Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Đại Thành, Bắc Giang năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 phòng GD&ĐT Đại Thành, Bắc Giang năm 2015 - 2016 là tài liệu luyện thi học kỳ 2 lớp 6 rất hiệu quả. Đây cũng là tài liệu tham khảo môn Văn giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn tập lại kiến thức, nhằm học tập môn văn tốt hơn, đạt điểm cao trong bài thi giữa kì, thi cuối kì. Mời các bạn tham khảo.

Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 trường THCS Biên Giới, Châu Thành năm 2015 - 2016

Đề thi học kì 2 môn Toán lớp 6 phòng GD&ĐT Đại Thành, Bắc Giang năm 2015 - 2016


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN ĐẠI THÀNH

KIỂM TRA HỌC KỲ II
NĂM HỌC HỌC 2015 - 2016
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề bài gồm 01 trang)

Câu 1 (2,0 điểm):

a) Chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa biện pháp tu từ ẩn dụ và biện pháp tu từ hoán dụ.

b) Xác định hình ảnh ẩn dụ trong câu sau và cho biết tác dụng của nó trong việc diễn đạt nội dung.

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

(Viễn Phương, Viếng lăng Bác)

Câu 2 (3,0 điểm):

a) Viết tiếp những câu thơ còn thiếu trong hai khổ bài thơ "Lượm" (Tố Hữu).

Chú bé loắt choắt
..............................
Nhảy trên đường vàng.

b) Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ "Lượm" (Tố Hữu).

c) Trình bày giá trị nghệ thuật và nội dung trong hai khổ thơ trên.

d) Việc lặp lại hai khổ thơ trên ở cuối bài thơ "Lượm" (Tố Hữu) có ý nghĩa gì?

Câu 3 (5,0 điểm): Hãy miêu tả khung cảnh quê hương em vào một buổi sáng đầu xuân.

Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6

Câu 1:

a) * Mức tối đa:

Giống: ẩn dụ và hoán dụ đều là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật hiện tượng khác nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. (0,5đ)

Khác: (0,5đ)

  • Ẩn dụ: Giữa các sự vật trong ẩn dụ có mối quan hệ tương đồng.
  • Hoán dụ: Giữa các sự vật trong hoán dụ có mối quan hệ gần gũi.

* Mức chưa tối đa: (0,25- 0,75đ)

  • Học sinh mới chỉ ra được điểm giống nhau hoặc khác nhau.
  • Trình bày chưa được đầy đủ, rõ ràng...

* Không đạt: Học sinh làm sai hoặc không làm bài.

b) * Mức tối đa:

Hình ảnh ẩn dụ: hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai - Bác Hồ. (0,25đ)

Tác dụng:

  • Hình ảnh Bác hiện lên rất lớn lao, vĩ đại, trường tồn, vĩnh cửu... (0,5đ)
  • Thể hiện lòng tôn kính, biết ơn sâu sắc của nhà thơ cũng như của nhân dân ta dành cho Bác (0,25đ)

* Mức chưa tối đa: Học sinh chỉ ra được hình ảnh ẩn dụ mà chưa phân tích được tác dụng hoặc ngược lại (0,25 - 0,75đ)

* Không đạt: Xác định sai hoặc không làm bài

Câu 2:

a) * Mức tối đa: Học sinh viết lại đầy đủ, chính xác những câu thơ còn thiếu trong hai khổ thơ. (0,5đ)

* Mức chưa tối đa: Học sinh viết chưa đầy đủ, còn sai chính tả... (0,25đ)

* Không đạt: Học sinh không làm bài hoặc viết sai hoàn toàn những câu thơ còn thiếu.

b) * Mức tối đa: Trình bày được hoàn cảnh sáng tác bài thơ Lượm (Tố Hữu)

Sáng tác năm 1949, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. (0,5đ)

* Mức chưa tối đa: Học sinh chưa nêu được đầy đủ các ý như trên. (0,25đ)

* Không đạt: Làm sai hoặc không làm bài

c) * Mức tối đa: Nghệ thuật: Nhịp thơ nhanh, nhiều từ láy, so sánh... (0,5đ)

Nội dung:

  • Khắc họa hình ảnh chú bé Lượm nhanh nhẹn, vui tươi, hồn nhiên, yêu đời. (0,5đ)
  • Thể hiện tình cảm yêu mến, trân trọng của tác giả đối với chú bé Lượm. (0,5đ)

* Mức chưa tối đa: Chưa đủ ý như đã nêu trên hoặc trình bày chưa được rõ ràng. (0,25 - 1,25đ)

* Không đạt: Học sinh làm bài sai hoặc không làm bài.

d) * Mức tối đa: Chỉ ra được ý nghĩa của việc lặp lại hai khổ thơ: khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng nhà thơ, còn mãi với quê hương, đất nước. (0,5đ)

* Mức chưa tối đa: Chưa đủ ý như đã nêu trên hoặc trình bày chưa được rõ ràng. (0,25đ)

* Không đạt: Học sinh làm bài sai hoặc không làm bài.

Câu 3:

* Yêu cầu chung:

1. Về kĩ năng:

  • Biết cách làm bài văn miêu tả: miêu tả cảnh thiên nhiên (có thể kết hợp cảnh sinh hoạt).
  • Bố cục hợp lí, rõ ràng; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

2. Về nội dung: Lựa chọn được các hình ảnh tiêu biểu, sắp xếp các hình ảnh một cách hợp lý; có sự so sánh, liên tưởng, tưởng tượng, nhận xét... phù hợp làm bài viết thêm hấp dẫn.

* Các tiêu chí về nội dung (4 điểm)

Mở bài (0,5điểm)

* Mức tối đa:

  • Giới thiệu không gian, thời gian, địa điểm (quê hương, buổi sáng đầu xuân).
  • Có sáng tạo trong cách giới thiệu.

* Mức chưa tối đa: Hs biết cách dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nhưng chưa hay, còn mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.

* Không đạt: Lạc đề, mở bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có mở bài.

Thân bài (3,0 điểm)

* Mức tối đa: Miêu tả cảnh thiên nhiên (có thể kết hợp cảnh sinh hoạt của con người) theo một trình tự hợp lý. Chú trọng miêu tả các hình ảnh đặc trưng của mùa xuân, có thể là: mưa xuân lất phất; cây cối đâm chồi nảy lộc; hoa đào, hoa mai... đua nhau khoe sắc, tỏa hương...; chim chóc véo von trên cành; trẻ em khoe áo mới; mọi người đi chúc tết...

* Mức chưa tối đa: Hs trình bày được những ý cơ bản nêu trên nhưng chưa hay và chưa sâu sắc, còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ.

* Không đạt: Lạc đề, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có phần thân bài.

Kết bài (0,5 điểm)

* Mức tối đa:

  • Bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ...
  • Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc.

* Mức chưa tối đa: Nêu cảm nghĩ còn sơ sài, chưa sâu sắc.

* Không đạt: Lạc đề, kết bài không đạt yêu cầu, sai cơ bản về kiến thức hoặc không có kết bài..

* Các tiêu chí khác (1,0 điểm)

1. Hình thức: (0,5 điểm) * Mức tối đa: HS viết được một bài văn có bố cục 3 phần: MB, TB, KB; các ý được sắp xếp một cách hợp lý, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp, khoa học...

* Mức chưa tối đa: Các ý sắp xếp chưa được hợp lý, còn mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ...

* Không đạt: Không viết theo cấu trúc bài văn miêu tả, chữ viết xấu, sai quá nhiều lỗi ngữ pháp, lỗi chính tả.

2. Sáng tạo (0,5 điểm)

* Mức tối đa:

  • Có sáng tạo trong miêu tả.
  • Lời văn giàu cảm xúc.
  • Sử dụng từ ngữ có chọn lọc.
  • Vận dụng linh hoạt các yếu tố biểu cảm; liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhận xét phù hợp...

* Mức chưa tối đa: Học sinh chưa thể hiện đầy đủ các yêu cầu trên.

* Không đạt: Bài làm chưa có sự sáng tạo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 lớp 6 môn Văn Kết nối tri thức

    Xem thêm