Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn năm 2022 Đề 8

Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 12 - Đề 8 do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi giữa học kì 2 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 12 và luyện thi đại học.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 12

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Một khi đã phân biệt chuyện nào đúng, chuyện nào sai, người nào đúng, người nào sai, khi đó bạn đã tự mặc định việc lựa chọn phe cho mình. Khi phân định rạch ròi đúng – sai, chúng ta có xu hướng tốn công thuyết phục những người xung quanh để họ có cùng niềm tin như mình, thậm chí còn ghét bỏ, không thể đứng cùng một chỗ với người có tư tưởng đối lập. Bạn đã bao giờ tự hỏi, điều gì khiến bạn cảm thấy khó chịu, ghét bỏ đối phương vào lúc đó chưa? Vì họ có quan điểm trái ngược? Hay vì họ không chịu lắng nghe bạn, không tin bạn, không tuân theo bạn, không thừa nhận rằng bạn đúng? (...)

(2) Chúng ta có nhất thiết cần phải chiến đấu đến cùng với người khác để giành được phần thắng, để được thừa nhận? Đến cuối cùng, chiến thắng đó liệu sẽ đem lại cho bạn điều gì? Bạn có thực sự chiến thắng không hay đó đơn thuần là chiến thắng của "cái Tôi" bên trong bạn?

(3) Một "cái Tôi" luôn kêu gào muốn người khác phải nghe mình, phải tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy. Một "cái Tôi" khắc khoải mong được thừa nhận. Một "cái Tôi" thích chiến đấu hơn là nhún nhường. Một "cái Tôi" nói lý lẽ rất giỏi, nhưng lại chỉ thích bịt tai, vì không chịu lắng nghe nên chưa thể hiểu, chưa thể thương một người có lựa chọn khác biệt. Một "cái Tôi" vẫn còn cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi nên khi đứng trước sự đối lập, mới vội vàng nóng giận, vội vàng tức tối, cảm thấy bị đe doạ và lo lắng về tương lai. Khi "cái Tôi" tù túng thì sẽ rất khó để nó thực sự tôn trọng sự tự do của kẻ khác.

(Trích Chúng ta đâu chỉ sống cho riêng mình – Dương Thùy, Nxb. Hà Nội, 2016, tr.118 – 119)

Câu 1 (0,5 điểm): Xác định những phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) và (3) của văn bản.

Câu 2 (0,5 điểm): Theo tác giả, một "cái Tôi" tù túng thường có những biểu hiện như thế nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản.

Câu 4 (1,0 điểm): Theo anh/chị, việc đề cao "cái Tôi" cá nhân sẽ tác động như thế nào đến lối sống của thế hệ trẻ hiện nay?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Nghị luận xã hội 200 chữ về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm "Những đứa con trong gia đình".

Đáp án Đề thi giữa học kì 2 lớp 12 môn Văn

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5 điểm):

Các phép liên kết được sử dụng trong đoạn (1) và (3) của văn bản:

Phép nối bằng quan hệ từ: vì, nhưng...

Phép thế: "Những người xung quanh", "đối phương" được thế bằng đại từ "họ".

Phép lặp: Một "cái Tôi".

Câu 2 (0,5 điểm):

Theo tác giả, một "cái Tôi" tù túng thường có những biểu hiện sau: Luôn kêu gào muốn người khác nghe mình, tôn trọng mình, phải để mình làm chỉ huy; khắc khoải mong được thừa nhận; thích chiến đấu hơn là nhún nhường; nói lý lẽ rất giỏi nhưng không chịu lắng nghe; cầm tù mình trong những vai trò, ranh giới, ẩn giấu bên trong là những lo toan, sợ hãi; đứng trước sự đối lập mới vội vàng nóng giận, cảm thấy bị đe dọa...

Câu 3 (1,0 điểm):

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn (3) của văn bản:

- Phép liệt kê:

Tác dụng: Diễn tả đầy đủ, rõ ràng những biểu hiện của "cái Tôi" tù túng để mọi người nhận biết rõ hơn sự phong phú, phức tạp của nó.

- Phép điệp từ, điệp ngữ: Một "cái Tôi", mình, ...

Tác dụng: Nhấn mạnh hơn sự thể hiện không tích cực của "cái Tôi" khi bị đẩy đến mức thái quá, cực đoan. Qua đó, bộc lộ thái độ không đồng tình, phê phán của tác giả trước "cái Tôi" tù túng; cũng như nhằm định hướng nhận thức, cách sống đúng đắn, tích cực...

Câu 4 (1,0 điểm):

Việc đề cao "cái tôi" cá nhân có tác động tích cực và tiêu cực đến lối sống của thế hệ trẻ hôm nay (học sinh tự liệt kê).

Vì vậy, mỗi cá nhân phải biết đặt "cái Tôi" trong mối quan hệ với "cái ta", với cộng đồng; "cái Tôi" cần tuân theo chuẩn mực đạo lý, văn hóa; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội…

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Nghị luận xã hội về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

Sự tử tế: tấm lòng lương thiện, phẩm chất tốt đẹp của con người, luôn hướng đến mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, sẵn sàng sẻ chia với người khác.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người sống tử tế:

Sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn, sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn hơn mình.

Sống và làm việc có kỉ luật, biết lễ phép, yêu thương chan hòa, hướng đến và làm theo những điều tích cực.

Lan tỏa được những hành động, thông điệp tích cực ra cộng đồng.

- Ý nghĩa của việc sống tử tế:

Khi người giúp đỡ người, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.

Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

Một người làm cha, làm mẹ khi có lối sống tử tế sẽ làm gương cho con cái của mình, cho thế hệ măng non sau này làm theo, từ đó làm nền tảng để xây dựng một xã hội tử tế.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Trong xã hội vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại,…

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của sự tử tế; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Câu 2 (5đ):

Dàn ý bài phân tích nhân vật Việt và Chiến

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Thi, tác phẩm Những đứa con trong gia đình và dẫn dắt vào nhân vật Việt và Chiến.

2. Thân bài

a. Nhân vật Chiến

Có những nét giống mẹ: mang vóc dáng của má “hai bắp tay tròn vo ... chắc nịch”, giống má từ cái lối nằm với thằng út em, biết lo liệu mọi việc một cách chu đáo (đặc biệt trước đêm sắp xa nhà), Chiến tự thấy mình như hòa vào má “Tao cũng đã lựa ý ... nên tao cũng tính vậy”.

Là cô gái mới lớn nên khi thì người lớn (nhường em, tháo vát, ...) nhưng có lúc vẫn rất trẻ con, điệu đà (vào chiến trường vẫn không quên mang gương nhỏ).

Chiến cũng có những nét khác biệt so với má: trẻ trung hơn, được tự tay cầm súng để trả thù cho người thân, cho quê hương.

Là một cô gái kế thừa được sự kiên cường từ người thân trong gia đình: “nếu giặc còn thì tao mất”.

b. Nhân vật Việt

• Có nét riêng của cậu con trai mới lớn: hiếu động, ngây thơ, trẻ con.

Luôn tranh giành phần hơn từ chị: đi bắt ếch, giết giặc, đi bộ đội…

Thích những trò chơi hiếu động: bắn chim, câu cá, đi bộ đội vẫn mang ná thun...

Đêm trước khi lên đường đi bộ đội, Việt vẫn vô tư “lăn kềnh ra ván cười khì khì”, “chụp một con đom đóm úp trong lòng bàn tay”, rồi ngủ quên lúc nào không biết.

“Giấu chị như giấu của riêng” trước những lời trêu đùa của các anh trong đội.

Bị thương trên chiến trường, không sợ địch, không sợ chết mà chỉ sợ con ma cụt đầu, gặp lại anh em thì vừa khóc vừa cười như đứa trẻ.

• Việt cũng là một chiến sĩ dũng cảm:

Khi còn nhỏ đã dám xông vào đá thằng giặc giết cha mình.

Khi lớn lên tranh giành đi tòng quân với chị Chiến dù chưa đủ tuổi.

Trong quân ngũ Việt chiến đấu rất dũng cảm, dùng pháo tiêu diệt được một xe bọc thép của giặc.

Dù đang bị thương nặng nhưng vẫn luôn trong tư thế chiến đấu, không hề run sợ: “Tao sẽ chờ mày ... mày là thằng chạy”.

3. Kết bài

Nguyễn Thi đã làm nổi bật chân dung của những con người anh hùng trong thời đại mới tuy nhỏ tuổi nhưng tràn đầy sức sống và tình yêu nước qua hai nhân vật Việt và Chiến.

---------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì 2 năm 2022 môn Văn 12 - Đề 8. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 2 lớp 12

    Xem thêm