Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề khảo sát chất lượng ngẫu nhiên lớp 6 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm học 2017 - 2018

Đề khảo sát ngẫu nhiên lớp 6 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường

Đề khảo sát chất lượng ngẫu nhiên lớp 6 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm học 2017 - 2018 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Vật lý lớp 6 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề thi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.

PHÒNG GD&ĐT VĨNH TƯỜNG

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 3 trang)

ĐỀ KHẢO SÁT NGẪU NHIÊN CHẤT LƯỢNG LỚP 6

NĂM HỌC 2017-2018

Môn: Vật lí

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề

Chọn câu đúng trong các câu sau:

Câu 1: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là:

A. Khoảng cách tính từ đầu thước đến cuối thước.

B. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.

C. Độ dài giữa 2 vạch chia liên tiếp trên thước.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 2: Những dụng cụ nào sau đây không sử dụng nguyên lí của các máy cơ đơn giản?

A. Cái kéo cắt giấy. B. Cái mở nút chai.

C. Thanh chắn đường. D. Cái nhiệt kế thuỷ ngân đo nhiệt độ cơ thể.

Câu 3: Một người dùng lực 400N để đưa vật nặng 1200N từ mặt đất lên xe ô tô bằng một mặt phẳng nghiêng. Nếu sử dụng mặt phẳng nghiêng ngắn hơn thì người đó sẽ dùng lực nào trong các lực nào trong các lực sau đây?

A. F = 1200N. B. F > 400N. C. F = 400N. D. F < 400N.

Câu 4: Niutơn (N) là đơn vị

A. Đo khối lượng. B. Đo lực. C. Đo vận tốc. D. Đo thời gian.

Câu 5: Dùng đòn bẩy để đưa vật lên cao nhẹ hơn đưa trực tiếp thì khoảng cách từ điểm tác dụng lực đến điểm tựa so với khoảng cách từ điểm tác dụng của vật đến điểm tựa:

A. Phải lớn hơn. B. Phải bằng nhau.

C. Phải nhỏ hơn. D. Không phụ thuộc nhau.

Câu 6: Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của cây thước (hình dưới) lần lượt là:

Đề khảo sát chất lượng ngẫu nhiên lớp 6 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Vĩnh Tường năm học 2017 - 2018

A. 100 cm và 1 cm. B. 100 cm và 2 cm.

C. 100 cm và 2,5 cm. D. 100 cm và 10 cm.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây về trọng lực là đúng?

A. Trọng lực tác dụng lên vật luôn làm cho vật đứng yên.

B. Trọng lực là lực hút của Trái đất tác dụng lên vật.

C. Trọng lực tác dụng lên vật luôn làm cho vật chuyển động nhanh dần.

D. Trọng lực tác dụng lên vật luôn làm cho vật chuyển động chậm dần.

Câu 8: Hiện tượng nào sau đây xảy ra khi đun nóng một lượng chất rắn?

A. Khối lượng của chất rắn tăng. B. Khối lượng của chất rắn giảm.

C. Thể tích của chất rắn tăng. D. Thể tích của chất rắn giảm.

Câu 9: Đơn vị khối lượng riêng là gì?

A. kg/m. B. kg.m. C. kg/m2. D. kg/m3.

Câu 10: Một hộp phấn nằm yên trên bàn. Hỏi hộp phấn có chịu tác dụng của lực nào không?

A. Chịu tác dụng của trọng lực và lực đỡ của mặt bàn.

B. Không chịu tác dụng của lực nào.

C. Chỉ chịu tác dụng của trọng lực.

D. Chỉ chịu tác dụng của lực đỡ của mặt bàn.

Câu 11: Lực nào trong các lực sau đây là lực đàn hồi?

A. Trọng lượng của con chim.

B. Lực đẩy của gió lên cánh buồm.

C. Lực tác dụng của đầu búa lên đinh.

D. Lực do cái giảm xóc đặt vào khung xe máy.

Câu 12: Dùng một cái cốc đong một lượng nước gần đầy cốc thì ta được kết quả 0,482l. Hãy lựa chọn phương án phù hợp nhất về giá trị của GHĐ và ĐCNN của cốc.

