Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử 10 năm học 2018-2019 trường THPT Cẩm Giàng

Đề thi học sinh giỏi lớp 10 môn Lịch sử có đáp án

Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử 10 năm học 2018-2019 trường THPT Cẩm Giàng gồm 5 bài tập tự luận có kèm theo đáp án giúp các em ôn luyện thật tốt môn Lịch sử 10.

Đề thi bám sát nội dung kiến thức chương trình môn Lịch sử các em đã được học, đề kèm theo đáp án giúp các em có thể tự làm bài ở nhà và chuẩn bị thật tốt cho kì thi học sinh giỏi. Mời các em tham khảo:

TRƯỜNG THPT CẨM GIÀNG

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: Lịch sử 10

Thời gian làm bài: 180 phút

Câu 1. (2,0 điểm)

Trình bày nguồn gốc, thân phận của các giai cấp trong xã hội Phương Đông cổ đại. Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội đó là gì, vì sao?

Câu 2. (1,5 điểm)

Khái niệm văn hóa Phục Hưng? Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào này?

Câu 3. (2,5 điểm)

Bằng kiến thức về các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ thứ XV- XVI, em hãy:

a. Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.

b. Hãy nêu và phân tích tác động của nó trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội?

Câu 4. (2,0 điểm)

Nêu những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc, nguyên nhân của sự chuyển biến đó?

Câu 5. (2,0 điểm)

Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV?

--------- Hết ------------

THPT CẨM GIÀNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG

NĂM HỌC 2018 - 2019

Môn: LỊCH SỬ - LỚP 10

Đáp án và thang điểm

Câu

Hướng dẫn chấm

Biểu điểm

Câu1

(2,0đ)

Trình bày nguồn gốc, thân phận của các giai cấp trong xã hội Phương Đông cổ đại. Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội đó là gì, vì sao?

a) Nguồn gốc, than phận…

- Quý tộc:

+ Là các ông Vua chuyên chế, là những người đứng đầu công xã, hệ thống quan lại quý tộc

+ Đó là tầng lớp có nhiều của cải, quyền thế, giữ các chức vụ tôn giáo…họ có cuộc sống giàu sang sung sướng.

- Nông dân công xã: + Do nhu cầu trị thủy để làm nông nghiệp những người nông dân đã gắn bó và rang buộc với nhau trong khuôn khổ của công xã nông thôn. Các thành viên của công xã được gọi là nông dân công xã.

+ Họ là lực lượng đông đảo nhất , có vai trò to lớn nhất trong sản xuất. Bị Vua và quý tộc bóc lột về tô thuế và sức lao dịch…

- Nô lệ: + Là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. họ có nguồn gốc từ tù binh bị bắt trong các cuộc chiến tranh hay từ những nông dân nghèo không trả được nợ.

+ Họ chuyên làm những công việc nặng nhọc và hầu hạ tầng lớp quý tộc.

0,5

0,5

0,5

b, Quan hệ bóc lột chủ yếu trong xã hội cổ đại phương Đông là qua hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã.

0,25

Có quan hệ bóc lộtđó vì: Do đặc thù kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên nông dân công xã là đối tượng bóc lột chính trong xã hội đó. Họ là lực lượng sản xuất chính trong nông nghiệp, do đó họ cũng quyết định sự thịnh suy của cả nước.

0,25

Câu 2

(1,5đ)

Khái niệm văn hóa Phục Hưng? Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của phong trào này?

Khái niệm

- Văn hóa Phục Hưng là phong trào đấu tranh do giai cấp tư sản tiến hành để chống lại chế độ phong kiến.Trong đó họ mong muốn khôi phục lại những tinh hoa văn hóa sáng lạn của thời cổ đại Hi Lạp- Rooma.

0,5

* Nguyên nhân bùng nổ:

- Giai cấp tư sản mới ra đời, có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương ứng. Những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu, nhận thức được bản chất của thế giới.

- Giáo lí Ki-tô mang nặng những quan điểm lỗi thời của xã hội phong kiến kìm hãm sự phát triển của giai cấp tư sản.

- Giai cấp tư sản một mặt muốn khôi phục lại văn hóa cổ đại Hi Lạp, Rô-ma, mặt khác cũng muốn góp phần xây dựng một nền văn hóa mới, đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kĩ thuật.

