Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn GDCD

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Nội dung tài liệu gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm, thời gian làm bài 50 phút, đề thi có đáp án. Mời các bạn học sinh thử sức.

Câu 81: Khi người sản xuất phân phối lại các yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác là biểu hiện tác động nào của quy luật giá trị?

A. Phân phối lại sản phẩm.

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.

D. Phân hóa người sản xuất.

Câu 82: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức

A. sử dụng pháp luật.

B. tuân thủ pháp luật.

C. thi hành pháp luật.

D. áp dụng pháp luật.

Câu 83: Sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thuộc khái niệm nào dưới đây?

A. Hợp đồng lao động.

B. Quyền lao động.

C. Nguyên tắc lao động.

D. Quan hệ lao động.

Câu 84: Thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân?

A. Kinh tế nhà nước.

B. Kinh tế tập thể.

C. Kinh tế tư nhân.

D. Kinh tế tư bản nhà nước.

Câu 85: Việc cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người vi phạm giao thông là thể hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính chủ động tham gia quản lí nhà nước.

Câu 86: Bình đẳng trong kinh doanh không thể hiện ở hành vi nào dưới đây?

A. Lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh.

B. Lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

C. Thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh.

D. Tìm mọi cách để thu lợi nhuận trong kinh doanh.

Câu 87: Hoạt động nào dưới đây không phải là hoạt động tôn giáo?

A. Thờ cúng tổ tiên.

B. Hát thánh ca tại nhà thờ.

C. Đi lễ chùa ngày rằm.

D. Tổ chức ngày Lễ Phật đản.

Câu 88: Toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào trong quá trình sản xuất là

A. đối tượng lao động.

B. cách thức lao động.

C. sức lao động.

D. lao động.

Câu 89: Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động dựa trên sự phát triển của công nghiệp

A. bán lẻ.

B. cơ khí.

C. tiện ích.

D. năng lượng.

Câu 90: Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong

A. tập thể.

B. dòng tộc.

C. cộng đồng.

D. gia đình.

Câu 91: Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của

A. chính quyền địa phương.

B. tổ chức tôn giáo.

C. pháp luật.

D. giáo hội.

Câu 92: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong

A. tiêu dùng, tích lũy hàng hóa .

B. sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

C. tiêu dùng và triệt tiêu hàng hóa.

D. sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.

Câu 93: Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và

A. khả năng chi phí xác định.

B. quá trình sản xuất xác định.

C. thu nhập xác định.

D. nhu cầu sản xuất.

Câu 94: Pháp luật vừa mang bản chất giai cấp, vừa mang bản chất

A. chế độ.

B. chính trị.

C. kinh tế.

D. xã hội.

Câu 95: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng

A. ý chí nhà nước.

B. quyền lực nhà nước.

C. quyền lợi nhà nước.

D. trách nhiệm nhà nước.

Câu 96: Trường hợp nào dưới đây thể hiện hình thức áp dụng pháp luật?

A. Công dân tham gia bầu cử Đại biểu Quốc hội.

B. Người kinh doanh nộp thuế theo quy định pháp luật.

C. Cảnh sát giao thông xử phạt người vi phạm pháp luật.

D. Người điều khiển xe máy phải đội mũ bảo hiểm theo quy định pháp luật.

Câu 97: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số, thiểu số, trình độ văn hóa đều có đại biểu của mình trong hệ thống các cơ quan nhà nước là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc về

A. xã hội.

B. văn hóa.

C. kinh tế.

D. chính trị.

Câu 98: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các

A. quy tắc quản lí nhà nước.

B. quy tắc quản lí xã hội.

C. quan hệ tài sản.

D. quan hệ lao động công vụ.

Câu 99: Thành phần nào dưới đây không thuộc tư liệu lao động?

A. Công cụ lao động.

B. Đối tượng lao động.

C. Kết cấu hạ tầng sản xuất.

D. Hệ thống bình chứa.

Câu 100: Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời

A. bổn phận công dân.

B. nghĩa vụ công dân.

C. lợi ích của công dân.

D. nhiệm vụ của công dân.

Câu 101: Hợp tác xã rau sạch Kim Anh thường xuyên cung cấp rau sạch cho các đại lí và siêu thị trên thị trường. Hợp tác xã Kim Anh thuộc thành phần kinh tế nào dưới đây?

A. Tư bản nhà nước.

B. Nhà nước.

C. Tư nhân.

D. Tập thể.

Câu 102: Chị L ép buộc chồng mình là anh X không được theo Đạo Thiên chúa. Chị L vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

A. hỗ trợ.

B. tài sản.

C. việc làm.

D. nhân thân.

Câu 103: Anh D học xong lớp 12 (19 tuổi), đã nộp hồ sơ đăng kí kinh doanh mặt hàng nông sản. Nhưng bị ông T trưởng phòng đăng kí kinh doanh không xét hồ sơ, vì sợ anh D sẽ cạnh tranh với con trai của mình là anh G cũng đang kinh doanh mặt hàng nông sản. Thấy con trai mình không được ông T xét hồ sơ kinh doanh, ông P là bố anh D đã tung tin anh G bán hàng kém chất lượng, làm ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng. Để trả thù ông T, anh D cũng tung tin anh G bị nhiễm HIV làm mọi người xa lánh anh G. Vì thế, anh G suy nghĩ nhiều nên sức khỏe bị giảm sút, phải đi điều trị dài ngày. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Ông T và ông P.

B. Ông T, anh G và ông P.

C. Ông T và anh G.

D. Ông T, anh D và ông P.

Câu 104: Ông D là chủ cửa hàng kinh doanh điện tử. Ông đã chủ động nộp thuế theo quy định pháp luật. Hành động của ông D thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 105: Anh L đi xe máy không đội mũ bảo hiểm nên cảnh sát giao thông huyện X ra quyết định xử phạt hành chính. Cảnh sát giao thông đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuyên truyền pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.

D. Áp dụng pháp luật.

Câu 106: Thấy bạn mình là Q đã bỏ học từ năm lớp 7, đi làm cho các quán ăn ở Hà Nội có thu nhập cao. Bởi vậy, K đang học lớp 8 (14 tuổi) đã chủ động nghỉ học để đi làm. Bố mẹ K đã khuyên con mình không nên đi làm ở Hà Nội vì ở địa phương cũng đang có rất nhiều công ti tìm công nhân làm thời vụ. Nghe lời bố mẹ, K đã đến tìm việc làm tại công ti Y và được Giám đốc M nhận vào làm với mức lương thỏa thuận. Những ai dưới đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong thực hiện quyền lao động?

A. K và Giám đốc M.

B. Bố mẹ K và Giám đốc M.

C. K, bố mẹ K và Giám đốc M.

D. Bố mẹ K và K.

Câu 107: Chị H là nhân viên kinh doanh và ông L là Phó Chủ tịch huyện X bị cảnh sát giao thông phạt hành chính vì đi xe máy không đội mũ bảo hiểm. Trong trường hợp này, cảnh sát giao thông đã thực hiện bình đẳng về trách nhiệm

A. hình sự.

B. dân sự.

C. kỉ luật.

D. pháp lí.

Câu 108: Ông S là Giám đốc công ti L tự ý lấy xe công vụ của cơ quan đi lễ chùa. Khi đang lưu thông trên đường thì xe của ông va chạm với xe chở hoa của bà M đang dừng khi có đèn đỏ. Kiểm tra thấy xe ô tô bị xây sát, ông S đã lớn tiếng quát tháo, xô đổ xe của bà M làm vỡ yếm và gương xe. Thấy vậy, anh G và anh D là bảo vệ ngân hàng gần đó chạy ra xem. Quá bức xúc về hành vi của ông S, anh G đã cầm gạch đập vỡ kính xe ô tô của ông S. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm kỉ luật, vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

A. Ông S, anh G và anh D.

B. Ông S và anh G.

C. Ông S và bà M.

D. Ông S, bà M và anh G.

Câu 109: Sau mưa lũ, thấy mặt hàng rau củ trên thị trường khan hiếm, anh D đã chủ động nhập rất nhiều rau củ từ địa phương khác về để bán và thu được nhiều lợi nhuận. Anh D đã vận dụng chức năng nào dưới đây của thị trường?

A. Quản lí.

B. Dự báo.

C. Thông tin.

D. Thực hiện.

Câu 110: Ông K nuôi gà bán lấy tiền rồi dùng tiền đó mua sách vở cho con. Ông K vận dụng chức năng nào dưới đây của tiền tệ?

A. Phương tiện lưu thông.

B. Phương tiện thanh toán.

C. Tiền tệ thế giới.

D. Thước đo giá trị.

Câu 111: Trong giờ làm việc, anh Q và anh H đi ăn sáng. Anh Q và anh H cùng điều khiển xe máy đi ngược đường một chiều và va chạm với xe đạp của chị N làm chị bị ngã. Thấy anh H và anh Q không dựng xe cho chị N mà còn quát nạt chị, ông P là xe ôm gần đó ra can ngăn nhưng anh Q và anh H không dừng lại mà còn xúc phạm ông P. Quá bức xúc, ông P đã đánh anh Q và anh H. Những ai dưới đây vừa vi phạm kỉ luật, vừa vi phạm hành chính?

A. Chị N và ông P.

B. Anh Q, anh H và chị N.

C. Anh Q và anh H.

D. Anh Q, anh H và ông P.

Câu 112: Trên đường chở mẹ và chị gái ra ga cho kịp giờ tàu chạy, xe máy do anh H điểu khiển đã va chạm và làm đổ biển quảng cáo do nhà bà T dựng dưới lòng đường. Em bà T là ông S xông lại đánh anh H bị thương nặng phải đi cấp cứu. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm hành chính?

A. Bà T và ông S.

B. Anh H, bà T và ông S.

C. Anh H và bà T.

D. Anh H và ông S.

Câu 113: Bà T mua vàng để tích trữ khi nhận thấy giá vàng trong nước đang giảm mạnh. Bà T đã vận dụng quan hệ cung - cầu ở nội dung nào dưới đây?

A. Giá cả triệt tiêu cung - cầu.

B. Cung - cầu độc lập với giá cả.

C. Cung - cầu tồn tại khách quan với giá cả.

D. Giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.

Câu 114: Do bất đồng quan điểm sống, anh T đã nhiều lần đánh vợ mình là chị X nên chị đã viết đơn li hôn gửi Tòa án nhân dân. Chị gái của chị X là chị M vì thương em nên đã bôi nhọ danh dự anh T trên mạng xã hội khiến uy tín của anh ở cơ quan bị ảnh hưởng. Bà Q là mẹ ruột của anh T biết chuyện liền đuổi chị X ra khỏi nhà mình. Bà Q còn gọi điện cho bố mẹ chị X để lăng mạ, xúc phạm gia đình thông gia. Những ai sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?

A. Anh T và chị M.

B. Anh T và bà Q.

C. Anh T, bà Q và chị M.

D. Chị X, anh T và chị M.

Câu 115: Gia đình bà H xây nhà và để nguyên vật liệu lấn chiếm lòng lề đường. Thấy vậy bà T đã làm đơn tố cáo bà H lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường. Biết bà T là người đứng đơn tố cáo mình, bà H cùng con trai là anh K tự ý xông vào nhà bà T đập phá đồ đạc. Thấy nhà mình bị đập phá, con trai bà T là anh G cầm tuýp sắt đánh bà H trấn thương sọ não. Anh K giật được tuýp sắt và đánh anh G gãy tay. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Bà H, anh K và anh G.

B. Bà H, bà T và anh G.

C. Anh K và bà T.

D. Anh K, anh G và bà T.

Câu 116: Do trời mưa to nên khi sang đường, xe tải do anh V điều khiển đã lao vào xe máy của ông G đang chở bà Y, khiến hai ông bà bị thương. Anh S là chủ doanh nghiệp nơi anh V làm công nhân, sợ ảnh hưởng đến tiến độ công trình của mình nên anh S đưa cho cán bộ công an M số tiền là 20 triệu đồng để được lấy xe về sớm. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh V, anh S và công an M.

B. Anh V và công an M.

C. Anh V, ông G và anh S.

D. Anh S và công an M.

Câu 117: Khi thi công tuyến đường liên thôn, công ti S đã làm đổ tường rào của một số hộ dân. Công ti S đã khắc phục xây mới theo quy định của pháp luật. Việc làm của công ti S thể hiện pháp luật có vai trò nào dưới đây?

A. Là công cụ để công dân bảo vệ mọi quyền và lợi ích của mình.

B. Là phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

C. Là công cụ thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền.

D. Là phương tiện để nhà nước quản lí đời sống chính trị.

Câu 118: Khi thấy nhu cầu về gà thịt ở thành phố tăng cao, chị G đã cùng chồng chở gà ra thành phố bán và thu được nhiều lợi nhuận. Chị G đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

A. Phân hóa giàu - nghèo.

B. Phân hóa nền kinh tế.

C. Điều tiết sản xuất hàng hóa.

D. Điều tiết lưu thông hàng hóa.

Câu 119: Nhà hàng F đã tự ý kinh doanh thêm dịch vụ massage, trong khi chỉ đăng kí kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhà hàng F đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.

B. Tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.

C. Tự chủ kinh doanh.

D. Mở rộng thị trường.

Câu 120: Chị Y (16 tuổi) đến Ủy ban nhân dân xã K để đăng kí kết hôn. Cán bộ tư pháp xã K đã giải thích rằng mọi công dân Việt Nam khi đăng kí kết hôn phải từ đủ 18 tuổi trở lên đối với nữ và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam. Sau đó, cán bộ tư pháp xã K không làm thủ tục đăng kí kết hôn cho chị Y. Cán bộ tư pháp xã K đã sử dụng đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính quy phạm phổ biến.

B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

C. Tính xác định chặt chẽ về mặt nội dung.

D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

Đáp án Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD

Câu

101

81

C

82

C

83

A

84

A

85

A

86

D

87

A

88

C

89

B

90

D

91

C

92

B

93

C

94

D

95

B

96

C

97

D

98

C

99

B

100

B

101

D

102

D

103

A

104

B

105

D

106

B

107

D

108

B

109

C

110

A

111

C

112

C

113

D

114

B

115

A

116

A

117

B

118

D

119

A

120

A

Để có kết quả thi THPT Quốc gia tốt hơn, VnDoc mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây:

-------------------------------

Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi thử THPT Quốc gia môn GDCD năm 2019 Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt uốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 1.411
Sắp xếp theo

Thi THPT Quốc Gia môn GDCD

Xem thêm