Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 12 (Đề 4)

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 12 (Đề 4) do VnDoc biên soạn, bám sát chương trình học sẽ giúp các em học sinh lớp 12 trong quá trình ôn thi giữa học kì 1 luyện thêm đề môn Ngữ văn có đáp án.

Đề thi giữa học kì 1 lớp 12 môn Ngữ văn bao gồm đầy đủ các phần thiết yếu sau:

  • Phần Đọc hiểu văn bản được chọn lọc bám sát chương trình học.
  • Phần Làm văn bao gồm nghị luận xã hội và nghị luận văn học giúp các em học sinh hình thành kĩ năng làm văn của mình cũng như phục vụ quá trình ôn thi học kì môn Ngữ văn lớp 12 và luyện thi đại học.

Bản quyền tài liệu thuộc về VnDoc.
Nghiêm cấm mọi hành vi sao chép nhằm mục đích thương mại.

Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 12

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc đoạn văn sau và trả lời những câu hỏi:

“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nào qua, lòng lại chẳng yêu thương?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)

Câu 1 (0,5đ): Nêu phương thức biểu đạt chính và thể thơ mà tác giải sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2 (1đ): Hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!” đã để lại cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 3 (1,5đ): Từ triết lí trong đoạn thơ trên, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ): Suy nghĩ của bạn về câu nói: Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ.

Câu 2 (5đ): Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc.

Hướng dẫn giải Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 12

Đáp án Đọc hiểu văn bản

Câu 1 (0,5đ):

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.

Thể thơ: tám chữ.

Câu 2 (1đ):

Hai câu thơ: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!” đã để lại cho em nhiều suy nghĩ: khi ta ở, mảnh đất chỉ là nơi để con người sinh sống nhưng khi rời khỏi đó, từng kỉ niệm, từng ngày tháng ở đó trở thành một phần tâm hồn của chúng ta, in sâu vào kí ức.

Câu 3 (1,5đ):

Bài học cho bản thân rút ra từ những triết lí đó là những chân lí mang tính phổ quát, rút ra từ đời sống, từ quy luật tình cảm. Mỗi một mảnh đất khi con người gắn bó dù cho không phải là quê hương đều sẽ trở thành một phần máu thịt, thành mảnh đất tâm hồn, mảnh đất kỉ niệm. Vì vậy, hãy biết yêu thương, trân trọng, sống thủy chung với quá khứ, với những miền đất đã đi qua.

II. Làm văn (7đ):

Câu 1 (2đ):

Dàn ý Suy nghĩ của bạn về câu nói: Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu nói “Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ”.

2. Thân bài

a. Giải thích

Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ: để đạt được thành công, con người phải trải qua nhiều khó khăn, vất vả, thử thách, nhưng khi đạt được thành công như mong ước rồi, cách con người giữ gìn cũng như phát triển nó tốt hơn mới thực sự là thử thách được đặt ra với mỗi người.

→ Câu nói là bài học răn dạy con người, giúp con người thức tỉnh và tiếp tục tiến về phía trước, không nên hả hê với thành công mình đạt được.

b. Phân tích

  • Để đạt được thành công, con người phải trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, khi đạt được thành công sẽ đứng trên đỉnh vinh quang đầy kiêu hãnh, tự hào.
  • Thành công không phải cái đích cuối cùng mà nó là khởi đầu cho một con đường mới đầy gian nan hơn mà chúng ta phải đi. Đạt được thành công đã khó nhưng giữ cái thành công đó và phát triển nó lên cao lại càng khó hơn.
  • Nhiều người khi đạt được thành công nhất định thì tự mãn, thỏa lòng với thành công đó, chủ quan, không tiếp tục cố gắng nên chỉ dừng lại ở đó và dần dần suy xuống mà không phát triển nhiều hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, được nhiều người biết đến và có tính xác thực cao.

d. Phản biện

Trong cuộc sống có nhiều người có tính chủ quan, khi đạt được thành công hoặc chạm tới thành công thì không chịu cố gắng, nỗ lực nhiều hơn nữa, cho rằng mình hơn người khác,… → những người này đáng bị chỉ trích, phê phán thẳng thắn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận (Thử thách lớn nhất của con người là lúc thành công rực rỡ) đồng thời đưa ra bài học, liên hệ bản thân.

Câu 2:

Dàn ý Phân tích 8 câu đầu Việt Bắc

1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc và 8 câu thơ đầu.

2. Thân bài

a. 4 câu thơ đầu

“Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.”

→ Lời của người Việt Bắc hỏi người ra đi, khơi gợi những kỉ niệm đã qua.

  • Câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta?”, cách xưng hô “mình - ta” quen thuộc trong lối đối đáp dân gian thể hiện được cảm xúc dâng trào cùng nỗi lòng của người ở lại.
  • “Mười lăm năm” khoảng thời gian đủ dài để giữa người đi và kẻ ở thấu hiểu nhau, có với nhau những kỉ niệm đáng nhớ.
  • “thiết tha mặn nồng”: tình cảm giữa người dân Việt Bắc và người cán bộ chiến sĩ thủy chung, sâu sắc, keo sơn, bền chặt.
  • Hai câu thơ sau là lời nhắc nhớ người ra đi về thiên nhiên, con người Việt Bắc. Hình ảnh “núi, sông” là sự vận dụng tài tình của tác giả với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” để nhắc nhở người ra đi về Việt Bắc - cội nguồn của Cách mạng, là nơi chúng ta đã cùng nhau đồng cam cộng khổ chiến đấu và giành chiến thắng.

→ Người ở lại mở lời gợi nhắc nhớ người ra đi về khoảng thời gian gắn bó và những kỉ niệm cùng nhau.

b. 4 câu thơ sau

“Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

→ Tiếng lòng của người của người về xuôi mang trong mình sự quyến luyến, nỗi nhớ thương, bịn rịn.

  • “tha thiết”: sự cảm nhận của người ra đi trước tình cảm của người ở lại.
  • “bâng khuâng”: nhớ nhung, luyến tiếc, buồn vui lẫn lộn, “bồn chồn” diễn tả sự day dứt, nô nao trong lòng khiến bước đi ngập ngừng.

→ Người ra đi vô cùng lưu luyến Việt Bắc, nửa muốn đi, nửa muốn ở, bịn rịn, phân vân.

  • “áo chàm” la hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho những người dân Việt Bắc giản dị, mộc mạc, chất phác đưa tiễn người chiến sĩ về miền xuôi.
  • “phân li” tuy chia cách nhưng trong lòng vẫn luôn hướng về nhau, vẫn dành trọn vẹn tình cảm cho nhau hẹn ngày gặp lại.
  • “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”: không phải không có gì để nói với nhau mà có rất nhiều điều muốn nói vào giờ phút chia li ấy nhưng không nói thành lời. Một cái cầm tay thay cho tất cả những lời muốn nói. Phép im lặng (dấu “…”) cuối câu làm cho không gian của buổi chia tay như trùng xuống, tĩnh lặng thể hiện được nỗi buồn, quyến luyến giữa người đi và kẻ ở.

→ Không gian chia tay đầy bịn rịn.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghi luận.

-----------------------

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các em Đề thi giữa học kì I năm 2020 môn Văn 12 (Đề 4). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các em học sinh tài liệu Lý thuyết môn Địa lí lớp 12, Trắc nghiệm Tiếng Anh 12 mới, Chuyên đề Hóa học 12, Giải bài tập Sinh học 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chúc các em học tập tốt.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa kì 1 lớp 12

    Xem thêm