Đề thi chọn HSG cấp trường môn Lịch sử 12 năm 2018 trường THPT Phan Đình Phùng

THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
( Đề thi có 1 trang, gồm 4 câu)
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2018 - 2019
Môn thi: LỊCH SỬ 12
Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1.
Nêu những t chính trong các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê
(1885 - 1896). Tại sao nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất
trong phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX?
Câu 2.
Vì sao Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh đuổi Pháp và dựa vào
sự giúp đỡ của Nhật Bản? Ông đã có những hoạt động gì để thực hiện chủ trương đó? Những
bài học rút ra từ sự thất bại của xu hướng bạo động trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu
thế kỉ XX?
Câu 3.
Trình bày và nhận xét sự phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các
nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (2-1945).
Câu 4.
Trình bày hoàn cảnh Liên Xô bước vào khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH sau Chiến
tranh thế giới thứ hai. Những thành tựu cơ bản mà Liên Xô đạt được từ năm 1945 đến nửa đầu
những năm 70. Thành tựu đó có ý nghĩa nthế nào đối với đất nước Liên Xô ?
------------------- HẾT --------------------
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:........................................................................................................Số báo danh:.....................................................
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
THPT PHAN ĐÌNH PHÙNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2018 - 2019
Môn thi: LỊCH SỬ 12
HƯỚNG DẪN CHẤM
(Bản hướng dẫn chấm gồm 03 trang)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
2 điểm
1. Những nét chính các giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghĩa Hương Khê:
0,75
- Từ 1885 đến 1888: là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, do Cao Thắng trực tiếp phụ trách,
nghĩa quân xây dựng căn cứ, huấn luyện, sản xuất vũ khí.
0,25
- Từ 1888 đến 1896: là giai đoạn chiến đấu quyết liệt.
+ Diễn ra nhiều trận đánh lớn như trận ở đồn Trường Lưu (5 - 1890), trận tập kích thị
xã Hà Tĩnh (8 - 1892), trận ở núi Vụ Quang (10 - 1894)
0,25
+ Sau 1894, quân Pháp tấn công ác liệt, Phan Đình Phùng hy sinh tháng 12 - 1895,
cuộc khởi nghĩa kết thúc thất bại vào đầu năm 1896.
0,25
2. Giải thích:
1,25
- Thời gian diễn ra dài nhất (1885 - 1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp.
- Địa bàn khởi nghĩa rộng lớn: gồm 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
0,5
- Lãnh đạo khởi nghĩa: Cụ Phan Đình Phùng, điển hình cho giới văn thân sĩ phu yêu
nước cuối thế kỉ XIX, cụ vốn là một vị quan lớn trong triều Nguyễn. Ngoài ra, còn có
Cao Thắng, một tướng giỏi xuất thân từ nông dân.
0,25
- Tổ chức lực lượng: rất chặt chẽ, nghĩa quân chia thành 15 quân thứ, ở trong nhân
dân…tự chế tạo được vũ khí, chuẩn bị chu đáo về cơ sở vật chất, căn cứ khởi nghĩa ….
0,25
- Có nhiều cách đánh giặc độc đáo: tổ chức được nhiều trận đánh lớn, tấn công đồn
Pháp, phục kích địch, tinh thần chiến đấu dũng cảm, gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng
nề.
0,25
Câu 2
3 điểm
a. Phan Bội Châu chủ trương dùng bạo động trang đánh đuổi Pháp dựa
vào sự giúp đỡ của Nhật Bản vì:
0,75
- Ông xác định độc lập dân tộc nhiệm vụ cần m trước để đi tới phú cường. Muốn
giành độc lập thì chỉ con đường bạo động trang (đây con đường truyền thống
của dân tộc trong đấu tranh chống ngọai xâm)
0,25
- Thành công của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị, nhất chiến thắng của Nhật trong
cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) gây tiếng vang lớn tác động đến Phan Bội
Châu. Ông cho rằng Nhật là nước “đồng chủng đồng văn” với nước ta nên ông hi vọng
ở sự giúp đỡ của Nhật.
0,5
b. Hoạt động của Phan Bội Châu
1,0
- m 1904, ông cùng một số người khác lập Duy tân hội nhằm đánh đuổi thực
dân Pháp, giành độc lập, thành lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam...
0,25
- Từ 1905 - 1908, ông sang Nhật cầu viện, tổ chức phong trào Đông Du đưa
thanh niên sang Nhật học tập để chuẩn blực lượng chống Pháp song Pháp câu kết với
chính phủ Nhật Bản đàn áp phong trào.
0,25
- Tháng 6/1912, ông cùng các đồng chí của mình lập ra Việt Nam quang phục hội
với mục đích: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập Cộng hòa
0,25
dân quốc Việt Nam”, chủ trương đánh Pháp bằng bạo lực quân sự, lập ra Quang phục
quân song chỉ tổ chức được một vài cuộc bạo động lẻ tẻ.
- Năm 1913, ông bị bắt giam nhà Quảng Đông, hoạt động của Việt Nam
quang phục hội nói riêng và cách mạng Việt Nam nói chung gặp khó khăn.
0,25
c. Bài học rút ra
1,0
- Phải hiểu rõ bản chất của kẻ thù: CN đế quốc dù da trắng hay da vàng thì bản chất đều
như nhau, chúng sẵn sàng câu kết với nhau để chia sẻ quyền lợi hòng xâm chiếm
đàn áp các dân tộc thuộc địa.
0,5
- Cách mạng muốn thành công cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực
mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính
0,25
- Con đường bạo động vũ trang là đúng đắn nhưng cần có sự chuẩn bị chu đáo về lực
lượng kết hợp lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang với phương pháp
cách mạng phù hợp...
0,5
Câu 3
2 điểm
*Sự phân chia khu vực đóng quân phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh
tại Hội nghị Ianta (2-1945).
1,0
- Ở châu Âu:
+Liên chiếm đóng Đông nước Đức, Đông Béclin các nước Đông Âu; Quân đội
Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Béc-lin và các nước Tây Âu.
0,25
+Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Vùng Tây Âu thuộc phạm vi
ảnh hưởng của Mĩ. Áo và Phần Lan là hai nước trung lập.
0,25
- châu Á:
+Hội nghị chấp nhận những yêu cầu của Liên Xô: 1- Giữ nguyên trạng Mông Cổ; 2-
Trả lại cho Liên miền Nam đảo Xakhalin; Liên chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin;
quốc tế hóa thương cảng Đại Liên (Trung Quốc)
0,25
+Quân đội chiếm đóng Nhật Bản; bán đảo Triều Tiên, quân đội Liên chiếm
đóng Bắc quân đội chiếm đóng miền Nam, lấy tuyến 38 làm ranh giới; Trung
Quốc trở thành quốc gia thống nhất dân chủ. Các nước còn lại của châu Á (Đông Nam
Á, Nam Á, Tây Á) thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây
0,25
* Nhận xét
1,0
- Tuy thỏa thuận của ba cường quốc nhưng thực chất sự phân chia phạm vi ảnh
hưởng giữa Mĩ và Liên Xô.
0,25
-Toàn bộ những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba
cường quốc Liên Xô, Anh đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới từng
bước được thiết lập trong những năm 1945-1947, thường được gọi là trật tự hai cực Ianta.
0,5
- Từ sự phân chia này đã dẫn tới tình trạng đối đầu Đông - y và cuộc chiến tranh lạnh
trong nhiều thập kỉ kế tiếp.
0,25
a. Hoàn cảnh
1,0
- Cuộc chiến tranh chống phát xít đã gây ra nhiều tổn thất nặng nề cho đất nước Liên
Xô: Gần 27 triệu người chết, 1710 thành phố, hơn 7 vạn làng mạc, 32 nghìn nhà máy,
xí nghiệp bị tàn phá nặng nề. Đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn
0,5
- Sau chiến tranh, Mỹ và phương Tây tiến hành bao vây kinh tế, cô lập chính trị, phát
động chiến tranh lạnh, chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và
các nước XHCN. Trong bối cảnh ấy Liên Xô buộc phải củng cố quốc phòng, chi những
khoản tiền không nhỏ cho ngân sách quân sự, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc khôi
phục kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
0,25
- Sau chiến tranh, các nước Đông Âu xây dựng CNXH, Liên Xô đã viện trợ kĩ thuật,
0,25

Đề thi chọn HSG cấp trường môn Lịch sử lớp 12

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Đề thi chọn HSG cấp trường môn Lịch sử 12 năm 2018 trường THPT Phan Đình Phùng, tài liệu kèm theo lời giải chi tiết sẽ là nguồn thông tin hay để phục vụ công việc học tập của các bạn học sinh được tốt hơn.

-------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Đề thi chọn HSG cấp trường môn Lịch sử 12 năm 2018 trường THPT Phan Đình Phùng. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Địa lý lớp 12, Lịch sử lớp 12, Ngữ văn lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 1.130
Sắp xếp theo

Thi học sinh giỏi lớp 12

Xem thêm