Đề thi hóa giữa học kì 1 lớp 11 năm 2022
Đề thi giữa học kì 1 lớp 11 môn Hóa có đáp án
Đề thi hóa giữa học kì 1 lớp 11 năm 2022 được VnDoc biên soạn là đề kiểm tra 1 tiết giữa học kì 1 hóa 11 có đáp án kèm theo giúp các bạn thuận tiện trong quá trình làm bài. Nội dung câu hỏi bám sát kiến thức đã được học. Hy vọng thông qua nội dung đề thi, bạn đọc có thể nắm chắc nội dung kiến thức.
A. Nội dung Ôn tập hóa 11 giữa học kì 1
- Đề cương ôn tập giữa kì 1 Hóa 11
- Trắc nghiệm sự điện li mức độ thông hiểu
- Bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 11 chương 1: Sự điện li
- Trắc nghiệm hóa 11 chương 2: Nitơ Amoniac Muối amoni
B. Một số đề thi giữa học kì 1 môn Hóa lớp 11 mới nhất
- Đề thi giữa kì 1 môn hóa lớp 11 năm 2022
- Đề thi giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Cừ, Bắc Ninh
C. Đề kiểm tra giữa kì 1 hóa 11
Bản quyền thuộc về VnDoc nghiêm cấm mọi hành vi sao chép vì mục đích thương mại
Thời gian làm bài: 45 phút
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố
H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S = 32, Cl = 35,5, Ca = 40, Cr - 52, De = 56, Cu = 64, Zn = 65, Ag = 108, Ba = 137
Câu 1. Cho dung gồm dung dịch X gồm: 0,02 Na+, 0,04 mol Mg2+; 0,02 mol NO3-; x mol SO42-. Giá trị của x là
A. 0,04 mol | B. 0,03 mol | C. 0,02 mol | D. 0,01 mol |
Câu 2. Bao nhiêu chất sau đây là muối axit: KHCO3, NaHSO4, Ca(HCO3)2, Na2HPO3, BaCl2, NaHS, K2HPO4
A. 4 | B. 5 | C. 7 | D. 6 |
Câu 3. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. HF | B. HNO2 | C. Al2(SO4)3 | D. CH3COOH |
Câu 4. Các ion nào sau đây không cùng tồn tại trong một dung dịch
A. Na+, NO3-, Mg2+, Cl- | B. Fe3+, NO3- Mg2+, Cl- |
C. NH4+, OH-, Fe3+, Cl- | D. H+, NH4+, SO42-, Cl- |
Câu 5. Dung dịch X có [H+] = 1.10-9 mol/l; môi trường của X là?
A. Lưỡng tính | B. Trung tính | C. Axit | D. Bazo |
Câu 6. Phương trình ion rút gọn S2- + 2H+ → H2S
A. BaS + H2SO4 (loãng) → H2S + BaSO4
B. FeS (r) + 2HCl → 2H2S + FeCl2
C. H2 + S2 → H2S
D. Na2S + 2HCl → H2S + 2NaCl
Câu 7. Trộn 400 ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch FeCl3 0,3m thu được dung dịch Y. Nồng độ ion Fe3+ trong Y là
A. 0.38M. | B. 0,22M. | C. 0,19M. | D. 0,11M. |
Câu 8. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2 | B. NaOH | C. C6H12O6 | D. HClO |
Câu 9. Khử hoàn toàn 3,2 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là bao nhiêu?
A. 3,36 gam | B. 2,24 gam | C. 4,46 gam | D. 4,48 gam |
Câu 10. Điều kiện thường nito phản ứng được với chất nào sau đây:
A. H2 | C. O2 | C. Mg | D. Li |
Câu 11. Cho dãy chất sau: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy là chất lưỡng tính
A. 3 | B. 2 | C. 4 | D. 1 |
Câu 12. Cho 24,8 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 2,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch Z là
A. 73,6 gam. | B. 82,5 gam. | C. 76,2 gam. | D. 80,2 gam. |
Câu 13. Hòa tan ba muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch chứa: 0,40 mol K+; 0,20 mol Al3+: 0,2 mol SO42- và a mol Cl-. Ba muối X, Y, Z là
A. KCl, K2SO4, AlCl3.
B. KCl, K2SO4, Al2(SO4)3.
C. KCl, AlCl3, Al2(SO4)3.
D. K2SO4, AlCl3, Al2(SO4)3.
Câu 14. Muối nào sau đây bền với nhiệt?
A. KClO3. | B. NaCl. | C. NaNO3. | D. NH4HCO3. |
Câu 15. Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết
A. Nồng độ những ion nào trong dung dịch lớn nhất.
B. Những ion nào tồn tại trong dung dịch
C. Không tồn tại phân tử trong dung dịch các chất điện li.
D. Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li.
