Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2016 môn Hóa học

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp (Lần 1) được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là đề thi thử hữu ích giúp các bạn luyện tập và củng cố kiến thức môn Hóa, từ đó, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học lần 1 năm 2016 trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh

SỞ GD&ĐT ĐỒNG THÁP

TRƯỜNG THPT CHUYÊN

NGUYỄN QUANG DIÊU

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 (2015 - 2016)

MÔN: HÓA HỌC

Ngày thi: 27/3/2016

Thời gian làm bài: 90 phút;

(50 câu trắc nghiệm)

Mã đề thi 132

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52;
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137.

Câu 1: Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một ứng với công thức phân tử C4H11N là:

A. 3. B. 8. C. 5. D. 4.

Câu 2: Este tham gia phản ứng tráng gương là:

A. axit fomic. B. metyl axetat. C. axit axetic. D. etyl fomat.

Câu 3: Xà phòng hóa hoàn toàn 17,76 gam CH3COOCH3 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 23,52. B. 3,4. C. 19,68. D. 14,4.

Câu 4: Các oxit của crom: (a) Cr2O3, (b) CrO, (c)CrO3. Sắp xếp theo thứ tự oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính là:

A. b, a, c. B. c, b, a. C. c, a, b. D. a, b, c.

Câu 5: Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là:

A. alanin. B. lysin. C. valin. D. glyxin.

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 29,7 gam hỗn hợp gồm Na và Ba (tỉ lệ mol 1:2) bằng nước dư, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là:

A. 6,72. B. 3,36. C. 5,6. D. 4,48.

Câu 7: Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Trong phương trình hóa học trên khi hệ số của Cu là 3 thì hệ số của HNO3 là:

A. 6. B. 8. C. 4. D. 10

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn 3,2 gam Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư, thu được V lít SO2 đo đktc (là sản phẩm khử duy nhất của S+6). Giá trị của V gần nhất là:

A. 1,18. B. 1,21. C. 1,11. D. 2,24.

Câu 9: Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hoàn toàn hỗn hợp rắn còn lại là:

A. Cu, FeO,MgO. B. Cu, Fe, Mg.
C. CuO, Fe, MgO. D. Cu, Fe, MgO.

Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam Al trong khí oxi dư, thu được m gam Al2O3. Giá trị của m là:

A. 16. B. 10,2. C. 20,4. D. 40,8.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa năm 2016

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 1

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 2

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 3

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học - Số 5

1. D

2. D

3. A

4. B

5. D

6. C

7. B

8. C

9. D

10. B

11. D

12. A

13. D

14. B

15. B

16. D

17. A

18. D

19. C

20. B

21. D

22. C

23. C

24. C

25. C

26. A

27. B

28. D

29. D

30. D

31. D

32. B

33. B

34. B

35. A

36. A

37. A

38. A

39. A

40. C

41. B

42. A

43. C

44. A

45. C

46. A

47. C

48. C

49. D

50. B

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 12 - Giải Hoá 12

    Xem thêm