A. 0,5 l và 0,001 l. B. 0,4 l và 0,005 l. C. 0,8 l và 0,004 l. D. 0,5 l và 0,005 l.

Câu 13: Để xác định thể tích của một hòn đá nhỏ, bạn Nam sử dụng bình chia độ có GHĐ 2000 ml. Bạn đổ nước vào bình đến vạch 1000 ml rồi thả hòn đá lọt và ngập trong nước thì thấy mức nước trong bình lên tới vạch 1200 ml. Thể tích của hòn đá là:

A. 2200 ml. B. 1200 ml. C. 800 ml. D. 200 ml.

Câu 14: Trên vỏ hộp bánh có ghi 700g. Số này cho biết:

A. Khối lượng bánh trong hộp. B. Khối lượng hộp.

C. Số các thành phần của bánh trong hộp. D. Số bánh trong hộp.

Câu 15: Đổi đơn vị thể tích 0,45 dm3 được:

A. 4500 cm3. B. 450 cm3. C. 45,0 cm3. D. 4,50 cm3.

Câu 16: Ròng rọc cố định giúp làm

A. Thay đổi trọng lượng của vật.

B. Thay đổi hướng của trọng lực tác dụng lên vật.

C. Thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.

D. Lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.

Câu 17: Hai lực cân bằng là hai lực:

A. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và cùng đặt vào một vật.

B. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều và cùng đặt vào một vật.

C. Mạnh như nhau, cùng phương, ngược chiều và đặt vào hai vật.

D. Mạnh như nhau, cùng phương, cùng chiều và đặt vào hai vật..

Câu 18: Một người đẩy một cái thùng hàng trượt trên sàn nhà. Lực tác dụng lên thùng là:

A. Lực đẩy của tay người. B. Lực đỡ của sàn.

C. Lực hút của Trái Đất. D. Cả 3 lực trên.

Câu 19: Đối với cân Rô-bec-van, kết luận nào sau đây là đúng?

A. ĐCNN của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất trong hộp quả cân.

B. GHĐ của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất trong hộp quả cân.

C. GHĐ của cân là tổng khối lượng của các quả cân trong hộp quả cân.

D. Khối lượng vật cần cân bằng tổng khối lượng các quả cân trên cân và giá trị trên con mã.

Câu 20: Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?

A. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị kéo dãn ra.

B. Chỉ xuất hiện khi lò xo bị nén lại.

C. Xuất hiện cả khi lò xo bị kéo dãn hoặc nén ngắn.

D. Xuất hiện ngay cả khi lò xo không bị kéo dãn hoặc nén ngắn.

Câu 21: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách:

A. Đo thể tích bình tràn.

B. Đo thể tích bình chứa.

C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.

D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.

Câu 22: Giữa trọng lượng và khối lượng có mối liên hệ về độ lớn nào sau đây?

A. P = m. B. P = 10m . C. P = m/10 . D. P.m = 10.

Câu 23: Trong các cách ghi kết quả đo với bình chia độ có độ chia tới 0,5cm3 sau đây, cách ghi nào là đúng:

A.16,5cm3 B. 16,2cm3. C. 16cm3 D.16,50cm3.

Câu 24: Một bình tràn chứa nước tới miệng tràn là 150cm3, bỏ vào bình một vật rắn không thấm nước thì vật ấy nổi một phần và thể tích phần nước tràn từ bình tràn sang bình chứa là 25cm3. Dùng một que thật nhỏ dìm vật chìm hoàn toàn vào trong bình tràn thì thể tích nước ở bình chứa tăng thêm 5cm3. Thể tích của vật rắn là:

A. V = 25cm3. B. V = 125cm3. C. V = 30cm3. D. V = 20cm3.

Câu 25: Cho một viên đá, khối lượng riêng của đá có thể được xác định bằng cách nào sau đây?

A. Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho thể tích.

B. Xác định khối lượng và thể tích của viên đá, sau đó lấy thể tích chia cho khối lượng.

C. Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng nhân với 10.

D. Xác định khối lượng của viên đá, sau đó lấy khối lượng chia cho 10.

Câu 26: Trọng lượng của một vật 20 kg là:

A. 0,2 N. B. 2 N. C. 20 N. D. 200 N.

Câu 27: Tính trọng lượng riêng của một hộp sữa, biết sữa trong hộp có khối lượng tịnh 397g và có thể tích 314ml. Chọn đáp số đúng.

A. 1,264 N/m3. B. 0,791 N/m3. C. 12 650 N/m3. D. 1265 N/m3.

Câu 28: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?

A. Ròng rọc động. B. Ròng rọc cố định.

C. Đòn bẩy. D. Mặt phẳng nghiêng.

Câu 29: Có thể làm tăng độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng bằng cách nào sau đây?

A. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng và giữ nguyên độ dài.

B. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêngvà giữ nguyên độ dài.

C. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêngvà đồng thời giảm theo cùng tỉ lệ chiều cao kê.

D. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 - Đề số 1

Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 - Đề số 2

Đánh giá bài viết
5 1.507
Sắp xếp theo

    Môn Vật Lý lớp 6

    Xem thêm