Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 Chương 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

Đề kiểm tra 1 tiết môn Sử lớp 9 Chương 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 Chương 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Đề thi gồm 30 câu hỏi trắc nghiệm nằm trong chương trình SGK môn Lịch sử lớp 9. Nhằm củng cố kiến thức trong bài cho các bạn học sinh. Mời các bạn tải về tham khảo

1. Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh

B. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao

C. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú

D. Dựa vào thành tựu khoa học kĩ thuật của thế giới

2. Trong thời kì Chiến tranh lạnh, chi phí đầu tư cho quân sự chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng số ngân sách của Nhật Bản?

A. 1%.

B. 5%.

C. 3%.

D. 7%.

3. Hãy chỉ ra những nguyên nhân căn bản đưa đến sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu trong những năm 50 của thế kỉ XX?

A. Có chung một nền văn minh từ lâu đời. (1)

B. Có một nền kinh tế không tách biệt nhau lắm và từ lâu đã có sự liên hệ mật thiết với nhau. (2)

C. Tất cả (1), (2) và (3).

D. Cần phải liên kết để thoát dần sự lệ thuộc vào Mĩ và cạnh tranh với các nước ngoài khu vực. (3)

4. Việc kí kết với Mĩ hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật đã đem lại điều gì đối với sự phát triển của Nhật Bản?

A. Nhật được Mĩ bảo hộ và trở thành đồng minh tin cậy nhất của Mĩ.

B. Nhật được hưởng nền hòa bình vĩnh viễn, không một nước nào có quyền động đến lãnh thổ nước Nhật.

C. Nhật có điều kiện phát triển mạnh mẽ về quân sự và quốc phòng.

D. Nhật chỉ phải chi một phần rất ít ngân sách cho quân sự nên có điều kiện tập trung phát triển kinh tế.

5. Vào tháng 12 - 1991, Hội nghị cấp cao giữa các nước (EC) tại Ma-xtrích (Hà Lan) quyết định đổi Cộng đồng Châu Âu (EC) thành

A. Cộng đồng than thép châu Âu.

B. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

C. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

D. Liên minh châu Âu.

6. Ngày nay, quốc gia nào được đánh giá là có tiềm lực kinh tế, quân sự lớn mạnh nhất Tây Âu?

A. Anh.

B. Pháp.

C. Đức.

D. Hà Lan.

7. Các phong trào "mùa hè nóng bỏng" của người da đen tại Mĩ diễn ra vào các năm nào?

A. 1965, 1968 - 1969.

B. 1963, 1969 - 1975.

C. 1970, 1971, 1972.

D. 1985, 1990, 1991.

8. Nhật Bản được mệnh danh là xứ sở

A. của những cung điện.

B. Mặt trời mọc.

C. của những chú bò tót.

D. hoa tulip.

9. EC là tên viết tắt của

A. Cộng đồng kinh tế châu Âu.

B. Cộng đồng châu Âu

C. Liên minh châu Âu.

D. Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.

10. Nguyên nhân nào khiến cho nước Mĩ giàu lên từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Mĩ lợi dụng thời điểm các nước đang mải tham chiến để tập trung nghiên cứu khoa học, phát triển kinh tế.

B. Mĩ không trực tiếp tham chiến mà chỉ đứng ngoài buôn bán vũ khí và thu lời.

C. Mĩ được các nước phát xít bồi thường một khoản chiến phí khổng lồ, đủ sức đưa nền kinh tế Mĩ lên một tầm cao mới

D. Xa chiến trường,không bị chiến tranh tàn phá nên có điều kiện sản xuất, buôn bán vũ khí.

11. Các đời tổng thống Mĩ có điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại đó là?

A. Xác lập một trật tự thế giới mới có lợi cho Mĩ

B. "Chiến lược toàn cầu hóa"

C. "Chủ nghĩa lấp chỗ trống"

D. Chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực"

12. Điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu

B. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á

C. Kí hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật (08/09/1951)

D. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài

13. Đảng dân chủ tự do đại diện cho tầng lớp/giai cấp nào ở Nhật Bản?

A. Giai cấp công nhân.

B. Tầng lớp tiểu tư sản.

C. Tầng lớp quý tộc hoàng gia.

D. Giai cấp tư sản.

14. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, để nhận được viện trợ của Mĩ, các nước Tây Âu phải tuân theo những điều kiện nào do Mĩ đặt ra?

A. Tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp tư bản, hạ thuế quan đối với hàng hóa của Mĩ

B. Để hàng hóa Mĩ tràn ngập vào thị trường Tây Âu

C. Đảm bảo các quyền tự do cho người lao động

D. Không được tiến hành quốc hữu hóa các xí nghiệp, hạ thuế quan đối với hàng hóa Mĩ, gạt bỏ những người cộng sản ra khỏi chính phủ

15. Mĩ đã đạt được những thành tựu chủ yếu gì về khoa học - kĩ thuật?

A. Cả (1), (2), (3) đều đúng

B. Chế ra công cụ sản xuất mới, các nguồn năng lượng mới, tìm ra những vật liệu mới (1)

C. Sản xuất được những vũ khí hiện đại (3)

D. Thực hiện "Cuộc cách mạng xanh" trong nông nghiệp, trong giao thông, thông tin liên lạc, chinh phục vũ trụ... (2)

16. Điểm chung của các nước Tây Âu trong những năm diễn ra chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Đều là các nước trung lập.

B. Đều bị Nhật chiếm đóng.

C. Đều là các nước độc lập, không tham chiến.

D. Bị phát xít chiếm đóng và tàn phá nặng nề.

17. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, 4 nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành 4 khu vực để chiếm đóng và kiểm soát?

A. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp

B. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản

C. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh

D. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật

18. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào tháng 4/1949 nhằm mục đích gì?

A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

B. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam

C. Chống lại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu

D. Chống lại các nước XHCN và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới

19. Những biểu hiện nào chứng tỏ sự phồn vinh của kinh tế Mĩ trong những năm 1945 - 1950?

A. Tất cả (1), (2) và (3)

B. Nắm trong tay 3/4 dự trữ vàng của thế giới, là chủ nợ của thế giới. (3)

C. Sản lượng nông nghiệp gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của 5 nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật cộng lại. (2)

D. Chiếm hơn một nửa tổng sản lượng công nghiệp toàn thế giới. (1)

20. Quần đảo Nhật Bản gồm 4 đảo chính, trong đó đảo lớn nhất là gì?

A. Hô-cai-đô

B. Hôn-xư

C. Xi-cô-cư

D. Kiu-xiu

21. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) được Mĩ lập ra vào thời gian nào?

A. Tháng 8 - 1947.

B. Tháng 7 - 1946.

C. Tháng 4 - 1949.

D. Tháng 1 - 1950.

22. Tình hình Nhật Bản sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc là

A. Kinh tế bị tàn phá hết sức nặng nề. (2)

B. Mất hết thuộc địa, bị nước ngoài chiếm đóng. (1)

C. Tất cả (1), (2) và (3).

D. Thất nghiệp trầm trọng, thiếu thốn lương thực, thực phẩm, hàng hóa tiêu dùng, lạm phát nặng nề. (3)

23. Hai đại dương lớn bao bọc xung quanh nước Mĩ là

A. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.

C. Bắc Băng Dương và Thái Bình Dương.

D. Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

24. Đặc điểm nổi bật nhất của nền kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Vị trí kinh tế của Mĩ ngày càng giảm sút trên toàn thế giới

B. Kinh tế phát triển nhanh, nhưng không ổn định vì thường xuyên xảy ra nhiều cuộc suy thoái

C. Mĩ bị các nước Tây Âu và Nhật Bản cạnh tranh quyết liệt

D. Sự chênh lệch giàu nghèo trong xã hội ngày càng lớn

25. Tháng 7 - 1969, đã đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng nào đối với nước Mĩ nói riêng và toàn thế giới nói chung?

A. Lần đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

B. Lần đầu tiên thử thành công bom nguyên tử.

C. Lần đầu tiên đưa con người lên Mặt Trăng.

D. Chế tạo thành công tên lửa vượt đại châu.

26. Nền kinh tế Nhật Bản đầu năm 90 của thế kỉ XX?

A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao

B. Giữ vai trò siêu cường kinh tế

C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài chưa từng thấy từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai

D. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới

27. "Chính sách thực lực" và "Chiến lược toàn cầu" của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu?

A. Lào

B. Triều Tiên

C. Việt Nam

D. Cu Ba

28. Hiệp ước an ninh Mĩ - Nhật được kí kết vào thời gian nào?

A. Ngày 9 - 8 - 1951.

B. Ngày 8 - 9 - 1950.

C. Ngày 8 - 9 - 1951.

D. Ngày 9 - 8 - 1950.

29. Mĩ và các nước phương Tây ra sức "viện trợ" cho Tây Đức những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm mục đích căn bản nào?

A. Để biến Tây Đức thành một "lực lượng xung kích" của khối NATO, chống Liên Xô và các nước XHCN

B. Để Tây Đức dễ dàng có thể tấn công và loại trừ Đông Đức.

C. Để Tây Đức trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh nhất châu Âu

D. Để thúc đẩy quá trình hòa bình hóa nước Đức

30. Trong những năm 1967 - 1969, tình hình nông nghiệp và lương thực ở Nhật như thế nào?

A. Sữa và nghề đánh cá rất phát triển, đứng hàng thứ hai thế giới sau Pê-ru (2)

B. Tất cả (1), (2) và (3).

C. Giải quyết 2/3 nhu cầu về thịt cho nhân dân trong nước. (3)

D. Cung cấp được hơn 80% nhu cầu lương thực trong nước. (1)

Đáp án kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 Chương 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

A

C

D

D

C

B

B

B

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

B

D

D

A

D

A

C

A

B

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

C

C

A

B

C

C

C

C

A

B

.......................................................................

Ngoài Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử lớp 9 Chương 3: Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn tập tốt chuẩn bị cho các kì thi sắp tới

Đánh giá bài viết
1 590
Sắp xếp theo

    Đề kiểm tra 1 tiết, 45 phút lớp 9

    Xem thêm