Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý 10 năm học 2017-2018 trường THPT Cửa Lò, Nghệ An
Đề kiểm tra 45 phút lớp 10 môn Địa lý
Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý 10 năm học 2017-2018 trường THPT Cửa Lò, Nghệ An gồm hai phần trắc nghiệm và tự luận cơ bản, giúp các em củng cố và nắm vững kiến thức môn Địa lý 10.
Nội dung đề được trình bày cụ thể và dễ hiểu, giúp các em dễ dàng làm bài. Các em có thể tự học bài ở nhà và chuẩn bị kiến thức cho những kì thi quan trọng. Các em xem thêm tài liệu Trắc nghiệm Địa lý 10 để tham khảo thêm nhiều dạng bài tập hay khác. Mời các em tham khảo:
SỞ GD- ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CỬA LÒ | ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ 1 – ĐỊA LÝ 10 NĂM HỌC 2017- 2018 | |
Mã đề 132 |
I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Chọn đáp án đúng
Câu 1: Theo thuyết kiến tạo mảng, dãy Himalaya được hình thành do
A. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Âu – Á
B. Mảng Thái Bình Dương xô vào mảng Âu – Á
C. Mảng Ấn Độ – Ôxtrâylia xô vào mảng Thái Bình Dương
D. Mảng Phi xô vào mảng Âu – Á
Câu 2: Phương pháp kí hiệu thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm:
A. Phân bố với phạm vi rộng rải
B. Phân bố theo những điểm cụ thể
C. Phân bố theo dải
D. Phân bố không đồng đều
Câu 3: Các đối tượng địa lí nào sau đây thuờng được biểu hiện bằng phương pháp kí hiệu:
A. Các đường ranh giới hành chính
B. Các hòn đảo
C. Các điểm dân cư
D. Các dãy núi
Câu 4: Khối khí chí tuyến lục địa được kí hiệu là:
A. TM B. TC C. Tc D. Pm
Câu 5: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất được thể hiện qua:
A. Hiện tượng El Nino
B. Hiện tượng bão lũ
C. Các vận động kiến tạo, các hoạt động động đất, núi lửa
D. Hiện tượng biến đổi khí hậu
Câu 6: Nhận định nào dưới đây là chưa chính xác:
A. Ngoại lực cùng với nội lực thường xuyên tác động đến địa hình bề Mặt Trái Đất nhưng mức độ biểu hiện của mỗi loại khác nhau ở những nơi khác nhau
B. Ngoại lực có tác dụng phá vỡ, san bằng địa hình do nội lực tạo nên
C. Xu hướng tác động của ngoại lực là làm cho các dạng địa hình bị biến đổi theo chiều hướng
tăng độ cao
D. Ngoại lực cũng có tác dụng tạo ra những dạng địa hình mới
Câu 7: Để thể hiện các mỏ than trên lãnh thổ nước ta người ta thường dùng phương pháp:
A. Kí hiệu đường chuyển động
B. Vùng phân bố
C. Kí hiệu
D. Chấm điểm
Câu 8: Trong khi Trái Đất tự quay quanh trục những địa điểm không thay đổi vị trí là:
A. Hai cực
B. Hai chí tuyến
C. Vòng cực
D. Xích đạo
Câu 9: Do Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên trong cùng một thời điểm:
A. Người đứng ở các vĩ tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau
B. Người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy mặt trời ở độ cao khác nhau
C. Ở phía Tây sẽ thấy Mặt Trời xuất hiện sớm hơn
D. Mọi nơi trên Trái Đất sẽ thấy vị trí của Mặt Trời trên bầu trời giống nhau
Câu 10: Giới hạn xa nhất về phía Bắc mà tia sáng Mặt Trời có thể chiếu vuông góc là:
A. Chí tuyến Bắc
B. Vòng cực Bắc
C. 2000B
D. 2300B
Câu 11: Góc nhập xạ của tia sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tại xích đạo vào ngày 21 – 3 và 23 – 9
là:
A. 900. B. 600. C. 1800 D. 66033’
Câu 12. Phong hóa hóa học thường xảy ra mạnh ở vùng:
A. Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều.
B. Khí hậu lạnh, khô
C. Hoang mạc và bán hoang mạc.
D. Ở hai cực
Câu 13. Ở cùng một vĩ độ nhưng nhiệt độ không khí ở bờ Đông và bờ Tây lục địa khác nhau chủ yếu do:
A. Vĩ độ địa lí.
B. Ảnh hưởng của Dòng biển nóng hay dòng biển lạnh
C. Địa hình.
D. Lục địa và đại dương.
Câu 14: Vào thời gian đầu đông nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí:
A. Địa cực lục địa
B. Ôn đới lục địa
C. Ôn đới hải dương
D. Chí tuyến lục địa
Câu 15: Khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất không phải là ở xích đạo (mà ở vùng chí tuyến bán cầu Bắc ) chủ yếu do:
A. Xích đạo là vùng có nhiều rừng
B. Xích đạo quanh năm có góc nhập xạ lớn
C. Tỉ lệ diện tích lục địa ở khu vực xích đạo nhỏ, mưa nhiều
D. Khu vực xích đạo có tầng đối lưu dày
Câu 16. Quá trình bóc mòn chủ yếu diễn ra ở nước ta là:
A. Quá trình xâm thực.
B. Quá trình thổi mòn.
C. Quá trình mài mòn.
D. Quá trình xâm thực và quá trình mài mòn.
Câu 17. Thời gian hoạt động của Gió Mậu dịch ở nước ta hoạt động mạnh:
A. Quanh năm.
B. Vào mùa đông.
C. Vào mùa hè .
D. Thời kì chuyển tiếp giữa các mùa gió .
Câu 18: Khi nhiệt độ tăng sẽ dẫn đến khí áp:
A. Tăng lên
B. Giảm đi
C. Không tăng, không giảm
D. Chỉ giảm khi nhiệt độ tăng lên chưa đạt đến 30oC
Câu 19: Frông khí quyển là:
A. Mặt tiếp xúc với mặt đất của 1 khối khí
B. Mặt tiếp xúc giữa 2 khối không khí ở vùng ngoại tuyến
C. Mặt tiếp xúc của 2 khối khí có nguồn gốc khác nhau
D. Mặt tiếp xúc giữa 1 khối khí hải dương với 1 khối khí lục địa
Câu 20: Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào:
A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng
B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất
C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời
II. TỰ LUẬN (5.0 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu khái niệm và nguồn gốc nội lực, ngoại lực? Nêu tác động của nội lực và ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?
Câu 2: (2 điểm): Cho bảng số liệu:
SỰ THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM VÀ BIÊN ĐỘ NHIỆT NĂM THEO VĨ ĐỘ Ở BÁN CẦU BẮC.
Vĩ độ | Nhiệt độ trung bình năm (0C) | Biên độ nhiệt độ năm (0C) |
00 | 24,5 | 1,8 |
200 | 25,0 | 7,4 |
300 | 20,4 | 13,3 |
400 | 14,0 | 17,7 |
500 | 5,4 | 23,8 |
a. Vẽ biểu đồ
b. Nhận xét và giải thích sự thay đổi của nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt độ năm theo vĩ độ (2.0 điểm)
VnDoc xin giới thiệu tới các em Đề kiểm tra 1 tiết học kì 1 môn Địa lý 10 năm học 2017-2018 trường THPT Cửa Lò, Nghệ An. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích phục vụ các em học tập tốt. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu hay khác tại mục Tài liệu học tập lớp 10 do VnDoc tổng hợp và đăng tải như: Toán 10, Ngữ văn 10, Tiếng Anh 10,...