Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 - Đề số 1

Đề kiểm tra 1 tiết Vật Lí 6 học kì 1 Số 1

Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6 - Đề số 1 là bài thi ngắn nhằm đánh giá chất lượng của học sinh. Đề thi học kì 1 lớp 6 này là tài liệu ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 6 có đáp án đi kèm dành cho các em luyện tập, củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

Câu 1: Tìm kết luận sai khi nói về cách đo độ dài?

A. Phải ước lượng độ dài cần đo.

B. Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.

C. Mắt đặt ở vị trí bất kì sao cho nhìn thấy vật và vạch chia trên thước.

D. Đọc và ghi kết quả đo đúng quy định.

Câu 2: Để đo chiều dài cuốn SGK vật lí 6, nên chọn thước nào trong các thước sau?

A. Thước 25cm có ĐCNN tới mm.

B. Thước 15cm, có ĐCNN tới mm.

C. Thước 20cm, có ĐCNN tới mm.

D. Thước 25cm, có ĐCNN tới cm.

Câu 3: Để đo chiều dài của một vật (ước lượng khoảng hơn 40cm), nên chọn thước có giới hạn đo:

A. 20dm và ĐCNN 1mm. B. 60cm ĐCNN 1cm.

C. 1m và ĐCNN 2cm. D. 5dm và ĐCNN 2cm.

Câu 4: Một bạn dùng thước đo diện tích tờ giấy hình vuông và ghi kết quả: 106cm2. Bạn ấy đã dùng thước đo có ĐCNN là:

A. 1cm. B. Nhỏ hơn 1cm.

C. Lớn hơn 1cm. D. Bằng 5mm.

Câu 52: Trên một hộp sữa tươi có ghi 200ml. Con số đó cho biết:

A. Thể tích của hộp sữa là 200ml.

B. Thể tích sữa trong hộp là 200ml.

C. Khối lượng của hộp sữa.

D. Khối lượng của sữa trong hộp.

Câu 6: Người ta dùng một bình chia độ chứa 105cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, đá ngập hoàn toàn trong nước và mực nước trong bình dâng lên tới vạch 200cm3. Thể tích hòn sỏi là?

A. 105cm3. B. 95cm3. C. 200cm3. D. 305cm3.

Câu 7: Đơn vị nào không dùng để đo thể tích trong các đơn vị sau?

A. dm. B. Lít. C. Ml. D. m3.

Câu 8: Một vận động viên nhảy cao đã dùng chân đạp xuống đất trước khi nhảy qua xà. Kết luận nào sau đây là sai?

A. Trước khi nhảy qua xà, chân vận đọng viên đó đã tác dụng một lực xuống mặt đất.

B. Mặt đất cũng tác dụng vào chân vận động viên một lực.

C. Lực của mặt đất tác dụng vào chân người và lực của chân người tác dụng vào mặt đất là cặp lực cân bằng nhau.

D. Nhờ lực tác dụng của mặt đất mà người đó bị đẩy lên cao.

Câu 9: Trường hợp nào lực gây ra biến dạng cho vật nhưng khó phát hiện?

A. Quả bóng va chạm vào tường làm quả bóng bị biến dạng.

B. Quả bóng va chạm vào tường làm tường biến dạng.

C. Ô tô tải đỗ trên mặt đường đất khi trời mưa là đường đất lún xuống.

D. Con chim đậu trên cành cây mềm làm cành cây cong xuống.

Câu 10: Dùng búa đóng một chiếc đinh vào tường, lực nào đã làm cho đinh chuyển động vào tường?

A. Lực của búa tác dụng vào đinh.

B. Lực của tường tác dụng vào đinh.

C. Lực của đinh tác dụng vào búa.

D. Lực của búa tác dụng vào tường.

Câu 11: Khi một người ngồi lên xe máy làm lốp xe biến dạng, nguyên nhân của sự biến dạng là do đâu?

A. Lốp xe không chịu lực nào tác dụng.

B. Lực hút của Trái đất tác dụng vào người.

C. Lực của người tác dụng vào lốp xe.

D. Lực của mặt đất tác dụng vào lốp xe.

Câu 12: Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có thêm tính chất nào sau đây?

A. Cùng phương, cùng chiều.

B. Khác phương, ngược chiều.

C. Cùng phương, ngược chiều.

D. Khác phương, cùng chiều.

Câu 13: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.

Câu 14: Đặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lí do nào sau đây?

A. Không chịu tác dụng của lực nào.

B. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất.

C. Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật.

D. Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.

Câu 15: Có hai chiếc lực kế được móc vào nhau. Kéo đầu mút của lực kế bên phải để lực kế bên này chỉ 100N. lực kế còn lại sẽ chỉ

A. 100N. B. 50N. C. 200N. D. 100N.

Câu 16: Trong xây dựng, người ta sử dụng dụng cụ nào để xác định phương thẳng đứng của một cột bê tông?

A. Lực kế.

B. Thước vuông.

C. Dây chỉ dài.

D. Quả dọi gồm một quả nặng được buộc vào một sợi dây mảnh, nhẹ.

Câu 17: Người thợ xây đứng trên cao, dùng dây kéo bao xi măng lên, khi đó lực kéo của người thợ có phương, chiều như thế nào?

A. Lực kéo cùng phương, cùng chiều với trọng lực.

B. Lực kéo khác phương, khác chiều với trọng lực.

C. Lực kéo cùng chiều nhưng khác phương với trọng lực.

D. Lực kéo cùng phương nhưng khác chiều với trọng lực.

Câu 18: Chọn cách đổi đúng: 1,5m bằng:

A. 15cm. B. 150cm. C. 150dm. D. 150mm.

Câu 19: Độ chia nhỏ nhất của một bình chia độ là 0,1 cm3. Cách ghi kết quả nào dưới đây là đúng?

A. 20cm3. B. 20,2cm3.

C. 20,20cm3. D. 20.25cm3.

Câu 20: Cho 3 đại lượng: Khối lượng, trọng lượng, trọng lực. Niu tơn (N) là đơn vị đo của đại lượng nào?

A. Khối lượng. B. Trọng lượng.

C. Trọng lực. D. B và C.

Đáp án đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lý lớp 6

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

C

A

D

B

B

B

A

C

B

A

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

D

C

D

D

A

D

D

B

B

D

Đánh giá bài viết
374 43.325
Sắp xếp theo

    Môn Vật Lý lớp 6

    Xem thêm