Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 16
- Bài tập 1 trang 74 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
- Bài tập 2 trang 75 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
- Bài tập 3 trang 75 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
- Bài tập 4 trang 76 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
- Bài tập 5 trang 76 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
- Bài tập 6 trang 77 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
- Bài tập 7 trang 77 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 11 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải vở bài tập Lịch sử 11 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
- Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 - 1939)
- Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
- Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 7 bài tập trong sách bài tập môn Lịch sử lớp 11 bài các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Bài tập 1 trang 74 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Nét mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là
A. có sự liên minh giữa giai cấp vô sản với giai cấp nông dân.
B. có sự liên minh giữa tư sản và vô sản.
C. sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
D. giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.
Trả lời: C
2. Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Lào chống thực dân Pháp trong 30 năm đầu thế kỉ XX là
A. cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam.
B. cuộc khởi nghĩa của Pha-ca-đuốc.
C. cuộc khởi nghĩa của Chậu Pa-chay.
D. tất cả các cuộc khởi nghĩa trên.
Trả lời: A
3. Từ đấu tranh chống thuế, chống bắt phu, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Cam-pu-chia chuyển sang
A. đấu tranh chính trị. B. tổ chức bạo động.
C. đấu tranh nghị trường. D. đấu tranh vũ trang.
Trả lời: D
Bài tập 2 trang 75 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy điền chữ Đ vào ô trước câu đúng hoặc chữ S vào ô trước câu sai .
Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. | |
So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những bước tiến rõ rệt cả về mục tiêu, hình thức đấu tranh và giai cấp lãnh đạo. | |
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á do giai cấp vô sản lãnh đạo. | |
Năm 1930, ở mỗi nước Đông Dương, giai cấp vô sản đã thành lập được chính đảng của riêng mình. | |
Cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp tiêu biểu và kéo dài nhất ở Lào là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo. |
Trả lời
Đ | Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. |
Đ | So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có những bước tiến rõ rệt cả về mục tiêu, hình thức đấu tranh và giai cấp lãnh đạo. |
S | Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á do giai cấp vô sản lãnh đạo |
S | Năm 1930, ở mỗi nước Đông Dương, giai cấp vô sản đã thành lập được chính đảng của riêng mình |
Đ | Cuộc khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp tiêu biểu và kéo dài nhất ở Lào là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo |
Bài tập 3 trang 75 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy điến mốc thời gian cho phù hợp với nội dung lịch sử trong bảng sau
Thời gian | Nội dung sự kiện |
Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập. | |
Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-dam. | |
Đảng Cộng sản Mã Lai thành lập. | |
Phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ ở Cam-pu-chia. | |
Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. |
Trả lời:
Thời gian | Nội dung sự kiện |
5-1920 | Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a thành lập |
1901 | Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-dam. |
4-1930 | Đảng Cộng sản Mã Lai thành lập. |
1925-1926 | Phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ ở Cam-pu-chia. |
1930-1931 | Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. |
Bài tập 4 trang 76 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới chống lại nước thực dân, đế quốc nào duới đây? (đánh dấu X vào mỗi cột cho sẵn trong bảng):
STT | Nước | Thực dân, đế quốc xâm lược | |||||
Anh | Pháp | Nhật | Đức | Mĩ | Hà Lan | ||
1 | Việt Nam | ||||||
2 | Lào | ||||||
3 | Cam-pu-chia | ||||||
4 | In-đô-nè-xi-a | ||||||
5 | Miến Điện | ||||||
6 | Mã Lai | ||||||
7 | Phi-líp-pin |
Trả lời:
STT | Nước | Thực dân, đế quốc xâm lược | |||||
Anh | Pháp | Nhật | Đức | Mĩ | Hà Lan | ||
1 | Việt Nam | X | |||||
2 | Lào | X | |||||
3 | Cam-pu-chia | X | |||||
4 | In-đô-nê-xi-a | X | |||||
5 | Miến Điện | X | |||||
6 | Mã Lai | X | |||||
7 | Phi-líp-pin | X |
Bài tập 5 trang 76 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Những nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1939.
Trả lời:
So với những năm đầu thế kỉ XX, phong trào đã có những bước tiến mới:
Một là: Bước phát triển của phong trào dân tộc tư sản và sự lớn mạnh của giai cấp tư sản dân tộc.
- Giai cấp tư sản đề ra mục tiêu đấu tranh rõ ràng,bên cạnh mục tiêu kinh tế, mục tiêu độc lập tự chủ như đòi quyền tự chủ về chính trị, đòi dùng tiếng mẹ đẻ trong nhà trường.
- Đảng Tư sản được thành lập và ảnh hưởng rộng rãi trong xã hội. (Đảng Dân tộc ở Inđônêxia, phong trào Tha Kin ở Miến Điện, Đại hội toàn Mã Lai...)
Hai là: Sự xuất hiện xu hướng vô sản:
- Công nhân tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin nên chuyển biến mạnh về nhận thức. Vì vậy, Đảng Cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước (tháng 5/1920: Đảng Cộng sản Inđônêxia (5- 1920); năm 1930: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mã Lai, Xiêm, Philippin...).
- Đảng lãnh đạo cách mạng,đưa phong trào trở nên sôi nổi, quyết liệt như khởi nghĩa vũ trang ở Inđônêxia (1926-1927); phong trào 1930 - 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam).
Bài tập 6 trang 77 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Phong trào chống Pháp của nhân dân Lào và Cam-pu-chia trong những năm 1918-1939 diễn ra như thế nào ?
Trả lời:
* Nguyên nhân
- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp tăng cường khai thác thuộc địa.
- Chính sách khai thác tàn bạo, chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề.
- Đã bùng nổ phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương.
* Nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Đông Dương:
Tên khởi nghĩa | Thời gian | Nhận xét chung | |
Lào | Ong Kẹo và Comanđam | Kéo dài 30 năm | phát triển mạnh mẽ. |
Chậu Pachay | 1918 - 1922 | Mang tính tự phát, lẻ tẻ. | |
Campuchia | Phong trào chống thuế. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Rôlêphan. | 1925 - 1926 | - Có sự liên minh chiến đấu của cả 3 nước. - Sự ra đời của ĐCS Đông Dương đã tạo nên sự phát triển mới của cách mạng Đông Dương |
* Nhận xét
- Ở Lào: phong trào đấu tranh phát triển mạnh những mang tính tự phát, chủ yếu ở địa bàn Bắc Lào phong trào cách mạng liên hệ chặt chẽ với Việt Nam.
- Ở Campuchia: phong trào bùng lên mạnh mẽ vào 1825 - 1926, phát triển thành đấu tranh vũ trang. Cũng mang tính tự phát, phân tán.
Bài tập 7 trang 77 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Liên minh chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Duơng được biểu hiện như thế nào?
Trả lời:
Năm 1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời mở ra thời kỳ mới của cách mạng 3 nước Đông Dương:
- Tập hợp - đoàn kết tất cả các giai cấp, các lực lượng trong xã hội.
- Xây dựng cơ sở của Đảng Cộng sản ở nhiều nơi.
- Đưa phong trào cách mạng phát triển theo xu hướng vô sản.
Trong những năm 1936-1939 Mặt trận Dân chủ Đông Dương tập hợp nhân dân chống phát xít và chiến tranh.Một số cơ sở của Đảng cộng sản Đông Dương được xây dựng và củng cố ở Viêng chăng, Phnom Pênh … kích thích đấu tranh ở Lào và Campuchia.
=> Liên minh chống Pháp của 3 nước Đông Dương dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11, Ôn thi khối C của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé