Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi chọn lớp khối 10 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Đề thi chọn lớp khối 10 môn Địa lý

Đề thi chọn lớp khối 10 môn Địa lý trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017 là tài liệu tham khảo hay dành cho quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo, nhằm sàng lọc, phân loại học sinh vào các lớp thích hợp, để có phương án dạy và học đúng đắn nhất.

Đề thi chọn lớp khối 10 môn Lịch sử trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

Đề thi chọn lớp khối 10 môn Ngữ văn trường THPT Yên Lạc 2, Vĩnh Phúc năm học 2016 - 2017

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC 2

ĐỀ CHỌN LỚP KHỐI 10 NĂM HỌC 2016-2017

MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề.

Câu 1. (3,5 điểm)

a) Trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta.

b) Nêu ảnh hưởng thuận lợi của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển ở nước ta.

Câu 2. (3,0 điểm)

Phân tích những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

Câu 3. (3,5 điểm)

Cho bảng số liêụ:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT PHÂN THEO NHÓM CÂY CỦA NƯỚC TA NĂM 2000 VÀ 2010

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Giá trị sản xuất

2000

2010

Tổng số

90 858,2

129 779,2

Cây lương thực

55 163,1

72 250,0

Cây công nghiệp

21 782,0

33 708,3

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác

13 913,1

23 820,9

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, Nhà xuất bản thống kê 2012)

a) Vẽ biểu đồ hình tròn, thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây của nước ta năm 2000 và 2010.

b) Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét.

Đáp án đề thi chọn lớp khối 10 môn Địa lý

Câu 1 (3,5 điểm)

a Trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta. (1,5đ)

  • Nước ta nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á.
  • Tiếp giáp với ba nước trên đất liền (Trung Quốc, Lào, Campuchia) và nhiều nước trên biển.
  • Hệ tọa độ địa lí: điểm cực Bắc ở vĩ độ 23023'B, điểm cực Nam ở vĩ độ 8034'B, điểm cực Tây ở kinh độ 102009'Đ, điểm cực Đông ở kinh độ 109024'Đ.
  • Trên vùng biển, hệ tọa độ địa lí nước ta còn kéo dài đến khoảng vĩ độ 6050'B và từ khoảng kinh độ 1010Đ đến khoảng 117020'Đ.

Như vậy, Việt Nam vừa gắn với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Biển Đông và thông ra Thái Bình Dương rộng lớn. Đại bộ phận lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ số 7.

b. Nêu ảnh hưởng thuận lợi của Biển Đông đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái vùng ven biển ở nước ta. (2,0đ)

  • Ảnh hưởng của Biển Đông đến khí hậu nước ta:
    • Biển Đông rộng, nhiệt độ nước biển cao, biến động theo mùa... làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn.
    • Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và dịu bớt thời tiết nóng bức mùa hè.
    • Nhờ có biển Đông, khí hậu mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương nên điều hoà hơn.
  • Đối với địa hình ven biển:
    • Đa dạng, gồm: các vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu với các bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng,...
    • Các vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và các rạn san hô,...
  • Đối với các hệ sinh thái vùng ven biển:
    • Đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn (có năng suất sinh học cao) ở nước ta vốn có diện tích 450 nghìn ha, riêng Nam Bộ 300 nghìn ha, hiện nay bị thu hẹp nhiều do chuyển đổi thành diện tích nuôi tôm, cá và do cháy rừng.
    • Các hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn, hệ sinh thái rừng trên các đảo cũng rất đa dạng và phong phú.

Câu 2 (3,0 điểm) Phân tích những thế mạnh và hạn chế của khu vực đồi núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nước ta.

  • Các thế mạnh:
    • Khoáng sản: khu vực đồi núi tập trung nhiều khoáng sản có nguồn gốc nội sinh (đồng, chì, thiếc, sắt, pyrit, niken, crôm, vàng,...), và các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh (bôxit, apatit, đá vôi, than đá, vật liệu xây dựng). Đây là nguyên, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp.
    • Rừng và đất trồng: tạo cơ sở phát triển nền nông, lâm nghiệp nhiệt đới.
      • Rừng giàu có về thành phần loài với nhiều loài quý hiếm, tiêu biểu cho sinh vật rừng nhiệt đới.
      • Đất trồng: miền núi có các cao nguyên và thung lũng, vùng bán bình nguyên, đồi trung du thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc. Vùng núi cao có thể nuôi, trồng các loài động, thực vật cận nhiệt và ôn đới.
    • Nguồn thuỷ năng: các con sông ở miền núi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn.
    • Tiềm năng du lịch: nhiều vùng núi có điều kiện để phát triển các loại hình du lịch như: tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái,... (Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Mẫu Sơn,...)
  • Các hạn chế:
    • Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông, suối, hẻm vực, sườn dốc gây trở ngại cho phát triển giao thông, khai thác tài nguyên và giao lưu giữa các vùng.
    • Do mưa nhiều, độ dốc lớn, miền núi còn là nơi dễ xảy ra các thiên tai như: lũ nguồn, lũ quét, xói mòn sạt lở đất.
    • Tại các đứt gãy sâu có thể gây động đất.
    • Các thiên tai khác: lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,...

Câu 3 (3,5 điểm)

a. Vẽ biểu đồ hình tròn, thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây của nước ta năm 2000 và 2010. (2,5đ)

* Tính cơ cấu:

Bảng cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây của nước ta năm 2000 và 2010 (đơn vị: %)

Năm

Cơ cấu giá trị

2000

2010

Tổng số

100,0

100,0

Cây lương thực

60,7

55,7

Cây công nghiệp

24,0

26,0

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác

15,3

18,3

* Tính bán kính:

  • Bán kính năm 2000 = 1 đơn vị bán kính.
  • Bán kính năm 2010 = 1,2 đơn vị bán kính.

* Vẽ biểu đồ: biểu đồ hình tròn. (Biểu đồ khác không cho điểm).

Yêu cầu: thẩm mỹ, tương đối chính xác, có đủ các tiêu chí: tên biểu đồ, kí hiệu, chú giải, số liệu, đơn vị, năm.

(Lưu ý: thiếu, sai mỗi tiêu chí trừ 0,25 điểm).

b. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét.

  • Quy mô: năm 2010 có quy mô lớn hơn năm 2000 (dẫn chứng).
  • Cơ cấu:
  • Tỉ trọng giá trị của các nhóm cây có sự chênh lệch (dẫn chứng).
    • Từ năm 2000-2010 tỉ trọng cây lương thực giảm; tăng tỉ trọng giá trị cây công nghiệp, cây ăn quả, rau đậu và các cây khác (dẫn chứng).
    • Trong đó tỉ trọng cây công nghiệp tăng chậm hơn tỉ trọng cây ăn quả, rau đậu và các cây khác (dẫn chứng).
Đánh giá bài viết
1 433
Sắp xếp theo

    Địa lý lớp 10

    Xem thêm