như sau: Loài A có 105 kcal, loài B có 106 kcal, loài C có 2.106 kcal, loài D có 3.107 kcal, loài E có 104 kcal. Chuỗi thức ăn nào sau đây không thể xảy ra.
A. D → B → A.
B. D → C → E.
C. B → A → E.
D. C → B →E.
Câu 22. Hệ sinh thái nông nghiệp
A. Có tính đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
B. Có tính ổn định cao hơn hệ sinh thái tự nhiên
C. Có năng suất cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Có chuỗi thức ăn dài hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 23. Người ta tăng năng suất sinh học của hệ sinh thái nông nghiệp bằng cách tăng lượng chất chu chuyển trong nội bộ hệ sinh thái. Các phương pháp để tăng lượng chất chu chuyển:
1. Tăng cường sử dụng lại các rác thải hữu cơ.
2. Tăng cường sử dụng đạm sinh học.
3. Tăng cường sử dụng phân bón hoá học.
4. Làm giảm sự mất chất dinh dưỡng khỏi hệ sinh thái.
Phương án đúng:
A. 1, 2, 3.
B. 1, 2, 4.
C. 1, 3, 4.
D. 2, 3, 4.
Câu 24. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải xác chết thành chất vô cơ.
B. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
C. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp và nhóm sinh vật phân giải.
D. Chỉ có các loài động vật mới được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
Câu 25. Người ta chia sinh vật trong hệ sinh thái thành 3 nhóm loài là sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Cơ sở để chia thành phần sinh vật thành 3 nhóm đó là dựa vào
A. Trình độ tiến hoá của mỗi loài.
B. Bậc dinh dưỡng của từng loài.
C. Hình thức dinh dưỡng của từng loài.
D. Hiệu suất sinh thái của từng loài.
Câu 26. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ
A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường.
C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.
D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.
Câu 27. Trong các hệ sinh thái sau đây, hệ nào có sức sản xuất cao nhất?
A. Hệ sinh thái đại dương.
B. Hệ sinh thái sa mạc.
C. Hệ sinh thái rừng lá kim.
D. Hệ sinh thái cửa sông.
Câu 28. Khi nói về hệ sinh thái nông nghiệp, điều nào sau đây không đúng?
A. Có tính đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
B. Có tính ổn định thấp, dễ bị biến đổi trước các tác động của môi trường.
C. Chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích và có nhiều chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn hữu cơ.
D. Có tính đa dạng thấp, cấu trúc lưới thức ăn đơn giản.
Câu 29. Trong một lưới thức ăn của một hệ sinh thái mà chuỗi thức ăn dài nhất chỉ có 5 mắt xích. Trong lưới thức ăn này, bậc dinh dưỡng có ít loài nhất là
A. Bậc thứ nhất.
B. Bậc thứ hai.
C. Bậc thứ năm.
D. Bậc thứ tư.
Câu 30. Khi nói về mối quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi, kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Quần thể vật ăn thịt luôn có số lượng cá thể ít hơn quần thể con mồi.
B. Khả năng tăng số lượng cá thể của quần thể vật ăn thịt nhanh hơn so với quần thể con mồi.
C. Khi xảy ra biến động số lượng cá thể thì quần thể con mồi thường biến động trước quần thể vật ăn thịt.
D. Quần thể con mồi bị biến động về số lượng thì sẽ kéo theo quần thể vật ăn thịt biến động theo.
Câu 31. Hệ sinh thái VAC cho năng suất cao là vì:
A. Nó là hệ sinh thái nhân tạo.
B. Có sự kết hợp giữa tự nhiên và nhân tạo.
C. Chất thải ở phân hệ này được tái sử dụng ở phân hệ khác.
D. Hiệu suất sinh thái của các loài rất cao.
Câu 32. Trong một chuỗi thức ăn của một hệ sinh thái gồm có: cỏ → châu chấu → cá rô. Nếu tổng năng lượng của cỏ là 7,6.108 kcal; tổng năng lượng của châu chấu là 1,4.107 kcal; tổng năng lượng của cá rô là 0,9.106 kcal. Hiệu suất sinh thái của cá rô và của châu chấu lần lượt là
A. 1,8% và 6,4%.
B. 6,4% và 1,8%.
C. 4,1% và 4,1%.
D. 4,1% và 4,6%.
Câu 33. Khi nói về lưới thức ăn, điều nào sau đây không đúng?
A. Là một tập hợp các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.
B. Những loài rộng thực đóng vai trò là những mắt xích chung.
C. Cấu trúc của lưới thức ăn càng đơn giản khi đi từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp.
D. Các hộ sinh thái đỉnh cực có lưới thức ăn phức tạp hơn các hệ sinh thái trẻ.
Câu 34. Trong quần xã, năng lượng được truyền theo một chiều từ
A. Sinh vật này sang sinh vật khác và quay trở lại sinh vật ban đầu.
B. Sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng từ thấp lên cao.
C. Môi trường vào sinh vật phân giải sau đó đến sinh vật sản xuất.
D. Sinh vật tiêu thụ vào sinh vật sản xuất và trở về môi trường.
Câu 35. Trong các hệ sinh thái sau đây, ở hệ sinh thái nào có nhiều chuỗi thức ăn được bắt đầu bằng động vật ăn mùn bã hữu cơ nhất?
A. Rừng nguyên sinh.
B. Biển khơi.
C. Cánh đồng lúa.
D. Rừng lá kim.
Câu 36. Một chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng, ở môi trường có nhiều DDT thì sinh vật thuộc mắt xích nào sau đây sẽ bị nhiễm độc với nồng độ cao nhất?
A. Sinh vật tự dưỡng.
B. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc 4.
D. Sinh vật tiêu thụ bậc 3.
Câu 37. Theo lí thuyết, trong các loài sau đây thì loài nào có hiệu suất sinh thái cao nhất?
A. Loài thú dữ.
B. Loài thú ăn cỏ.
C. Loài cá ăn thịt.
D. Loài tôm ăn vi tảo.
Câu 38. Nói chung trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao liền kề, trung bình trong sinh quyển năng lượng mất đi khoảng 90%. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao do
A. Các bộ phận rơi rụng ở cây xanh như cành, lá, rễ.
B. Mất năng lượng trong các hoạt động như lột xác, đẻ con ở động vật.
C. Hô hấp, tạo nhiệt ở cơ thể sinh vật.
D. Mất đi qua các chất thải như phân, chất bài tiết.
Câu 39. Trong các hệ sinh thái sau đây, ở hệ sinh thái nào có cấu trúc lưới thức ăn phức tạp nhất?
A. Rừng ôn đới
B. Rừng thông phương bắc.
C. Savan.
D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 40. Xét các khu hệ sinh học sau:
(1) Hoang mạc và sa mạc
(2) Đồng rêu
(3) Thảo nguyên.
(4) Rừng Địa Trung Hải
(5) Savan
(6) Rừng mưa nhiệt đới.Trong các khu hệ sinh học nói trên, vùng khí hậu nhiệt đới có bao nhiêu khu hệ sinh học?
A. 2.
B. 1.
C. 4.
D. 3.
Câu 41. Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loài động vật đều được xếp và nhóm sinh vật tiêu thụ.
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
C. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.
D. Một số thực vật kí sinh cũng được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
Câu 42. Trong một hệ sinh thái, xét các nhóm loài sinh vật:
(1) Các loài vi khuẩn phân giải xác chết của động, thực vật thành mùn cung cấp cho cây.
(2) Các loài động vật ăn thực vật và bài tiết ra chất thải ra môi trường làm tăng độ phì nhiêu cho đất.
(3) Các loài động vật ăn thịt sử dụng các loài động vật khác làm thức ăn và phân giải thức ăn thành chất thải.
(4) Các loài nấm sử dụng các nguyên liệu thực vật để sinh trưởng và phát triển.
(5) Một số loài động vật không xương sống có khả năng sử dụng các chất mùn hữu cơ làm thức ăn và biến chất mùn hữu cơ thành các chất vô cơ.Sinh vật phân giải bao gồm:
A. (1), (4), (5).
B. (2), (3).
C. (1), (2), (3).
D. (4), (5).
Câu 43. Một trong những điểm khác nhau của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là:
A. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
B. Do sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
C. Do được con người bổ sung thêm các loài sinh vật nên hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ kín còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ mở.
Câu 44. Đều ăn một lượng cỏ như nhau nhưng nuôi cá cho sản lượng cao hơn so với nuôi bò. Nguyên nhân là vì:
A. Bò là động vật nhai lại nên hao phí thức ăn nhiều hơn so với cá.
B. Bò là động vật đẳng nhiệt và sống ở trên cạn nên hao phí năng lượng lớn hơn cá.
C. Bò được dùng để kéo cày nên hao phí năng lượng lớn hơn so với cá.
D. Bò làm nhiệm vụ sinh con nên phần lớn dinh dưỡng được dùng để tạo sữa.
Câu 45. Khi nói về diễn thế sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
B. Trong quá trình diễn thế, xu hướng của diễn thế luôn dẫn tới hình thành quần xã đỉnh cực có tính ổn định.
C. Trong diễn thế, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường như khí hậu, thổ nhưỡng,...
D. Diễn thế sinh thái xảy ra do các nguyên nhân tác động từ bên ngoài quần xã hoặc do tác động của nhân tố bên trong quần xã.
Câu 46. Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt đến 3 triệu kcal/m2/ngày. Tảo silic chỉ đồng hoá được 0,3% tổng năng lượng đó, giáp xác khai thác 40% năng lượng tích luỹ trong tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,15% năng lượng của giáp xác. Hiệu suất chuyển hoá năng lượng của cá so với tảo silic là
A. 6%.
B. 1,8%.
C. 0,06%.
D. 40,45%.
Câu 47. Trong chu trình sinh địa hoá, loại sinh vật có vai trò như một cầu nối giữa môi trường và quần xã sinh vật là
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1.
B. Sinh vật sống cộng sinh.
C. Sinh vật tiêu thụ bậc cao nhất.
D. Vi sinh vật sống hoại sinh.
Câu 48. Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.
B. Trong cùng một hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn có thể có độ dài khác nhau.
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.
D. Trong cùng một lưới thức ăn, tất cả các loài sinh vật sản xuất đều xếp bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 49. Hãy chọn kết luận đúng về quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái.
A. Sự chuyển hoá vật chất diễn ra trước, sự chuyển hoá năng lượng diễn ra sau.
B. Trong quá trình chuyến hoá, vật chất bị thất thoát còn năng lượng được quay vòng và tái tạo trở lại.
C. Qua mỗi bậc dinh dưỡng, cả năng lượng và vật chất đều bị thất thoát khoảng 90%.
D. Vật chất và năng lượng được chuyển hoá theo chuỗi thức ăn có trong hệ sinh thái.
Câu 50. Nguồn năng lượng khởi đầu cho toàn bộ sinh giới là
A. Năng lượng sinh học.
B. Năng lượng từ than đá, dầu mỏ.
C. Năng lượng thuỷ triều.
D. Năng lượng Mặt Trời.
Câu 51. Trong môi trường sống có một xác chết của sinh vật là xác của một cây thân gỗ. Xác chết của sinh vật nằm trong tổ chức sống nào sau đây?
A. Quần thể.
B. Quần xã.
C. Vi sinh vật.
D. Hệ sinh thái.
Câu 52. Trong một hệ sinh thái đồng cỏ xét 5 loài với sinh vật lượng của các loài như sau: Loài A có 105 kcal, loài B có 106 kcal, loài C có 1,5.106 kcal, loài D có 2.107 kcal, loài E có 104 kcal. Từ 5 loài này có thể tạo ra chuỗi thức ăn có nhiều nhất bao nhiêu mắt xích?
A. 3 mắt xích.
B. 2 mắt xích.
C. 5 mắt xích.
D. 4 mắt xích.
1C | 2D | 3B | 4C | 5C | 6C | 7C | 8C | 9A | 10A |
11C | 12B | 13A | 14A | 15A | 16C | 17C | 18A | 19C | 20D |
21D | 22C | 23B | 4C | 25C | 26B | 27D | 28C | 29C | 30B |
31C | 32B | 33C | 34B | 35A | 36C | 37D | 38C | 39D | 40D |
41C | 42A | 43A | 44B | 45B | 46C | 47D | 48C | 49D | 50D |
51D | 52D |
---------------------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề cương ôn thi học kỳ 2 môn Sinh học lớp 12 năm học 2017 - 2018. VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu giải bài tập Toán lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, đề thi học kì 2 lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.