Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 Chương 2: Việt Nam trong những năm
Đề kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 9 chương 2: Việt Nam trong những năm
Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 2: Việt Nam trong những năm. Đề kiểm tra nằm trong chương trình SGK Sử lớp 9, gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh nắm chắc kiến thức trong bài, đồng thời học tốt môn Sử lớp 9. Mời các bạn tải về tham khảo
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 1: Việt Nam trong những năm 1919 - 1930
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 3: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng 8 năm 1945
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 3: Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng 8 năm 1945
- Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 5: Việt Nam từ cuối năm 1945 đến năm 1954
1. Ai là phái viên của chính phủ Pháp được cử sang điều tra tình hình Đông Dương vào năm 1937?
A. Gô-đa.
B. Anbe Xa-rô.
C. Pôn Đu-me.
D. Brê-vi-ê.
2. Chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu?
A. Từ 5-6 tháng
B. Từ 4-5 tháng
C. Từ 3-4 tháng
D. Từ 2-3 tháng
3. Nội dung chủ yếu của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là gì?
A. Cả (1), (2), (3) đều đúng
B. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới (2)
C. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: Cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng XHCN (1)
D. Làm cách mạng giải phóng dân tộc sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội (3)
4. Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thành lập Đảng ở Việt Nam là gì?
A. đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới.
B. là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
C. chứng minh tính đúng đắn của đường lối cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
D. chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam.
5. Tổ chức nào không tham gia Hội nghị thành lập Đảng ngày 3 tháng 2 năm 1930?
A. Đông Dương cộng sản đảng
B. Đông Dương Cộng sản Liên đoàn
C. An Nam cộng sản đảng
D. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
6. Đông Dương cộng sản liên đoàn được kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam vào thời gian nào?
A. 27 - 2 - 1930.
B. 24 - 2 - 1930.
C. 25 - 2 - 1930.
D. 20 - 2 - 1930.
7. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII (7/1935) đã có chủ trương gì?
A. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa
B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước tư bản
C. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước
D. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước
8. Cuộc mít tinh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại Khu Đấu Xảo (Hà Nội) vào ngày nào?
A. Ngày 01 tháng 05 năm 1930
B. Ngày 01 tháng 05 năm 1935
C. Ngày 01 tháng 05 năm 1938
D. Ngày 01 tháng 05 năm 1939
9. Năm 1936, Đảng ta chủ trương thành lập mặt trận gì?
A. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương
B. Mặt trận Dân chủ thống nhất Đông Dương
C. Mặt trận nhân dân Đông Dương
D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương
10. Lần đầu tiên nhân dân lao động Việt Nam kỷ niệm ngày Quốc tế lao động vào thời gian nào?
A. Ngày 01 tháng 05 năm 1929
B. Ngày 01 tháng 05 năm 1930
C. Ngày 01 tháng 05 năm 1931
D. Ngày 01 tháng 05 năm 1932
11. Nhiệm vụ cốt yếu của cách mạng tư sản dân quyền ở Việt Nam là gì?
A. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng làm cho Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ công nông binh
B. Đánh đổ phong kiến địa chủ giành đất cho dân cày
C. Đánh đổ giai cấp tư sản và địa chủ phong kiến
D. Đánh đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc
12. Cuộc biểu tình trong phong trào cách mạng 1930-1931 ở Nghệ Tĩnh có gần 2 vạn nông dân tham gia diễn ra ở đâu?
A. Thanh Chương (Nghệ An)
B. Can Lộc (Hà Tĩnh)
C. Hưng Nguyên (Nghệ An)
D. Anh Sơn (Nghệ An)
13. Ý nghĩa quan trọng nhất của Đại hội lần thứ nhất của Đảng là gì?
A. Thành lập được Ủy ban dân tộc giải phóng có chức năng như một chính phủ lâm thời.
B. Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một Đảng riêng biệt để thuận tiện cho phong trào cách mạng từng nước.
C. Hệ thống tổ chức của Đảng từ Trung ương đến địa phương đã được khôi phục.
D. Đảng từ hoạt động bí mật đã chuyển ra hoạt động công khai.
14. Trong thời kỳ 1936-1939 Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Đông Dương là:
A. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai
B. Chống thực dân Pháp giành độc lập và chống phong kiến đòi ruộng đất cho dân cày
C. Chống phát xít, chống chiến tranh
D. Chống phát xít, chống chiến tranh, chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình
15. Lực lượng cách mạng để đánh đổ đế quốc và phong kiến được nêu trong Cương lĩnh Chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo là gì?
A. Công nhân, nông dân, tư sản
B. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản và địa chủ phong kiến
C. Công nhân, nông dân và các tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, trung nông
D. Công nhân và nông dân
16. Cao trào cách mạng 1936 - 1939 chấm dứt vào thời gian nào?
A. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B. Kết thúc đại hội Đảng lần thứ nhất.
C. Khi Nhật đánh chiếm Lạng Sơn.
D. Cuối năm 1938.
17. Vào khoảng thời gian nào, hệ thống tổ chức Đảng trong nước đã được khôi phục sau chính sách khủng bố trắng của thực dân Pháp?
A. Cuối năm 1934 đầu năm 1935.
B. Cuối năm 1935 đầu năm 1936.
C. Cuối năm 1933 đầu năm 1934.
D. Đầu năm 1933.
18. Sự kiện nào sau đây là sự kiện cơ bản dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng 1930 - 1931?
A. Do sự khủng bố trắng của thực dân Pháp sau khởi nghĩa Yên Bía (9/2/1930) (2)
B. Cả (1), (2), (3) đều đúng
C. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930) (3)
D. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 (1)
19. Đại hội lần thứ nhất của Đảng được họp ở đâu?
A. Hương Cảng - Trung Quốc.
B. Quảng Đông - Trung Quốc.
C. Nam Kinh - Trung Quốc.
D. Ma Cao - Trung Quốc.
20. Lực lượng cách mạng quan trọng nhất được Cương lĩnh và luận cương khẳng định là
A. nông dân.
B. liên minh công - nông - trí thức.
C. công nhân.
D. liên minh công - nông.
21. Vào thời gian nào, lần đầu tiên truyền đơn, cờ đỏ búa liềm của Đảng Cộng sản đã xuất hiện trên các đường phố Hà Nội và những địa phương khác trong phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân Việt Nam?
A. Tháng 2 đến tháng 4 năm 1930
B. Ngày 01 tháng 05 năm 1930
C. Cuối năm 1929 đầu năm 1930
D. Ngày 12 tháng 09 năm 1930
22. Kết quả lớn nhất của cao trào dân tộc dân chủ 1936 - 1939 là gì?
A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phần quyền dân sinh, dân chủ
B. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất
C. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiều hình thức
D. Thành lập Mặt trận Dân chủ Nhân dân, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp xã hội
23. Điều nào sau đây chứng tỏ tháng 9 năm 1930 phong trào công nông đã phát triển tới đỉnh cao?
A. Phong trao diễn ra khắp cả nước
B. Đã kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang
C. Sử dụng hình thức đấu tranh vũ trang và thành lập chính quyền Xô Viết
D. Đã thực hiện liên minh công nông vững chắc
24. Hình thức đấu tranh của phong trào Đông Dương đại hội là
A. mở mặt trận đàm phán trên bàn ngoại giao yêu cầu phía Pháp chấp nhận yêu cầu của ta.
B. dùng báo chí để đả kích chính quyền Pháp.
C. tổ chức những cuộc tập kích vũ trang nhỏ để đánh động chính phủ Pháp từ đó đưa yêu sách.
D. thu thập "dân nguyện" gửi lên chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp.
25. Đâu là nhận định đúng và đầy đủ nhất khi đánh giá về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
A. Là văn kiện đầu tiên nêu và giải thích cặn kẽ vị trí, vai trò của các giai cấp, tầng lớp ở Việt Nam.
B. Là văn kiện đầu tiên của Đảng cộng sản Đông Dương nêu và giải thích cặn kẽ vai trò, vị trí của giai cấp nông dân ở thuộc địa.
C. Là cương lĩnh giải phóng dân tộc thể hiện quan điểm đúng đắn về vai trò của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng.
D. Là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn, mang tính dân tộc và giai cấp sâu sắc.
26. Nguyễn Ái Quốc từ đâu về Hương Cảng, Trung Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
A. Từ Châu Phi
B. Từ Pháp
C. Từ Xiêm (Thái Lan)
D. Từ Liên Xô
27. Từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1930, phong trào cách mạng đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở đâu?
A. Trung Kì
B. Nam Kì
C. Trong cả nước
D. Bắc Kì
28. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa:
A. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào nông dân
B. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào dân tộc, dân chủ
C. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước
D. Chủ nghĩa Mác - Lê-nin với phong trào công nhân
29. Năm 1933, chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nước nào?
A. Đức, I-ta-li-a, Mĩ
B. Đức, Anh, Pháp
C. Đức, Pháp, Mĩ
D. Đức, Nhật, I-ta-li-a
30. Tháng 8 năm 1936 Đảng chủ trương phát động phong trào gì?
A. Đông Dương đại hội
B. Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu
C. Phong trào đòi dân sinh dân chủ
D. Mít tinh diễn thuyết thu thập "dân nguyện"
Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 2: Việt Nam trong những năm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
A | B | C | B | B | B | C | C | A | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
A | C | C | D | C | A | A | C | D | D |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | B | C | D | D | C | D | C | D | A |
.......................................................................
Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 chương 2: Việt Nam trong những năm. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới