Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 6 huyện Mai Sơn, Sơn La năm học 2014 - 2015

Đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Địa lý lớp 6

Đề thi học sinh giỏi môn Địa lý lớp 6 huyện Mai Sơn, Sơn La năm học 2014 - 2015 giúp các em học sinh lớp 6 đang trong quá trình ôn thi học sinh giỏi củng cố lại kiến thức, nâng cao kỹ năng giải đề thi, biết cách sắp xếp, phân bổ thời gian làm bài thi hợp lý để đạt được thành tích cao.

UBND HUYỆN MAI SƠN

PHÒNG GD&ĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐỀ THI GIAO LƯU HSG LỚP 6 - CẤP THCS NĂM HỌC 2014 – 2015

Môn: Địa lí - Ngày thi: 11/5/2015

(Thời gian: 90 phút, không kể thời gian giao đề)

A. PHẦN THI CHUNG CHO CẢ HAI BẢNG A VÀ B.

Câu 1: (2,5 điểm)

Muốn xác định phương hướng trên bản đồ ta phải làm gì?

Câu 2: (2 điểm)

Vì sao có hiện tượng các mùa nóng lạnh khác nhau trên Trái Đất?

Câu 3: (2 điểm)

Đất là gì? Trình bày đặc điểm 2 thành phần chính của đất?

Câu 4: (3 điểm)

Trình bày đặc điểm cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất? Nêu rõ vai trò của nó đối với hoạt động sống của con người?

Câu 5: (3 điểm)

Trên Trái Đất có bao nhiêu đới khí hậu, đó là những đới nào? Trình bày giới hạn, đặc điểm khí hậu của đới nóng? Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào?

B. PHẦN THI RIÊNG CHO TỪNG BẢNG.

I. Câu hỏi dành cho thí sinh bảng A.

Câu 6: (3 điểm)

Hãy trình bày khái quát hệ quả các chuyển động của Trái Đất?

Câu 7: (3 điểm)

Thế nào là nội lực, ngoại lực, hãy nêu tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?

Câu 8: (2 điểm)

Khoảng cách từ thành phố A đến thành phố B là 120km. Trên một bản đồ Việt Nam, khoảng cách đó đo được giữa hai thành phố là 20cm. Vậy bản đồ đó có tỉ lệ là bao nhiêu?

II. Câu hỏi dành cho thí sinh bảng B.

Câu 6: (2 điểm)

Con người đã tác động như thế nào đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

Câu 7: (2 điểm)

Cho bảng số liệu sau:

Thời gian

Nhiệt độ không khí

5 giờ

20oC

13 giờ

24oC

21 giờ

22oC

Hãy tính nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó tại Hà Nội và nêu cách tính?

Câu 8: (4 điểm)

Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu?

------------------------------ Hết -----------------------------

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Đáp án đề thi giao lưu học sinh giỏi môn Địa lý lớp 6

A. Phần chung cho cả thí sinh ở hai bảng.

Câu 1: (2 điểm)

  • Muốn xác định phương hướng trên bản đồ phải dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. (0,5 điểm)
  • Đầu trên của kinh tuyến là hướng bắc, đầu phía dưới là hướng nam. (0,5 điểm)
  • Đầu phía bên phải của vĩ tuyến là hướng đông, đầu phía bên trái là hướng tây. (0,5 điểm)
  • Nếu bản đồ không vẽ kinh tuyến và vĩ tuyến ta phải dựa vào mũi tên chỉ hướng bắc sau đó xác định các hướng còn lại theo quy ước. (0,5 điểm)

Câu 2: (2 điểm)

  • Khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái Đất có độ nghiêng không đổi và luôn hướng về một phía nên hai nửa cầu Bắc và Nam luân phiên nhau ngả về phía Mặt Trời. (1 điểm)
  • Thời gian nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì có góc chiếu lớn, nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt là mùa nóng ở nửa cầu đó. (0,5 điểm)
  • Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời thì có góc chiếu nhỏ, nhận được ít ánh sáng và nhiệt là mùa lạnh ở nửa cầu đó. (0,5 điểm)

Câu 3: (2 điểm)

  • Lớp đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa. (0,5 điểm)
  • Hai thành phần chính của đất là:
    • Thành phần khoáng:
      • Chiếm phần lớn trọng lượng của đất. (0,25 điểm)
      • Gồm những hạt khoáng có màu sắc loang lổ và kích thước to nhỏ khác nhau. (0,5 điểm)
    • Thành phần hữu cơ:
      • Chiếm một tỉ lệ nhỏ. (0,25 điểm)
      • Tồn tại chủ yếu trong tầng trên cùng của lớp đất. Chất hữu cơ tạo thành chất mùn có màu đen hoặc xám thẫm. (0,5 điểm)

Câu 4: (3 điểm)

  • Cấu tạo Lớp vỏ Trái Đất
    • Là lớp vỏ cứng, mỏng (độ dày dao động từ 5 km ở đại dương đến 70 km ở lục địa) chiếm 1% thể tích và 15% khối lượng của Trái Đất. (1 điểm)
  • Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao nhưng tối đa chỉ tới 10000C
    • Vỏ Trái Đất được cấu tạo do một địa mảng nằm kề nhau, các địa mảng này có bộ phận lồi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo, còn bộ phận trũng thấp nước bao phủ là đại dương. (1 điểm)
  • Vai trò: đối với đời sống và hoạt động của con người là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như: không khí, nước, sinh vật và là nơi sinh sống hoạt động của xã hội loài người. (1 điểm)

Câu 5: (3 điểm)

  • Trên Trái Đất có 5 đới khí hậu: đó là đới nóng (nhiệt đới) hai đới hàn đới (ôn hoà) hai đới lạnh (hàn đới). (0,5 điểm)
  • Giới hạn và đặc điểm: từ chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam. (0,5 điểm)
  • Đặc điểm: Quanh năm góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn, thời gian chiếu sáng chênh nhau ít, lượng nhiệt nhận được trong năm lớn. (0,5 điểm)
  • Gió thường xuyên thổi trong khu vực này là gió Tín phong. (0,5 điểm)
  • Lượng mưa Tb từ 1000 - 2000 mm. (0,5 điểm)
  • Việt Nam nằm trong đới nóng (Nhiệt đới) (0,5 điểm)

B. Phần thi riêng cho từng bảng (8 điểm)

I. Phần dành riêng cho thí sinh bảng A

Câu 6: (3 điểm)

  • Trái Đất cùng một lúc có hai vận động là chuyển động tự quay quanh trục và chuyển động quanh Mặt Trời (1 điểm)
  • Hệ quả của các chuyển động :
    • Vận động tự quay: Hiện tượng ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng, ở khắp mọi nơi sự lệch hướng chuyển động của các vật thể. (1 điểm)
    • Chuyển động quanh Mặt Trời: Hiện tượng các mùa và hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa. (1 điểm)

Câu 7: (3 điểm)

  • Nội lực là: những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, có tác động nén ép vào các lớp đá làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy hay đẩy các vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa hoặc động đất. (1 điểm)
    • Tác động đến địa hình: có nơi được nâng cao hình thành các dãy núi, có nơi bị hạ thấp... làm cho địa hình gồ ghề. (0,5 điểm)
  • Ngoại lực là: lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất, chủ yếu gồm có hai quá trình: quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực (do gió, nước chảy). (1 điểm)
    • Tác động của nhiệt độ, gió, mưa, nước chảy... nên bề mặt của địa hình bị bào mòn, hạ thấp.... (0,5 điểm)

Câu 8: (2 điểm)

Khoảng cách từ thành phố A đến thành phố B là:

- Đổi 120km = 12.000.000cm. (0,5 điểm)

- 12.000.000cm : 20cm = 600.000 (1 điểm)

=> Vậy tỉ lệ bản đồ đó là : 1: 600.000 (0,5 điểm)

II. Phần dành riêng cho thí sinh bảng B

Câu 6: (2 điểm)

  • Tác động tích cực: con người đã mở rộng phạm vi phân bố của thực vật và động vật bằng cách mang các giống cây trồng vật nuôi từ nơi này đến nơi khác. (1 điểm)
  • Tác động tiêu cực: con người đã thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật, việc khai thác rừng bừa bãi làm cho nhiều loài thực, động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác. (1 điểm)

Câu 7: 2 điểm)

  • Nhiệt độ Tb ngày của Hà Nội là (20 + 24 + 22) : 3 = 220C (1 điểm)
  • Cách tính nhiệt độ trung bình ngày: cộng nhiệt độ của 3 thời điểm đã đo, sau đó chia cho 3. (1 điểm)

Câu 8: (4 điểm)

  • Lớp vỏ khí được chia thành ba tầng (0,25 điểm)
    • Tầng đối lưu (0,25 điểm)
    • Tầng bình lưu (0,25 điểm)
    • Các tầng cao của khí quyển (0,25 điểm)
  • Tầng đối lưu là tầng quan trọng nhất (0,5 điểm)
  • Vị trí: 0 – 16km là tầng sát mặt đất (0,5 điểm)
  • Đặc điểm:
    • Tập trung 90% không khí của khí quyển, không khí càng lên cao càng loãng (1 điểm)
    • Luôn có sự chuyển động của không khí theo chiều thẳng đứng. (0,5 điểm)
    • Trung bình, cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ lại giảm 0,60C. (0,5 điểm)
    • Là nơi sinh ra tất cả các hiện tượng như: mây, mưa, sấm, chớp…(0,5 điểm)
Đánh giá bài viết
9 9.591
Sắp xếp theo

Thi học sinh giỏi lớp 6

Xem thêm