Câu 16. Cho hỗn hợp X gồm Fe và Mg vào dung dịch HCl vừa đủ thì được 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác X tác dụng vừa đủ với 5,6 lít Clo (Đktc). Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 30% | B. 70% | C. 43% | D. 70% |
Câu 17. Để tạo độ xốp cũng như phồng cho một số loại bánh người ta sử dụng bột nở vậy muối nào dưới đây được dùng làm trong bột nở đó:
A. NaCl | B. NH4Cl | C. (NH4)2SO4 | D. NH4HCO3 |
Câu 18. Số oxi hóa của nito trong các chất: NO2, N2O, HNO3, NH3 lần lượt là:
A. +4, +1,+5, -3 | B. +4, +1,+5, +3 | C. -4, +1,+5, -3 | D. +4, -1,+5, -3 |
Câu 19. Sục từ từ V lít NH3 (đktc) vào 200 ml dung dịch AlCl3 đến khi thu được 7,4 gam kết tủa. Giá trị của V.
A. 2,24 l | B. 3,36 l | C. 1,12 l | D. 6,72 l |
Câu 20. Cho 40ml dung dịch HCl 0,75 M và 160 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M. pH dung dịch thu được là:
A. 2,5 | B. 0,96 | C.12 | D. 1 |
Câu 21. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
(2) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4
(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2
(6) Sục khí H2S tới dư vào dung dịch Pb(NO3)2
Sau phản ứng kết thúc có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa?
A. 3 | B. 5 | C. 4 | D. 2 |
Câu 22. Có 4 dung dịch không màu mất nhãn được đựng trong lọ riêng biệt: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, Na2CO3 đựng trong 4 lọ mất nhãn riêng biệt. Dùng một dung dịch thuốc thử dưới đây để phân biệt 4 lọ trên.
A. NaCl | B. NH3 | C. NaNO3 | D. Ba(OH)2 |
Câu 23. Cho các tính chất sau: 1) Hòa tan tốt trong nước, 2) Nặng hơn không khí, 3) Tác dụng với axit, 4) Làm xanh quỳ tím ẩm, 5) Khử được hiđro. Những tính chất của NH3 là:
A. 1, 4, 5.
B. 1, 2, 3.
C. 1, 3, 4.
D. 2, 4, 5.
Câu 24. Phát biểu nào sau đây về nitơ không đúng?
A. Trong tự nhiên chủ yếu tồn tại dưới dạng hợp chất.
B. Là chất khí không màu, không mùi, tan rất ít trong nước.
C. Ở điều kiện thường, khá trơ về mặt hóa học.
D. Thuộc chu kỳ 2, nhóm VA của bảng tuần hoàn.
Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 13 gam kẽm trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lít khí X (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. X là
A. NO. | B. N2O. | C. NO2. | D. N2. |
Câu 26. Hiện tượng xảy ra khi cho giấy quỳ khô vào bình đựng khí amoniac là
A. giấy quỳ chuyển sang màu đỏ.
B. giấy quỳ chuyển sang màu xanh.
C. giấy quỳ mất màu.
D. giấy quỳ không chuyển màu.
Câu 27. Axit nào dưới đây là axit 1 nấc
A. CH3COOH | B. H3PO4 | C. HClO4 | D. H2SO4 |
Câu 28. Phương trình điện li nào dưới đây đúng?
A. H2SO4 →H+ + HSO4-
B. H2CO3 → H+ + HCO3-
C.H2SO3 → 2H++ SO32-
D. Na2S → 2Na++ S2−
Câu 29. Cho 1,86 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 560ml khí N2O (đktc, sản phẩm khử duy nhất) bay ra. Khối lượng muốii nitrat tạo ra trong dung dịch là
A. 40,5 gam | B. 14,62 gam | C, 24,16 gam | D. 14,26 gam |
Câu 30. Khi bị nhiệt phân, dãy muối nitrat nào sau đây đều cho sản phẩm là oxit kim loại, khí nitơ đioxit và khí oxi?
A. Zn(NO3)2, KNO3, Pb(NO3)2.
B. Ca(NO3)2, LiNO3, KNO3.
C. Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Mg(NO3)2
D. Hg(NO3)2, AgNO3
........................Hết.....................
D. Đáp án Đề thi hóa giữa học kỳ 1 lớp 11 năm 2021
1A | 2B | 3C | 4C | 5D | 6D | 7A | 8C | 9B | 10D |
11B | 12A | 13C | 14B | 15D | 16D | 17D | 18A | 19D | 20C |
21C | 22D | 23C | 24A | 25B | 26D | 27A | 28B | 29D | 30C |
Câu 13.
Bảo toàn điện tích ⇒ a = 0,6
Xét đáp án:
Đáp án A: SO42- chỉ ở K2SO4 ⇒ K+ ở K2SO4 là 0,4 mol (đủ)
⇒ không có KCl ⇒ loại Đáp án B: Cl- chỉ có ở KCl ⇒ K+ ở KCl là 0,6 mol (dư) ⇒ loại
Đáp án C: 0,4 mol KCl; 0,2/3 mol AlCl3; 0,2/3 mol Al2(SO4)3
⇒ Chọn đáp án C
Đáp án D:
Cl- chỉ ở AlCl3 ⇒ Al3+ là 0,2 mol (đủ) ⇒ không có Al2(SO4)3 ⇒ loại
Câu 16.
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Mg + Cl2 → MgCl2
nH2 = 4,48/22,4 = 0,2 mol
nCl2 = 5,6/22,4 = 0,25 mol
Gọi a, b lần lượt là số mol của Fe và Mg
Theo đề bài ta có:
a + b = 0,2 (1)
1,5a + b = 0,25 (2)
Giải hệ phương trình (1), (2) ta được: a = b = 0,1 mol
%mMg = (0,1.24)/(0,1.24 + 0,1.56) ×100% = 30%
%Fe = 100% - 30% = 70%
Câu 21.
(1) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S
Khi sục SO2 vào dung dịch H2S thì xảy ra phản ứng
SO2 + 2H2S → 3S↓ + 2H2O
Vậy hiện tượng là dung dịch bị vẩn đục màu vàng (S).
(2) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4
Na + H2O → NaOH + 0,5H2↑
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓
=> Hiện tượng: Có khí thoát ra và có kết tủa xanh lam.
(3) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl
Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl thì có hiện tượng là: Có xuất hiện kết tủa trắng
AgNO3 + NaCl → AgCl(↓ trắng) + NaNO3
(4) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3
Dẫn NH3 vào dung dịch AlCl3 có phản ứng hóa học sau:
AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl
Vì NH3 là bazo yếu nên không thể hòa tan được hidroxit Al(OH)3
=> Hiện tượng: Có kết tủa keo trắng không tan
(5) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2
Dẫn từ từ CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2 xảy ra phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Hiện tượng quan sát được: Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
(6) Sục khí H2S tới dư vào dung dịch Pb(NO3)2
H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3
Vậy hiện tượng quan sát được là có kết tủa màu đen (PbS) xuất hiện
Câu 22.
Dùng dung dịch Ba(OH)2 để phân biệt 4 lọ trên
Có mùi khai là NH4Cl
2NH4Cl + Ba(OH)2 → BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
Có mùi khai, kèm theo kết tủa trắng (NH4)2SO4
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 2NH3 + 2H2O + BaSO4
Có kết tủa trắng là Na2CO3
Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3
Mẫu thử không phản ứng là BaCl2
Câu 29. Quá trình cho và nhận e:
Al → Al3+ + 3e
2N+5 + 8e→ N2+1(N2O)
Mg → Mg2+ + 2e
Áp dụng bảo toàn electron ta có :3x + 2y = 0,025.8 (1)
mhh = 27x + 24y = 1,86 (2)
Giải hệ phương trình (1), (2) ta có
x = 0,06
y = 0,01
⇒mAl(NO3)3 = 0,06.213 = 12,78 g
⇒mMg(NO3)2 = 0,01.148 = 1,48 g
Vậy m= 12,78 + 1,48 = 14,26 g
Câu 30.
Muối nitrat của kim loại trước Mg bị nhiệt phân thành muối nitrit + NO2 + O2.
Muối nitrat của kim loại từ Mg đến Cu bị nhiệt phân thành oxit kim loại + NO2 + O2.
Muối nitrat của kim loại sau Cu bị nhiệt phân thành kim loại + NO2 + O2.
...........................
Để có thể hoàn thành tốt nội dung đề thi giữa học kì 1 Hóa 11 bạn đọc cần nắm chắc các nội dung kiến thức, bài tập liên quan đến chương 1 Sự điện li, nội dung bài học tính chất của các axit, bazo, muối. Các dạng bài tập câu hỏi liên quan.
Hy vọng qua đề thi khảo sát này giúp củng cố, rèn luyện lại các thao tác làm bài tập. Tài liệu còn rất hữu ích với quý thầy cô trong quá trình ôn luyện cũng như ra đề cho các bạn học sinh. Mời các bạn tham khảo.
Với 30 câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng dựa trên nội dung đã được học trong chương trình hóa 11. Câu hỏi tập trung ở các dạng bài tập điện li lý thuyết và dạng bài tập tính toán, và chương 2 nội dung tập trung ở bài nito, muối.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi hóa giữa học kì 1 lớp 11 năm 2021. Để có thể nâng cao kết quả trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán 11, Chuyên đề Hóa học 11, Giải bài tập Hoá học 11. Tài liệu học tập lớp 11 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.