Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 Chương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 9 chương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu
Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu được VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đề kiểm tra nằm trong chương trình SGK môn Lịch sử lớp 9. Với đề tự luyện này các bạn học sinh nắm chắc kiến thức của bài, đồng thời học tốt môn sử lớp 9. Mời các bạn tham khảo tài liệu dưới đây
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 3: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng 8 năm 1945
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 5: Việt Nam từ cuối năm 1945 đến năm 1954
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 6: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 7: Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000
1. Hậu quả nghiêm trọng nhất mà cuộc khủng hoảng đem lại với các nước Đông Âu là gì?
A. Nhân dân mất niềm tin vào chính phủ và đứng lên đấu tranh khắp nơi.
B. Các nước Đông Âu lần lượt mất niềm tin vào chủ nghĩa xã hội.
C. Đất nước rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng về mọi mặt.
D. Các nước Đông Âu từ bỏ hẳn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
2. Công cuộc cải tổ của Goóc-ba-chốp bắt đầu từ năm nào?
A. Năm 1988
B. Năm 1987
C. Năm 1986
D. Năm 1985
3. Nguyên nhân dẫn đến sự giải thể của Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) đó là:
A. Do không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu
B. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu
C. Do "khép kín" cửa trong hoạt động
D. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất
4. Phương hướng chính của những kế hoạch 5 năm mà nhân dân Liên Xô thực hiện trong giai đoạn 1950 - đầu những năm 70 là gì?
A. Tiếp tục ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. (1)
B. Đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng. (3)
C. Thực hiện thâm canh trong sản xuất nông nghiệp. (2)
D. Cả (1), (2) và (3)
5. Tại sao đứng trước cuộc khủng hoảng 1973, các nhà lãnh đạo Liên Xô lại ngồi im không chịu thi hành những cải cách?
A. Không có vốn, nhân lực để tiến hành cải cách.
B. Cho rằng CNXH là ưu việt và sẽ không chịu tác động của khủng hoảng.
C. Cho rằng đó chỉ là một cuộc khủng hoảng nhỏ, tự nó sẽ trôi qua mà không cần phải cải cách.
D. Họ cho rằng có cải cách cũng không thể vượt qua được cơn khủng hoảng.
6. Công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm nào?
A. Rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô trong khi hoàn cảnh và điều kiện đất nước mình khác biệt
B. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
C. Tập thể hóa nông nghiệp
D. Thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế
7. Hãy xác định hậu quả lớn nhất mà chiến tranh thế giới thứ hai để lại đối với Liên Xô?
A. Hơn 1.710 thành phố bị đổ nát, hơn 27 triệu người chết.
B. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.
C. Tất cả các đáp án trên.
D. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
8. Đâu là tên viết tắt của Cộng đồng các quốc gia độc lập.
A. SNG.
B. NSG.
C. SGN.
D. GNS.
9. Liên minh quân sự, chính trị của các nước XHCN trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai là
A. AN-ZUS.
B. VAC-SA-VA.
C. CENTO.
D. NATO.
10. Nội dung cơ bản của công cuộc "cải tổ" của Liên Xô là gì?
A. Cải tổ xã hội
B. Cải tổ hệ thống chính trị
C. Cải tổ kinh tế triệt để, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế
D. Cải tổ kinh tế và xã hội
11. Các nước Đông Âu bắt đầu tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội vào năm nào?
A. 1949.
B. 1948.
C. 1951.
D. 1946.
12. Phương án nào không nằm trong chính sách đối ngoại của Liên Xô những năm sau chiến tranh thế giới hai?
A. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.
B. Ủng hộ Mĩ và các nước Tây Âu.
C. Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới.
13. Ngày 19 - 8 - 1991 đã ghi nhận sự kiện lịch sử nào ở Xô Viết?
A. Goóc-ba-chốp lên nắm chính quyền.
B. Thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
C. Goóc-ba-chốp tuyên bố từ chức tổng thống.
D. Đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp.
14. Phương án nào phản ánh điểm giống nhau trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên xô và các nước Đông Âu giai đoạn 1950 - 1970?
A. Đều ưu tiên phát triển nông nghiệp.
B. Đều ưu tiên phát triển công nghiệp quốc phòng.
C. Đều chưa đạt được mục tiêu ban đầu.
D. Đều thực hiện thông qua các kế hoạch 5 năm.
15. Sự kiện nào sau đây trở thành nguyên nhân căn bản nhất thúc đẩy sự thành lập tổ chức Hiệp ước Vac-sa-va?
A. Sự ra đời của khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO).
B. Sự thành lập nước Cộng hòa Liên Bang Đức.
C. Sự ra đời của chủ nghĩa Tơ-ru-man.
D. Sự ra đời của kế hoạch Mác-san.
16. Mốc thời gian tháng 9 - 1949 ghi nhận sự kiện nào sau đây ở Đông Âu?
A. Sự thành lập nước Cộng hòa nhân dân Ru-ma-ni.
B. Sự thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Đức.
C. Sự thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức.
D. Sự thành lập cộng hòa Ba Lan.
17. Thời gian tiến hành công cuộc "cải tổ" của Liên Xô kéo dài trong bao nhiêu năm?
A. 7 năm (1985 - 1992)
B. 4 năm (1985 - 1989)
C. 5 năm (1985 - 1990)
D. 6 năm (1985 - 1991)
18. Goóc-ba- chốp lên cầm quyền ở Liên Xô vào thời gian nào?
A. Tháng 3 - 1986.
B. Tháng 5 - 1986.
C. Tháng 3 - 1985.
D. Tháng 5 - 1985.
19. Tên con tàu vũ trụ mà Liên Xô đã phóng thành công năm 1961 là
A. Thần Châu.
B. Phương Nam.
C. Sput-nich.
D. Phương Đông.
20. Nét chung phổ biến nhất của các nước Đông Âu trong thời kì chiến tranh thế giới thứ hai là
A. đều là các nước trung lập, không tham gia chiến tranh.
B. đều bị Mĩ chiếm đóng.
C. đều bị phát xít Đức chiếm đóng.
D. đều trở thành đồng minh của Nhật Bản.
21. Liên bang Cộng hòa XHCN Xô viết tồn tại được bao nhiêu năm?
A. 71 năm
B. 74 năm
C. 72 năm
D. 73 năm
22. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chiến lược phát triển kinh tế của Liên Xô chú trọng vào
A. Phát triển nền công nghiệp truyền thống
B. Phát triển công nghiệp nhẹ
C. Phát triển kinh tế công - nông - thương nghiệp
D. Phát triển nền công nghiệp nặng
23. Hội đồng Tương trợ kinh tế thành lập với mục đích:
A. Sự phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất giữa các nước XHCN nhằm nâng cao năng suất lao động và xóa bỏ tình trạng chênh lệch về trình độ (2)
B. Tăng thêm sức mạnh trong việc đối phó với chính sách bao vây kinh tế của các nước phương Tây (3)
C. Cả (1), (2), (3) đều đúng
D. Cần có sự hợp tác nhiều bên (1)
24. Nước ở Đông Âu có cuộc khủng hoảng nổ ra sớm nhất là
A. Tiệp Khắc.
B. Ba Lan.
C. An-ba-ni.
D. Ru-ma-ni.
25. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân hàng năm của Liên Xô trong hai thập niên 50, 60 của thế kỉ XX là
A. 8,6%.
B. 10,6%.
C. 7,6%.
D. 9,6%.
26. Cuộc khủng hoảng ở các nước Đông Âu lên đến đỉnh cao vào năm nào?
A. 1989.
B. 1985.
C. 1988.
D. 1987.
27. Trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của XHCN ở Đông Âu đó là:
A. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.
B. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
C. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng XHCN ở Liên Xô.
D. Sự trì trệ, thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.
28. Nguyên nhân quan trọng nhất đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin
B. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo
C. Sự chống phá của các thế lực thù địch với CNXH
D. Xây dựng một mô hình về CNXH không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan
29. Nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 9 - 1949.
B. Tháng 10 - 1948.
C. Tháng 9 - 1948.
D. Tháng 10 - 1949.
30. Từ sau chiến tranh cho đến những năm đầu 70, nhân dân Liên Xô đã trải qua những giai đoạn nào?
A. Khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.
B. Khôi phục kinh tế và tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
C. Khủng hoảng trầm trọng và hoàn thành bước ra khỏi khủng hoảng, tiếp tục vươn lên.
D. Xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội và giai đoạn khủng hoảng.
Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | B | D | B | A | C | A | B | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | B | D | D | A | C | D | C | D | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
B | D | C | B | D | C | C | D | D | B |
.......................................................................
Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 1: Liên Xô và các nước Đông Âu. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới