Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Tam Dương năm học 2018 - 2019
Đề thi HSG môn Vật lý lớp 9
![](https://i.vdoc.vn/data/pdf/2019/03/06/de-thi-chon-hoc-sinh-gioi-cap-huyen-lop-9-mon-vat-ly-tam-duong/bg1.png)
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ THI MÔN: VẬT LÍ
Thời gian làm bài 150 phút- Đề thi gồm 01 trang
Câu 1. (2 điểm) Trên tuyến đường sắt Bắc – Nam của nước ta hiện nay có 27 hầm đường sắt xuyên qua
đèo hoặc đồi núi. Hầm Đèo Cả ở huyện Đông Hòa tỉnh Phú Yên là dài nhất với chiều dài là 1197m một
đoàn tàu đi qua hầm với vận tốc 54 km/h thời gian từ lúc tàu vào hầm đến khi tàu vừa ra hết khỏi hầm là 1
phút 33 giây. Tính chiều dài của đoàn tàu này.
Câu 2. (1,5 điểm) Từ Vĩnh Phúc có một xe ô tô chạy về Hà Nội với vận tốc v
1
= 80 km/h. Cùng lúc đó có
một xe ô tô khác chạy từ Hà Nội về Vĩnh Phúc trên cùng đường. Lúc 10h thì hai xe ô tô đi ngang qua
nhau, lúc 10h32 phút thì xe khởi hành Vĩnh Phúc đến Hà Nội và sau 18 phút nữa thì xe khởi hành từ Hà
Nội đến Vĩnh Phúc. Tìm vận tốc của xe khởi hành từ Hà Nội.
Câu 3. (1,5 điểm) Một ca chứa 4 kg nước và một vật nổi có khối lượng 6 kg khi đó mặt thoáng của nước
cách đáy là 25 cm biết đáy ca hình vuông có cạnh là x, các thành ca thẳng đứng và khối lượng riêng của
nước là 1000 kg/m
3
. Tính x?
Câu 4. (1,5 điểm) Trong trò chơi bập bênh của trẻ em, bạn Đức nặng 18 kg ngồi cách điểm tựa 0,5m, thì
bạn Bình nặng 15 kg phải ngồi cách điểm tựa bao nhiêu để nó thăng bằng?
Câu 5. (1,5 điểm) Công để đưa một vật lên cao 5m bằng một mặt phẳng nghiêng là 9 kJ. Biết hiệu suất
của mặt phẳng nghiêng 80% và chiều dài của mặt phẳng nghiêng là 20m. Xác định trọng lượng của vật và
lực ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng.
Câu 6. (2 điểm) Một bình chứa hình trụ, tiết diện đều được đặt thẳng đứng. Bên trong bình đang chứa nước ở
nhiệt độ t
1
= 60
0
C. Người ta rót thêm vào bình một lượng dầu thực vật ở nhiệt độ t
2
= 20
0
C cho đến khi tổng
độ cao của cột nước và cột dầu bên trong bình là h = 50cm. Xảy ra sự trao đổi nhiệt giữa nước và dầu dẫn đến
sự cân bằng nhiệt ở nhiệt độ t = 45
0
C. Cho khối lượng riêng của nước D
1
= 1000kg/m
3
, của dầu D
2
=
800kg/m
3
; nhiệt dung riêng của nước c
1
= 4200J/kg.K và của dầu c
2
= 2100J/kg.K. Biết dầu nổi hoàn toàn trên
nước. Bỏ qua sự trao đổi nhiệt giữa các chất lỏng với bình và môi trường.
a) Tính tỉ số khối lượng của dầu và nước từ đó tính độ cao của cột dầu và cột nước trong bình.
b) Tính áp suất do khối chất lỏng gây ra tại đáy bình.
Câu 7. (3 điểm) Cho ba điện trở R
1
, R
2
và R
3
= 16Ω, các điện trở chịu
được hiệu điện thế tối đa tương ứng là U
1
= U
2
= 6V; U
3
= 12V. Người ta
ghép ba điện trở trên thành mạch điện như hình vẽ. biết điện trở tương
đương của mạch đó là R
AB
= 8Ω.
a) Tính R
1
và R
2
biết rằng nếu đổi chỗ R
3
với R
2
thì điện trở của mạch
là R
AB
= 7,5Ω.
b) Tính hiệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch.
Câu 8. (3 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Biết U
AB
= 36V không đổi.
R
1
là biến trở , R
2
= 12; R
4
= 24; R
5
= 8; điện trở của ampe kế
và dây nối rất nhỏ.
a) k mở: R
1
= 6, ampe kế chỉ 1,125A. Tính điện trở R
3
.
b) k đóng: R
1
= 6. Tìm số chỉ ampe kế và chiều dòng điện qua ampe kế.
c) k đóng: R
1
= 8. Mắc thêm R
x
song song với R
5 .
Để ampe kế chỉ 0,9A
thì R
x
bằng bao nhiêu?
Câu 9. (2 điểm) Đặt một gương phẳng tròn có đường kính 4cm nằm ngang trên nền nhà, mặt phản xạ
hướng lên trên. Nền nhà cách trần 4m, một điểm sáng S đặt trong khoảng từ trần nhà đến gương và cách
gương 80cm (S nằm trên đường thẳng vuông góc với gương tại tâm gương). S phát ra chùm tia tới gương
cho chùm tia phản xạ tạo thành một hình tròn sáng trên trần nhà.
a) Vẽ đường đi của chùm tia tới và chùm tia phản xạ
b) Tính đường kính vòng tròn trên trần nhà.
Câu 10. (2 điểm) Một quả cầu nhỏ, đặc được thả nhẹ vào bình đựng đầy cồn thì có 96g cồn tràn ra. Cũng
làm như vậy với bình đựng đầy nước thì thấy có 102g nước tràn ra. Cho khối lượng riêng của cồn là D
1
=
800 kg/m
3
,
của nước D
2
= 1000 kg/m
3
. Xác định khối lượng riêng của quả cầu.
------------------- Hết-------------------
. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh: ....................................................................... SBD: ..................Phòng thi.......
ĐỀ CHÍNH THỨC
+
-
A
k
R
5
R
4
R
3
R
2
R
1
A
B
M
N
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Tam Dương năm 2018
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Tam Dương năm học 2018 - 2019 là đề tham khảo dành cho các bạn học sinh và thầy cô nghiên cứu, học tập tốt môn Vật lý lớp 9 cũng như luyện tập và làm quen với nhiều đề học sinh giỏi hơn nhằm chuẩn bị tốt nhất cho các kì thi sắp diễn ra. Mời các bạn tham khảo.
- Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9 môn Toán Sở GD&ĐT Bình Dương năm học 2017 - 2018
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 môn Vật lý Sở GD&ĐT Hà Tĩnh năm học 2018 - 2019
- Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT Tam Dương năm học 2018 - 2019
- Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 môn Hóa học Phòng GD&ĐT Tam Dương năm học 2018 - 2019
- Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 môn Toán Phòng GD&ĐT Tam Dương năm học 2018 - 2019
.............................................
Ngoài Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện lớp 9 môn Vật lý Phòng GD&ĐT Tam Dương năm học 2018 - 2019. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì 2 lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt