Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2018 - 2019
Đề kiểm tra giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Đề kiểm tra giữa học kì 2 lớp 3 môn Tiếng Việt được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, giúp quý thầy cô đánh giá chất lượng học tập nửa đầu kì II, các em học sinh luyện tập kỹ năng đọc, viết, ôn tập chuẩn bị cho kì thi học kì 2 đạt kết quả cao. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo.
Trường: Tiểu học ……. Họ và tên: ……………… Lớp : 3 … | KIỂM TRA ÔN TẬP ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II Năm học: 2018 – 2019 Môn: Tiếng việt 3 Thời gian: 75 phút |
ĐIỂM | LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN |
…………………………………………………………………………………....... |
I. Đọc thầm và làm bài tập:(3đ)
ĐỐI ĐÁP VỚI VUA
Một lần, vua Minh Mạng từ kinh đô Huế ngự giá ra Thăng Long (Hà Nội). Vua cho xa giá đến Hồ Tây ngắm cảnh. Xa giá đi đến đâu, quân lính cũng thét đuổi tất cả mọi người, không cho ai đến gần.
Cao Bá Quát, khi ấy còn là một cậu bé, muốn nhìn rõ mặt vua. Cậu nảy ra một ý, liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm. Quân lính nhìn thấy, hốt hoảng xúm vào bắt trói đứa trẻ táo tợn. Cậu bé không chịu, la hét, vùng vẫy, gây nên cảnh náo động ở hồ. Thấy thế, vua Minh Mạng truyền lệnh dẫn cậu tới hỏi.
Cậu bé bị dẫn đến tước mặt nhà vua. Cậu tự xưng là học trò mới ở quê ra chơi nên không biết gì. Thấy nói là học trò, vua ra lệnh cho cậu phải đối được một vế đối thì mới tha. Nhìn thấy trên mặt hồ lúc đó có đàn cá đang đuổi nhau, vua tức cảnh đọc vế đối như sau:
Nước trong leo lẻo cá đớp cá
Chẳng cần nghĩ ngợi lâu la gì, Cao Bá Quát lấy cảnh mình đang bị trói, đối lại luôn:
Trời nắng chang chang người trói người
Vế đối vừa cứng cỏi vừa rất chỉnh, biểu lộ sự nhanh trí, thông minh. Vua nguôi giận, truyền lệnh cởi trói, tha cho cậu bé.
Dựa vào nội dung bài tập khoanh vào ý đúng:
Câu 1. Vua Minh Mạng xa giá đi đâu?
A. Ra Thăng Long (Hà Nội)
C. Ra kinh đô Huế và Thăng Long
B. Ra kinh đô Huế
D. Hồ Tây
Câu 2. Vì sao muốn nhìn rõ mặt vua, Cao Bá Quát lại liền cởi hết quần áo, nhảy xuống hồ tắm?
A. Gây cảnh náo động ở hồ.
B. Thu hút sự chú ý của nhà vua.
C. Trêu quân lính của nhà vua.
D. Nhìn trộm mặt của nhà vua.
Câu 3. Nhà vua ra lệnh cho cậu bé phải làm gì?
A. Phải la hét, vùng vẫy.
B. Phải xưng là học trò.
C. Phải đối được một vế đối thì mới tha.
D. Phải lấy cảnh mình bị trói mà đối lại.
Câu 4. Đâu không phải là dòng gồm những từ ngữ chỉ hoạt động có trong bài?
A. Thét đuổi, cởi, nhảy.
B. Xúm vào, nghĩ ngợi, náo động.
C. Đuổi nhau, vùng vẫy, bắt trói.
D. Xúm vào, đuổi nhau, nhảy.
Câu 5. Bộ phận in đậm trong câu “Cậu bé bị dẫn đến trước mặt nhà vua.” trả lời cho câu hỏi nào?
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Ai làm gì?
D. Như thế nào?
Câu 6. Theo em, nội dung của câu truyện trên là gì?
A. Ca ngợi sự thông minh của Cao Bá Quát.
B. Ca ngợi tài năng xuất sắc của Cao Bá Quát.
C. Ca ngợi tính cách khảng khái, tự tin của CB Quát.
D. Tất cả các ý trên đều đúng.
II. Tự luận:(7đ)
Câu 7. (2đ) Nghe viết: Người trí thức yêu nước (từ đầu đến từ bên Nhật)
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Câu 8: (2đ) Nhân hóa là gì? Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về con chó nhà em nuôi trong đó có sử dụng biện pháp nhân hóa? Chỉ rõ những câu văn sử dụng biện pháp nhân hóa mà em đã sử đụng bằng cách gạch chân 1 gạch và từ ngữ nhân hóa bằng 2 gạch.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Câu 9. (3đ) Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 dến 10 câu) kể về người lao động trí óc mà em biết.
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Ngoài Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 trên, các em học sinh có thể tham khảo môn học tốt Tiếng Việt 3 và bài tập môn Tiếng Việt 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Tiếng Việt hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.