Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 9 học kì 2 - Đề 3
Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 9 học kì 2 - Đề 3 được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo câu trả lời chi tiết cho các bạn đánh giá so sánh, hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Lịch sử lớp 9 này. Mời các bạn cùng tham khảo
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Đề kiểm tra 1 tiết Lịch Sử 9 học kì 2 - Đề 3
- Câu hỏi kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 9
- Câu 1. Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
- Câu 2. Sự kiện chủ yếu nào diễn ra trong năm 1946 đã củng cố nền móng cho chế độ mới?
- Câu 3. Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
- Câu 4. Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) giữa Chính phủ ta với Pháp đã chứng tỏ điều gì?
- Câu 5. Sự kiện nào đã buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển từ đánh Pháp sang hòa hoãn nhân nhượng với Pháp?
- Câu 6. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
- Câu 7. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với Pháp vì lý do chủ yếu nào?
- Câu 8. Việc ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đã thể hiện
- Câu 9. Mục đích của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946 là
- Câu 10: Khó khăn nào dưới đây là khó khăn lớn nhất khiến cho chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
- Câu 11: Sau Cách mạng tháng Tám nước ta phải đối phó với những khó khăn nào dưới đây?
- Câu 12. Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh trong việc đối phó với quân Trung Hoa dân quốc là gì?
- Câu 13. Sau thất bại ở Việt Bắc thu-đông năm 1947, Pháp buộc phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang
- Câu 14. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta không được thể hiện trong văn kiện nào?
- Câu 15. Chiến thuật của Pháp khi tiến công lên Việt Bắc thu-đông năm 1947 là
- Câu 16. Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của quân và dân ta?
- Câu 17. Ngày 19/12/1946 diễn ra sự kiện nào dưới đây.
- Câu 18. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
- Câu 19. Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (5/1952) có ý nghĩa như thế nào?
- Câu 20. Nội dung nào thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (1950)?
- Câu 21. Năm 1950, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm mục đích gì?
- Câu 22. Trận tiến công mở màn trong chiến dịch biên giới thu-đông năm 1950 là trận nào?
- Câu 23. Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất kế hoạch Na-va là gì?
- Câu 24. Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta thắng lợi đã buộc địch phải phân tán lực lượng ở những cứ điểm nào?
- Câu 25. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
- Câu 26. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp?
- Câu 27. Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền gì của các nước Đông Dương?
- Câu 28. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
- Câu 29. Mục tiêu của kế hoạch quân sự Na-va của Pháp và Mỹ là
- Câu 30. Điểm yếu lớn nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đối với Pháp là
- Đáp án Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 9 học kì 2
Câu hỏi kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 9
Câu 1. Khó khăn lớn nhất mà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Ngoại xâm và nội phản phá hoại.
B. Hơn 90% dân số mù chữ.
C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
D. Nạn đói đe dọa nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta.
Câu 2. Sự kiện chủ yếu nào diễn ra trong năm 1946 đã củng cố nền móng cho chế độ mới?
A. Thành lập quân đội Quốc gia.
B. Bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.
C. Thành lập Ủy ban hành chính các cấp.
D. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước.
Câu 3. Âm mưu chủ yếu của các thế lực phản động trong và ngoài nước đối với Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
A. Bảo vệ chính quyền Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
B. Đưa thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam.
C. Mở đường cho đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam.
D. Chống phá chính quyền cách mạng Việt Nam.
Câu 4. Việc ký kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) giữa Chính phủ ta với Pháp đã chứng tỏ điều gì?
A. Ta nhân nhượng để bảo toàn lực lượng cách mạng.
B. Sự thắng lợi của Pháp trên mặt trận ngoại giao.
C. Sự thỏa hiệp của Pháp đối với chính phủ ta.
D. Chủ trương đúng đắn và kịp thời của Đảng và Chính phủ.
Nước ta sau cách mạng tháng Tám gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt nạn thù trong giặc ngoài với 20 vạn quân Tưởng ở miền Bắc và 1 vạn quân Anh, Pháp ở miền Nam.Việc kí hiệp định Sơ bộ ngày 6/3/1946 ta ký với Pháp, qua đó, có thêm thời gian củng cố lực lượng, đồng thời đẩy 20 vạn quân Tưởng ra khỏi nước ta, kéo dài thời gian và chuẩn bị lực lượng cho một cuộc chiến lâu dài về sau, bảo toàn lực lượng để đối đầu với thực dân Pháp. Đây là một sách lược đúng đắn và kịp thời của Đảng.
Câu 5. Sự kiện nào đã buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chuyển từ đánh Pháp sang hòa hoãn nhân nhượng với Pháp?
A. Vì Pháp được Anh hậu thuẫn.
B. Vì Pháp được bọn phản động tay sai giúp đỡ.
C. Vì ta tránh tình trạng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.
D. Vì Pháp và Trung Hoa dân quốc ký Hiệp ước Hoa-Pháp.
Câu 6. Sắp xếp các sự kiện sau theo trình tự thời gian:
1. Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
2. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Tạm ước.
3. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.
A. 2,1,3.
B. 1,3,2.
C. 3,2,1.
D. 2,3,1.
Câu 7. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết với Pháp vì lý do chủ yếu nào?
A. Tránh đụng độ với nhiều kẻ thù trong cùng một lúc.
B. Để nhanh chóng gạt 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc về nước.
C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn để phát triển lực lượng.
D. Có thời gian chuyển các cơ quan đầu não của ta đến nơi an toàn.
Câu 8. Việc ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đã thể hiện
A. sự nhượng bộ của ta trog việc phân hóa kẻ thù.
B. sự thỏa hiệp của Đảng và Chính phủ ta.
C. Sự hạn chế trong lãnh đạo của ta.
D. vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 9. Mục đích của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946 là
A. loại trừ 1 vạn quân Anh ra khỏi miền Nam Việt Nam.
B. Tỏ rõ thiện chí của ta và kéo dài thời gian để xây dựng lực lượng.
C. Tạo không khí hòa dịu để tiếp tục đàm phán tại Phông–ten-nơ- blô.
D. Đuổi 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Câu 10: Khó khăn nào dưới đây là khó khăn lớn nhất khiến cho chính quyền cách mạng nước ta sau ngày 2/9/1945 lâm vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
A. Các tổ chức phản cách mạng trong nước ngóc đầu dậy chống phác cách mạng.
B. Nạn đói, nạn dốt đang đe dọa nghiêm trọng.
C. Âm mưu chống phá cách mạng của Trung Hoa Dân quốc và thực dân Pháp.
D. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng.
Câu 11: Sau Cách mạng tháng Tám nước ta phải đối phó với những khó khăn nào dưới đây?
A. Nạn đói, nhạn mù chữ, giặc ngoại xâm.
B. Nạn đói, nạn mù chữ, ngân sách nhà nước trống rỗng.
C. Nạn đói, nạn dốt, ngân sách trống rỗng, nạn ngoại xâm và nội phản.
D. Nạn đói, nạn mù chứ, các đảng phái trong nước ngóc đầu dậy chống phá.
Câu 12. Chủ trương của Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh trong việc đối phó với quân Trung Hoa dân quốc là gì?
A. Quyết tâm đánh quân Trung Hoa dân quốc ngay từ đầu.
B. Hòa hoãn với quân Trung Hoa dân quốc để tập trung lực lượng đánh Pháp.
C. Nhờ vào Anh để chống quân Trung Hoa dân quốc.
D. Đầu hàng quân Trung Hoa dân quốc.
Câu 13. Sau thất bại ở Việt Bắc thu-đông năm 1947, Pháp buộc phải chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang
A. đánh lâu dài.
B. đàm phán với ta.
C. đánh chắc thắng chắc.
D. chắc thắng mới đánh.
Câu 14. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng ta không được thể hiện trong văn kiện nào?
A. Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng.
B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
C. Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh.
D. Chỉ thị Phải phá tan cuộc hành quân mùa đông của giặc Pháp của Đảng.
Câu 15. Chiến thuật của Pháp khi tiến công lên Việt Bắc thu-đông năm 1947 là
A. bao vây, triệt đường tiếp tế của ta.
B. nhảy dù bất ngờ tấn công vào Việt Bắc.
C. tạo thế hai gọng kìm và khép lại ở Đài Thị (Tuyên Quang).
D. tạo hai gọng kìm từ Thất Khê và Cao Bằng lên.
Câu 16. Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bị thất bại hoàn toàn bởi chiến thắng nào của quân và dân ta?
A. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.
B. Chiến dịch Biên Giới thu-đông năm 1950.
C. Chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954.
D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
Pháp chủ trương bắt và tiêu diệt cơ quan đầu não của ta thông qua cuộc tiến công Việt Bắc thu đông, nhanh chóng kết thúc chiến tranh, tuy nhiên ta đã đánh bại, buộc pháp đầu hàng, chúng phải chuyển từ thế đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài theo chủ trương của ta.
Câu 17. Ngày 19/12/1946 diễn ra sự kiện nào dưới đây.
A. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
B. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bắt đầu.
C. Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến.
D. Ban Thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
Câu 18. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2/1951) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Thể hiện sự đoàn kết của các tầng lớp nhân dân.
B. Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, thúc đẩy kháng chiến tiến lên.
C. Đánh dấu quá trình đổi mới hoạt động của Đảng.
D. Thể hiện năng lực lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II cho thấy Đảng ta đã trưởng thành qua thời kỳ lịch sử gian khổ, từ xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ đến kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta ngày càng trưởng thành và thể hiện đúng đắn đường lối lãnh đạo kháng chiến, thúc đẩy kháng chiến đi lên.
Câu 19. Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất (5/1952) có ý nghĩa như thế nào?
A. Tuyên dương, khích lệ thành tích của các anh hùng.
B. Đoàn kết, khích lệ tinh thần yêu nước của nhân dân.
C. Lôi cuốn nhiều ngành, nhiều giới tham gia.
D. Đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.
Câu 20. Nội dung nào thể hiện điểm hạn chế của kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi (1950)?
A. Vừa tập trung lực lượng, vừa phát triển đội quân nòng cốt.
B. Phân tán lực lượng và chiếm các vị trí quan trọng.
C. Vừa củng cố vừa mở rộng lực lượng.
D. Vừa tập trung vừa phân tán lực lượng.
Câu 21. Năm 1950, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Rơ-ve nhằm mục đích gì?
A. Mở một cuộc tiến công quy mô lớn vào căn cứ địa Việt Bắc.
B. Cô lập căn cứ địa Việt Bắc.
C. Khóa cửa biên giới Việt-Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, thiết lập hành lang Đông-Tây.
D. Nhận được viện trợ về tài chính và quân sự của Mỹ.
Câu 22. Trận tiến công mở màn trong chiến dịch biên giới thu-đông năm 1950 là trận nào?
A. Thất Khê.
B. Cao Bằng.
C. Đông Khê.
D. Đình Lập.
Câu 23. Nội dung chủ yếu trong bước thứ nhất kế hoạch Na-va là gì?
A. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
B. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam-Bắc.
C. Phòng ngự chiến lược ở miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
D. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Bắc-Nam.
Câu 24. Cuộc Tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta thắng lợi đã buộc địch phải phân tán lực lượng ở những cứ điểm nào?
A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê Nô, Luông pha-bang.
B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Plây-ku, Luông pha-bang.
C. Điện Biên Phủ, Xê Nô, Plây-ku, Sầm Nưa.
D. Điện Biên Phủ, Xê Nô, Plây-ku, Luông pha-bang.
Câu 25. Nội dung nào không phải là ý nghĩa của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954?
A. Đập tan kế hoạch Na-va và mọi ý đồ xâm lược của Pháp-Mỹ.
B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Pháp.
C. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương.
D. Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước.
Câu 26. Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp?
A. Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953-1954.
B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.
C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được ký kết.
D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2/1954.
Câu 27. Hiệp định Giơ-ne-vơ là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận các quyền gì của các nước Đông Dương?
A. Quyền được hưởng độc lập, tự do.
B. Các quyền dân tộc cơ bản.
C. Quyền tổ chức Tổng tuyển cử tự do.
D. Quyền chuyển quân tập kết theo giới tuyến quân sự tạm thời.
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, thực dân Pháp buộc phải ngồi vào bàn đàm phán, ký Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, trong đó có ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Đông Dương, đó là Pháp công nhận độc lập, chủ quyền và quyền toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
Câu 28. Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là
A. sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc.
C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết toàn dân.
D. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 29. Mục tiêu của kế hoạch quân sự Na-va của Pháp và Mỹ là
A. xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương với hy vọng trong 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.
B. giành thắng lợi về phía Pháp.
C. kết thúc cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
D. tạo lợi thế để đàm phán.
Câu 30. Điểm yếu lớn nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đối với Pháp là
A. Xa hậu phương của Pháp, bị cô lập.
B. Số lượng quân lính không nhiều.
C. Mang nặng tính chất phòng thủ.
D. Không có lực lượng hải quân.
Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành pháo đài khổng lồ không thể công phá, tuy nhiên tại Điện Biên Phủ, đây là nơi nằm ở khu vực rừng núi phía tây, tương đối xa hậu phương như Đồng bằng sông Hồng. Giao thông tiến vào điện biên phủ khó khăn, buộc phải dùng đường bay với một sân bay ở phân khu trung tâm, do đó khả năng tiếp ứng, điều quân hạn chế.
Đáp án Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 9 học kì 2
1-A | 2-A | 3-D | 4-D | 5-D | 6-B |
7-A | 8-D | 9-B | 10-C | 11-C | 12-B |
13-A | 14-D | 15-C | 16-A | 17-A | 18-B |
19-B | 20-D | 21-C | 22-C | 23-C | 24-D |
25-D | 26-B | 27-B | 28-A | 29-A | 30-A |
Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 9 học kì 2 - Đề 3 được VnDoc chia sẻ trên đây bao gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án. Giúp cho các bạn học sinh rèn luyện kĩ năng giải đề thi đồng thời biết phân bổ thời gian làm bài. Chúc các bạn ôn thi tốt, các bạn nhớ tham khảo thêm các tài liệu liên quan dưới đây nhé
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 học kì 2 (Lần 1 - Đề 4)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 học kì 2 (Lần 2 - Đề 1)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 học kì 2 (Lần 2 - Đề 2)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 học kì 2 (Lần 2 - Đề 3)
- Đề kiểm tra 15 phút Lịch Sử 9 học kì 2 (Lần 2 - Đề 4)
- Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 9 học kì 2 - Đề 1
- Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 9 học kì 2 - Đề 2
- Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 9 học kì 2 - Đề 4
............................................
Ngoài Đề kiểm tra 45 phút Lịch Sử 9 học kì 2 - Đề 3. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề Thi vào lớp 10 năm 2024 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt