Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 19
Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 11 được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải vở bài tập Lịch sử 11 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
- Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
- Giải bài tập SGK Lịch sử 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
- Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 - Nhà Nguyễn đầu hàng
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873) để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có lời giải của 6 bài tập trong sách bài tập môn Lịch sử lớp 11 bài Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873). Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.
Bài tập 1 trang 91 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy khoanh tròn chữ in hoa trước ý trả lời mà em cho là đúng.
1. Vào giữa thế kỉ XIX, tình hình nước ta có những đặc điểm nổi bật nào ?
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành.
B. Chế độ phong kiến việt Nam đang ở giai đoạn khủng hoảng, suy yếu.
C. Chế độ phong kiến Việt Nam được củng cố vững chắc.
D. Một lực lượng sản xuất mới - tư bản chủ nghĩa đang hình thành trong lòng xã hội phong kiến.
Trả lời: B
2. Nhân dân ta đã chiến đấu chống thực dân Pháp,xâm lược như thế nào vào cuối năm 1858?
A. Triều đình ra lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ Tổ quốc.
B. Quân và dân sát cánh bên nhau đánh giặc, cầm chân quân Pháp suốt 5 tháng liền trên bán đảo Sơn Trà.
C. Trên vịnh Đà Nẵng, hải quân của triều đình Huế liên tiếp tấn công quân Pháp, đốt cháy nhiều tàu giặc.
D. Ngay từ đầu, quân Pháp đã làm chủ bán đảo Sơn Trà một cách dễ dàng.
Trả lời: B
3. Từ tháng 1 đến tháng 10-1860, cục diện trên chiến trường Nam Kì có đặc điểm sau:
A. Lực lượng quân Pháp rất đông và mạnh.
B. Lực lượng quân Pháp bị hạn chế đáng kể về số lượng do phải chia sẻ với các chiến trường khác
C. Quân đội triều đình Nguyễn ít hơn quân Pháp rất nhiều.
D. Tương quan lực lượng hai bên (ta và Pháp) cân bằng nhau.
Trả lời: C
Bài tập 2 trang 92 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
1. Giải thích các khái niệm:
- Văn thân:
- Sĩ phu:
2. Điền các hoạt động của Trương Định cho phù hợp với mốc thời gian ở bảng sau:
Thời gian | Hoạt động chính |
Trước năm 1850 | Từ Quảng Ngãi theo cha là Lãnh binh Trương Cầm vào Nam Kì. |
Từ năm 1850 đến năm 1858 | |
Năm 1859 | |
Tháng 3-1860 | |
Tháng 2-1861 | |
Từ tháng 7-1862 đến giữa tháng 8-1864 | |
Ngày 20-8-1864 |
Trả lời:
1.
- Văn thân: là những người có tri thức nhưng không ham công danh bổng lộc , chỉ ở quê nhà sống một cuộc sống an nhàn
- Sĩ phu:là một tầng lớp tri thức thời phong kiến có tài và được ăn bổng lộc của triều đình . Vì dân vì nước góp công sức vào xây dụng đất nước,
2.
Thời gian | Hoạt động chính |
Trước năm 1850 | Từ Quảng Ngãi theo cha là Lãnh binh Trương Cầm vào Nam Kì. |
Từ năm 1850 đến năm 1858 | Hưởng ứng chính sách khẩn hoang của tướng Nguyễn Tri Phương, Trương Định xuất tiền ra chiêu mộ dân nghèo lập đồn điền ở Gia Thuận |
Năm 1859 | Trương Địnhđưa đội quân đồn điền của mình về sát cánh cùng quan triều đình |
Tháng 3-1860 | Nguyễn Tri Phương được điều vào Gia Định -> Trương Định chủ động đem quân phối hợp đánh địch |
Tháng 2-1861 | Pháp tấn công Gia Định lần thứ hai, Trương Định đem quân phối hợp với binh của tướng Nguyễn Tri Phương phòng giữ chiến tuyến Chí Hòa |
Từ tháng 7-1862 đến giữa tháng 8-1864 | Tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862 |
Ngày 20-8-1864 | Trương Định hy sinh. Khởi nghĩa kết thúc. |
Bài tập 3 trang 93 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
Hãy nối thông tin ở cột A với cột B để biểu thị phong trào chống Pháp của nhân dân Nam Kỳ
a, Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự | 1. Tân Hòa (Gò Công) | |
b, Lê Công Thành, Phan Văn Đạt | 2. Ba Tri (Bến Tre) | |
c, Nguyễn Hữu Huân | 3. Hòn Chông (Rạch Giá) | |
d, Nguyễn Trung Trực | 4. Tân An (Mĩ Tho) | |
e, Phan Tôn, Phan Liêm | 5. Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ |
Trả lời:
a-4 c-1 e-2
b-5 d-3
Bài tập 4 trang 94 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
So sánh về cuộc kháng chiến chống Pháp do triều đình nhà Nguyễn tổ chức với phong trào kháng chiến của nhân dân trong những năm 1858 -1873 theo các tiêu chí sau:
Chủ thể khách quan | Tinh thần chuẩn bị | Biện pháp | Quá trình | Kết quả |
Triều đinh Nguyền | ||||
Nhân dân |
Trả lời:
Chủ thể khách quan | Tinh thần chuẩn bị | Biện pháp | Quá trình | Kết quả |
Triều đình Nguyễn | Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp. | Triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định | Có đấu tranh nhưng nhanh chóng thoả hiệp với hiệp ước 1862 | + Quan quân triều đình chống trả yếu ớt rồi tan rã nhanh chóng. |
Nhân dân | Chủ động chặn đánh Pháp ngay từ khi chúng kéo vào Gia Định | 7/1870, Dương Bình Tâm lãnh đạo nhân dân tấn công địch ở đồn Chợ Rẫy | Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo. | + Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại. + Pháp rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan”. |
Bài tập 5 trang 94 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
- Tại sao Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng và “không tốn một viên đạn”?
- Nêu nhận xét của em về sự kiện này.
Trả lời:
1. Tại sao Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì một cách nhanh chóng và “không tốn một viên đạn” vì:
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế .
- Ngày 20/06/ 1867, Pháp ép Phan Thanh Giản nộp thành Vĩnh Long không điều kiện.
- Từ 20 đến 24/ 06/1867), Pháp chiếm Vĩnh Long , An Giang và Hà Tiên không tốn một viên đạn.
2. Trả lời: Sự kiện nàyđã thể hiện rõ sự bạc nhược, yếu kém của triều đình Huế trong vấn đề bảo về dân tộc.
Bài tập 6 trang 95 Sách bài tập (SBT) Lịch sử 11
1. Từ sau năm 1867, cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì đã gặp phải những khó khăn gì?
- Về địa bàn hoạt động:
- Về tiếp tế hậu cắn:
- Về lực lượng:
2. Sử dụng Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì (SGK), hãy nêu tên các địa danh nổ ra các cuộc khỏi nghĩa chống Pháp, gắn với tên tuổi của những nhà yêu nước cụ thể.
Trả lời:
1.
- Về địa bàn hoạt động: ba tỉnh miền Tây Nam Kì rơi vào tay Pháp
- Về tiếp tế hậu cần: vũ khí thô sơ
- Về lực lượng: Tương quan lực lượng không có lợi cho ta
2. Trả lời:
- Đỗ Thừa Long, Đỗ Thừa Tự - Tân An (Mĩ Tho)
- Lê Công Thành, Phan Văn Đạt - Vĩnh Long, Long Xuyên, Cần Thơ
- Nguyễn Hữu Huân- Tân An (Mĩ Tho)
- Nguyễn Trung Trực - Hòn Chông (Rạch Giá)
- Phan Tôn, Phan Liêm- Ba Tri (Bến Tre)
- Trương Định - Tân Hòa (Gò Công)
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập SBT Lịch sử lớp 11 bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ năm 1858 đến trước năm 1873). Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Lịch sử lớp 11. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải bài tập Địa Lí 11, Học tốt Ngữ văn 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11, Ôn thi khối C của VnDoc.com để có thêm tài liệu học tập nhé