Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11 năm 2017 - 2018 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc (Lần 2)

Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11

VnDoc mời bạn đọc tham khảo Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11 năm 2017 - 2018 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc (Lần 2), với 40 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ là nguồn thông tin bổ ích để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn.

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC


ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 11 - LẦN 2

NĂM HỌC 2017 -2018

ĐỀ THI MÔN: LỊCH SỬ

Thời gian làm bài 50 phút; không kể thời gian giao đề

Câu 1: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách Kinh tế mới

A. Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực cố định

B. Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư kinh doanh ở Nga

C. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế

D. Thương nhân được tự do mua bán trao đổi, phát hành đồng rúp

Câu 2: Xác định xem chính sách ngoại giao nào dưới đây không phải của Liên Xô?

A. Kiên trì và bền bỉ trong quan hệ quốc tế.

B. Từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế của nước đế quốc.

C. Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về ngoại giao.

D. Thực hiện chính ngoại giao đối đầu.

Câu 3: Mục đích của việc thành lập Hội Quốc liên là gì?

A. Phân chia quyền lợi cho các nước thắng trận.

B. Duy trì trật tự thế giới .

C. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.

D. Duy trì hòa bình an ninh thế giới .

Câu 4: Tính chất của Cách mạng tháng 10 Nga 1917 là?

A. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.

D. Cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 5: Bộ Luật thành văn đầu tiên của nước ta có tên gọi là gì?

A. Hình thư

B. Hoàng Việt luật lệ

C. Quốc triều hình luật

D. Hình Luật

Câu 6: Hạn chế nào là lớn nhất trong cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc?

A. Không giải quyết được vấn đề ruộng đất

B. Không thực hiện được vấn đề giải phóng dân tộc.

C. Những người lãnh đạo thiếu kiên quyết cách mạng.

D. Chính quyền rơi vào tay thế lực phong kiến quân phiệt.

Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn đến chế độ Mạc Phủ ở Nhật Bản sụp đổ?

A. Các nước phương tây dùng quân sự đánh bại Nhật Bản.

B. Thất bại trong cuộc chiến tranh với nhà Thanh.

C. Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân vào những năm 60 của thế kỉ XIX.

D. Chế độ Mạc Phủ suy yếu tự sụp đổ.

Câu 8: Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm của lãnh địa phong kiến?

A. Mỗi lãnh địa là một vương quốc nhỏ

B. Đất khẩu phần được giao cho nông nô cày cấy để thu tô thuế

C. Đất lãnh chúa có lâu đài, dinh thự, nhà thờ, có hào sâu, tường cao bao quanh

D. Là một khu đất rộng lớn, gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần.

Câu 9: Nguyên nhân xuất hiện cục diện 2 chính quyền song song cùng tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là:

A. Do tư sản và vô sản cùng tham gia cách mạng

B. Do đảng Bonsevich lãnh đạo cách mạng

C. Giai cấp tư sản và vô sản chưa đủ mạnh để có thể một mình nắm chính quyền nên mặc nhiên thừa nhận sự tồn tại của nhau

D. Sự đối lập về quyền lợi giữa tư sản và vô sản

Câu 10: Những giai cấp nào không ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất ở các nước Đông Nam Á?

A. Công nhân.

B. Trí thức, tiểu tư sản.

C. Tư sản.

D. Nông dân.

Câu 11: Chủ trương của Đảng Quốc đại là?

A. Dùng phương pháp đấu tranh ôn hoà đòi thực dân Anh phải thực hiện cải cách, phản đối đấu tranh bằng bạo lực

B. Đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang chống chủ nghĩa thực dân Anh

C. Chuyển dần từ đấu tranh ôn hoà sang đấu tranh vũ trang vì một nước Ấn Độ tự trị trong đế quốc Anh

D. Đấu tranh vũ trang chống thực dân Anh

Câu 12: Tại sao nói cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử loài người cho đến nay?

A. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của thế giới.

B. Số người thất nghiệp lên đến hàng chục triệu,10 vạn ngân hàng phải đóng cửa, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lan rộng toàn nước Mỹ.

C. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất công nghiệp

D. Vòng xoáy của khủng hoảng tiếp diễn không gì ngăn cản nổi, phá hủy nghiêm trọng các ngành sản xuất nông nghiệp

Câu 13: Đỉnh cao trong chính sách nhân nhượng của Anh, Pháp, Mĩ đối với chủ nghĩa phát xít là:

A. Để Nhật tự do đánh Đông Bắc Trung Quốc

B. Kí Hiệp định Muy-ních

C. Mĩ thực hiện chính sách trung lập

D. Để cho Đức “xóa bỏ” hòa ước Véc-xai

Câu 14: Chiến tranh thế giới thứ nhất có tác dụng như thế nào đối với kinh tế Nhật Bản?

A. Biến Nhật trở thành bãi chiến trường.

B. Thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển mạnh mẽ.

C. Kìm hãm sự phát triển kinh tế Nhật Bản.

D. Kinh tế Nhật Bản vẫn giữ mức bình thường như trước chiến tranh.

Câu 15: Ý nghĩa lịch sử của chiến thằng Bạch Đằng năm 938 là gì?

A. Buộc quân Nam Hán phải từ bỏ mộng xâm lược nước ta

B. Nâng cao vị thế của nước ta trong khu vực

C. Để lại bài học về khoan thư sức dân trong kế sách giữ nước

D. Mở ra thời đại độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc

Câu 16: Điểm giống nhau của các nước Á, Phi, Mĩ latinh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?

A. Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng, không thể chống lại được trước sự xâm lược của các nước đế quốc.

B. Nền kinh tế, chính trị phát triển.

C. Nền kinh tế, chính trị chậm phát triển.

D. Đều bị các nước tư bản phương tây xâm lược.

Câu 17: Thực dân Anh chia xứ Ben-gan dựa vào

A. Văn hóa

B. Chính trị

C. Tôn giáo

D. Kinh tế

Câu 18: Hệ quả quan trọng nhất của phát kiến địa lí đối với Tây Âu thời hậu kì trung đại là?

A. Đem lại những hiểu biết về các vùng đất mới, dân tộc mới

B. Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ sản xuất phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

C. Mở mang nhận thức khoa học cho con người

D. Tìm được nguồn hương liệu và thị trường mới, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất

Câu 19: Văn học buổi đầu thời Cận đại phản ánh nội dung gì?

A. Mâu thuẫn giữa tư sản với chế độ phong kiến và các cuộc cách mạng tư sản.

B. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.

C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.

D. Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.

Câu 20: Sự kiện Hít-le tự xưng là Quốc trưởng suốt đời thể hiện:

A. Hít-le thật sự nắm quyền ở Đức

B. Tính độc tài phát xít

C. Tài quân sự tuyệt vời của Hít-le

D. Sự bất lực của giới tư sản cầm quyền ở Đức

Câu 21: Để thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933, các nước Mĩ-Anh-Pháp đã?

A. Tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

B. Gây chiến tranh chia lại thế giới.

C. Thiết lập chế độ độc tài phát xít.

D. Tiến hành cải cách kinh tế-xã hội.

Câu 22: Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới:

A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện

B. Vì nó gây hậu quả nghiêm trọng cho chủ nghĩa tư bản.

C. Vì Anh, Pháp, Mĩ chia chiến lợi phẩm không đồng đều

D. Đức, Ý, Nhật bất mãn trật tự Vecxai-Oasinhtơn

Câu 23: Vai trò của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai như thế nào?

A. Là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

B. Có vai trò quan trọng tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít.

C. Liên Xô là một trong ba cường quốc là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

D. Góp phần nhỏ vào tiêu diệt chủ nghĩa Phát xít.

Câu 24: Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hi Lạp và Rôma cổ đại đã chứng tỏ điều gì vào thời kì này?

A. Việc buôn bán trở thành ngành nghề chính

B. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ rất phát đạt

C. Nghề đúc tiền đã rất phát triển

D. Đô thị rất phát triển

Câu 25: Điều kiện tự nhiên nào không phải là cơ sở hình thành của các quốc gia cổ đại phương Đông?

A. Khí hậu nóng ẩm, phù hợp cho việc gieo trồng.

B. Đất phù sa ven sông màu mỡ, mềm xốp, rất dễ canh tác.

C. Vùng ven biển, có nhiều vũng, vịnh sâu và kín gió.

D. Lượng mưa phân bố đều đặn theo mùa.

Câu 26: Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng”vì

A. Phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.

B. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống.

C. Mọi người sống trong cộng đồng

D. Đó là quy định của các thị tộc.

Câu 27: Từ thực tế bị xâm lược giữa thế kỉ XIX, Việt Nam cần rút ra bài học gì trong việc giữ và bảo vệ độc lập trong giai đoạn hiện nay?

A. Áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại và hội nhập quốc tế.

B. Cải cách theo Xiêm và Nhật Bản.

C. Tập trung phát triển kinh tế.

D. Tìm kiếm đồng minh hậu thuẫn.

Câu 28: Đặc điểm nổi bật nhất của Trung Quốc dưới thời Minh là?

A. Xây dựng hoàn chỉnh bộ máy quân chủ chuyên chế tập quyền

B. Thành thị mọc lên rất nhiều và rất phồn thịnh

C. Kinh tế hàng hóa phát triển, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện

D. Xuất hiện nhiều xưởng thủ công lớn

Câu 29: Đâu là kết cục nằm ngoài mong muốn của giai cấp tư sản trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất?

A. 11/01/1918 Đức ký hiệp định đầu hàng không điều kiện.

B. Cách mạng tháng 10 Nga thắng lợi và sự ra đời của nước Nga Xô Viết.

C. Phe Liên minh Đức, Áo, Hunggari lần lượt tuyên bố đầu hàng.

D. 11/ 1917 Nga tuyên bố rút khỏi chiến tranh thế giới.

Câu 30: Tại hội nghị vecxai, sự kiện nào diễn ra gắn liền với lịch sử cách mạng Việt Nam đã gây tiếng vang lớn trên thế giới?

A. Tổng thống Uyn-xơn thông qua chương trình 14 điểm bàn đến vấn đề trao trả độc lập cho các nước nhược tiểu.

B. Nguyễn Ái Quốc gửi “Bản án chế độ thực dân Pháp” tới hội nghị vecxai.

C. Nguyễn Ái Quốc gửi “Bản yêu sách 8 điểm” của nhân dân An Nam đòi trả độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam.

D. Nguyễn Ái Quốc lập ra hội liên hiệp thuộc địa ở Pari để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.

Câu 31: Điểm chung của vương triều Hồi giáo Đêli và vương triều Hồi giáo Môgôn là gì?

A. Đều thuộc giai đoạn phát triển thịnh đạt nhất của chế độ phong kiến Ấn Độ

B. Đều có những ông vua nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ấn Độ

C. Điều cai trị Ấn Độ theo hướng Hồi giáo hóa

D. Đều là hai vương triều ngoại tộc và theo Hồi giáo

Câu 32: Nguyên nhân thất bại của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:

A. Diễn ra tự phát, thiếu đường lối, thiếu tổ chức

B. Sự chênh lệch về lực lượng

C. Các phong trào nổ ra tự phát, thiếu sự đoàn kết

D. Giai cấp phong kiến nhu nhược, không đoàn kết được nhân dân chống xâm lược

Câu 33: Tổ chức nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc là

A. Vua - Lạc Hầu, Lạc tướng - Lạc dân

B. Vua - vương công, quý tộc - bồ chính

C. Vua Hùng - Lạc hầu, Lạc tướng - tù trưởng

D. Vua - Lạc hầu, Lạc tướng – bồ chính

Câu 34: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1. Khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc; 2. Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn; 3. Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc; 4. Cách mạng Tân Hợi bùng nổ

A. 1,2,3,4

B. 2,3,4,1

C. 2,3,4,1

D. 1,2,4,3

Câu 35: Đạo luật quan trọng nhất trong “chính sách mới” của Mĩ là?

A. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp.

B. Đạo luật ngân hàng .

C. Đạo luật chính trị, xã hội.

D. Đạo luật phục hưng công nghiệp.

Câu 36: Ngành sản xuất chính của cư dân các nước Đông Nam Á là?

A. Thủ công nghiệp

B. Chăn nuôi gia súc lớn

C. Buôn bán đường biển

D. Nông nghiệp

Câu 37: Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị được tiến hành trên các lĩnh vực nào?

A. Chính trị, kinh tế, quân sự và ngoại giao

B. Chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục và ngoại giao với Mĩ

C. Chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục

D. Kinh tế, quân sự, giáo dục và ngoại giao.

Câu 38: Điểm giống nhau giữa tình hình nước Nhật và Mĩ trong những năm 1918 - 1923 là:

A. Đều là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận trong và sau chiến tranh, không bị ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh, ít thiệt hại nên có điều kiện để phát triển.

B. Kinh tế phát triển nhanh chóng, ổn định trong một thời gian dài.

C. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân diễn ra liên tục.

D. Tình hình xã hội rất ổn định.

Câu 39: Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa về văn hóa đối với nhân dân ta nhằm mục đích

A. Phát triển văn hóa Hán trên đất nước ta

B. Nô dịch, đồng hóa nhân dân ta về văn hóa

C. Khai hóa văn minh cho nhân dân ta

D. Bảo tồn và phát triển tinh hoa văn hóa phương Đông

Câu 40: Mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc (1918 - 1939) là?

A. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

B. Cách mạng Tân Hợi

C. Phong trào Ngũ Tứ

D. Cải cách Duy Tân

Đáp án Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11

Câu Đáp ánCâuĐáp án
1C21D
2D22A
3B23C
4B24B
5A25C
6B26A
7C27A
8A28C
9C29B
10D30C
11A31D
12A32A
13B33D
14B34D
15D35D
16D36D
17C37C
18B38A
19A39B
20B40C
----------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề khảo sát chất lượng môn Lịch sử lớp 11 năm 2017 - 2018 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc (Lần 2). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 11, Địa lý lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 11

    Xem thêm