0,25

0,25

0,5

Câu 3

(2,5đ)

Bằng kiến thức về các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ thứ XV- XVI, em hãy:

a. Trình bày nguyên nhân, điều kiện dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí.

b. Hãy nêu và phân tích tác động của nó trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, chính trị - xã hội?

a) Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí

- Nguyên nhân:

+ Từ thế kỉ XV, nền kinh tế của Châu Âu phát triển mạnh me. Nhu cầu về thị trường và nguyên liệu ngày càng tăng

+ Con đường giao lưu từ Trung Á sang Địa Trung Hải đã bị người Arap chặn lại đòi hỏi phải có một con đường mới để sang phương Đông

0,25

0,25

0,25

0,25

- Điều kiện:

+Các tiến bộ kĩ thuật vào thời điểm đó đã nhiều: hiểu biết về đại dương, trái đất…

+ Kĩ thuật đóng tàu thuyền đạt trình độ cao, có thể đóng những con tàu có trọng tải lớn đi biển được nhiều ngày…

b) Tác động

- Có tác động tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế, văn hóa, chính trị- xã hội.

0,25

- Kinh tế: Thị trường được mở rộng, hang hải quốc tế được phát triển. Thúc đẩy quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ da đen.

0,50

- Chính trị- xã hội: + Thúc đẩy quá trình tan rã của CĐPK làm tiền đề cho sự xuất hiện của CNTB ở Châu Âu. Đồng thời thúc đẩy quá trình cướp bóc thuộc địa.

0,25

- Văn hóa- KHKT: khẳng định trái đất hình cầu, mở ra những con đường mới, những hiểu biết mới, những con đường mới. Tăng cường sự giao lưu nề văn hóa giữa các châu lục.

0,25

Câu 4

(2,0đ)

Nêu những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội ở nước ta dưới thời Bắc thuộc, nguyên nhân của sự chuyển biến đó?

Những chuyển biến …

*Kinh tế:

- Trong nông nghiệp

+ công cụ bằng sắt được sử dụng ngày càng phổ biến

+ Diện tích khai hoang được mở rộng

+ Các công trình thủy lợi được mở mang, nhờ vậy năng suất lúa được tang cao hơn trước.

- Trong thủ công nghiệp- thương mại:

+ Kĩ thuật rèn sắt phát triển hơn truóc

+ việc khai thác vàng bạc châu báu được đẩy mạnh hơn trước, đồ trang sức bằng vàng bạc, ngọc được gia công tinh xả

+ Một số nghề thủ công mới xuất hiện. Nhiều đường giao thong thủy bộ, nối liền các quận huyện được hình thành.

0,5

* Văn hóa:

+ Nhân dân ta không bị đồng hóa. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục tập quán của người Việt vẫn được lưu truyền, duy trì.

+ Một mặt, nhân dân ta tiếp thu những yếu tố tiến bộ của văn hóa hán như: Chữ viết, văn tự, nho giáo...

+ Mặt khác, người Việt vẫn lưu truyền các phong tục, tập quán cổ xưa như ăn trầu, nhuộm răng, tổ chức các lễ hội, ma chay, cưới hỏi.

0,5

* Xã hội: Chính sách đô hộ của phong kiến phương Bác đã làm nảy sinh mâu thuẫn gay gắt giữa toàn thể dân tộc ta với chính quyền đô hộ, đây là nguyên nhân làm bùng phát hàng trăm cuộc đấu tranh chống chính quyền đô hộ.

* Nguyên nhân của những chuyển biến trên:

+ Mặc dù pk phương Bắc tăng cường việc cai trị nhưng kết quả là không khống chế nổi các xóm làng của người Việt . Làng xóm trở thành nơi xuất phát của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

+ Đồng thời với ý thức tự tôn dân tộc người Việt luôn có ý thức bảo tồn văn hóa và không ngừng vươn lên đấu tranh.

0,5

0,5

Câu 5

(2,0đ)

Bộ máy nhà nước phong kiến được xây dựng, phát triển và hoàn chỉnh như thế nào ở nước ta trong các thế kỉ X - XV?

- Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê: Nhà nước quân chủ bước đầu được xây dựng...

0,25

- Thời Lý, Trần, Hồ; chính quyền trung ương được tổ chức ngày càng chặt chẽ. Vua đứng đầu nhà nước quyết định mọi việc quan trọng. Giúp vua có Tể tướng và một số đại thần...Cả nước chia thành nhiều lộ, trấn; tiếp đó là phủ, huyện, châu, xã...

0,50

- Thời Lê Sơ:

VnDoc xin giới thiệu tới các em Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Lịch sử 10 năm học 2018-2019 trường THPT Cẩm Giàng có kèm theo đáp án. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập và đạt kết quả cao. Mời các em tham khảo thêm các tài liệu hay khác tại mục Tài liệu học tập lớp 10 do VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Thi học sinh giỏi lớp 10

    Xem thêm