Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Phú Xuân, Đắk Lắk

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Phú Xuân, Đắk Lắk được VnDoc.com sưu tầm và đăng tải, là đề thi thử THPT Quốc gia, luyện thi Đại học, Cao đẳng 2016 hữu ích dành cho các bạn học sinh, mời các bạn tham khảo.

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Chuyên Đại học Vinh (Lần 3)

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2016 môn Hóa học trường THPT Chuyên Biên Hòa, Hà Nam

TRƯỜNG THPT PHÚ XUÂN ĐAKLAK

--------------------

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Đề thi có 4 trang)

KÌ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2016

Môn: Hóa Học

Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề

-------------------------------

Mã đề thi 711

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; Ca = 40; Cr = 52;

Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Sr = 88; Ag=108; Ba = 137.

Câu 1: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016 trường THPT Phú Xuân, Đắk Lắk

Câu 2: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s2. Số hiệu nguyên tử của X là

A. 14. B. 15. C. 12. D. 27.

Câu 3:Dung dịch chất nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím?

A. Lysin (axit 2,6 - điaminohexanoic)

B. Axit glutamic

C. Axit aminoaxetic (glyxin)

D. Xôđa (natricacbonat)

Câu 4: Trong các ion sau đây, ion nào có tính oxi hóa mạnh nhất?

A. Ca2+. B. Au3+. C. Ag+. D. Zn2+.

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 2,24 gam Fe bằng lượng dư dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,15. B. 0,12. C. 0,25. D. 0,10.

Câu 6: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?

A. CuSO4. B. ZnCl2. C. FeCl3. D. AgNO3.

Câu 7: Quặng hematit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

A. Fe. B. Na. C. Mg. D. Cu.

Câu 8: Oxit nào sau đây là oxit axit?

A. CaO. B. SO3. C. Na2O. D. MgO.

Câu 9: Phương pháp chung để điều chế các kim loại K, Ba, Al trong công nghiệp là

A. điện phân dung dịch. B. nhiệt luyện.

C. thủy luyện. D. điện phân nóng chảy.

Câu 10: Chất A vừa tác dụng với dd NaOH, vừa tác dụng với dd nước Br2 tạo kết tủa trắng. A là

A. Anilin B. Phenol C. Glixerol D. Glyxin

Câu 11: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước?

A. K. B. Na. C. Ba. D. Be.

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam Al trong khí Cl2 dư, thu được 5,34 gam AlCl3. Giá trị của m là

A. 1,08. B. 2,80. C. 1,12. D. 0,56.

Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là

A. 2,24. B. 3,36. C. 1,12. D. 4,48.

Câu 14: Khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 bằng CO dư ở nhiệt độ cao. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là

A. 3,36 gam. B. 2,52 gam. C. 1,68 gam. D. 1,44 gam.

Câu 15: Cho 0,3 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 0,28 lít H­2 (đktc). Kim loại đó là

A. Ba. B. Mg. C. Ca. D. Sr.

(Còn tiếp)

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Hóa học năm 2016

1

A

11

D

21

B

31

A

41

D

2

C

12

A

22

C

32

A

42

D

3

C

13

A

23

B

33

B

43

A

4

B

14

A

24

A

34

C

44

C

5

B

15

B

25

D

35

C

45

C

6

B

16

D

26

A

36

B

46

B

7

A

17

D

27

D

37

C

47

B

8

B

18

D

28

A

38

D

48

A

9

D

19

C

29

D

39

C

49

D

10

B

20

D

30

C

40

C

50

C

Đánh giá bài viết
1 399
Sắp xếp theo

    Môn Hóa khối B

    Xem thêm